11/23/2024 04:32:07 pm

Cách trị nhức đầu bằng trà thảo mộc cực kỳ hiệu quả

Nhức đầu là tình trạng bệnh lý mà nhiều người gặp phải trong cuộc sống. Chúng làm ảnh hưởng tới cả sức khỏe và tinh thần của người bị bệnh, hiệu quả hoạt động không được như ý. Bài viết dưới đây sẽ mách nhỏ cho bạn cách trị nhức đầu bằng trà thảo mộc vô cùng đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà, cùng đón đọc nhé!

Tìm hiểu chung về bệnh nhức đầu

Nhức đầu là gì?

Theo y học, nhức đầu hay đau đầu là một tình trạng bệnh phổ biến, thường gặp phải. Biểu hiện của bệnh là cảm giác đau nhức, nhói hay giật tại các vị trí khác nhau ở vùng đầu. Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nhức đầu xảy ra vì sự không ổn định trong những cấu trúc cảm nhận sự đau ở vùng đầu. Thực tế, bản thân não bộ của con người không nhạy cảm với đau do tại đây không có thụ thể cảm nhận cảm giác đau nhức. Chỉ một số vị trí nhất định trên đầu và cổ có tế bào cảm nhận đau. Chúng được chia làm hai loại chính theo vị trí trong và ngoài sọ não. Ngoài sọ sẽ bao gồm màng ngoài xương sọ, cơ, các mạch máu – động mạch, tĩnh mạch, dây thần kinh, mô dưới da, mắt, tai, xoang mà niêm mạc. Mạch máu, màng não cùng những dây thần kinh sọ là thành phần có cảm nhận đau ở trong sọ.

Có thể nói, nhức đầu không đe dọa trực tiếp đến mạng sống của người bệnh. Tuy nhiên nó tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm do liên quan tới nhiều bệnh lý khác cũng như có sự ảnh hưởng đến tâm trạng, tinh thần người bị. Cần tìm cách trị nhức đầu từ sớm để bảo vệ sức khỏe.

Dấu hiệu nhức đầu thường gặp

Muốn biết cách trị nhức đầu hiệu quả, trước hết cần nắm bắt được những triệu chứng, biểu hiện khi đầu đau nhức.

  • Cảm giác hoa mắt, mắt nhìn không rõ, đường nét của sự vật bị mờ nhòe, có thể thấy cùng lúc hai đến ba hình ảnh của vật.
  • Đầu bị giật, đau nhói một bên (đây là trường hợp xảy ra chủ yếu) hoặc đau cả hai bên đầu.
  • Cảm giác buồn nôn hoặc nôn ói.
  • Tâm trạng thay đổi bất thường. Người bệnh sẽ cảm nhận được sự thay đổi nhanh chóng trong tâm lý của mình. Có thể đột nhiên họ cảm thấy chán nản, thiếu sức sống, tinh thần xuống dốc mà không rõ nguyên nhân. Cũng có khi cảm thấy hưng phấn, yêu đời lạ thường.
  • Chân tay hoặc một phần trên cơ thể cảm thấy tê, ngứa, châm chích nhẹ hay các giác như kim châm. Cảm giác này sẽ bắt đầu từ ngón tay lan dần lên cánh tay và xuất hiện cả trên mặt.

nhuc-dau

Tại sao bị đau nhức đầu 

Nguyên nhân nhức đầu có thể chia thành nhiều nhóm khác nhau. Nhìn theo lý do cốt lõi gây nhức đầu có nguyên nhân gây ra nhức đầu do não, nhức đầu vì các bệnh khác trong cơ thể (cao huyết áp, sốt, tăng men gan, nhiễm độc, viêm xoang, các bệnh mãn tính,…) và nhức đầu do các vấn đề về tâm thần (trầm cảm, mất ngủ, căng thẳng, stress, rối loạn lo âu,…). Xuất phát từ bệnh lý gây đau đầu có nguyên nhân nhức đầu do các bệnh lành tính và các bệnh nguy hiểm,…

Thực tế, có đến 90% nhức đầu bị gây ra bởi nguyên nhân nguyên phát. Tức là các nguyên nhân không phải xuất phát từ tổn thương não bộ mà do sự kích thích, thay đổi từ môi trường tạm thời khiến não bộ phản ứng lại. Có thể kể đến như: sử dụng các đồ uống chứa caffein, thay đổi trong giờ giấc sinh hoạt, có nhiều nỗi lo lắng,  ô nhiễm tiếng ồn,….

Một lý do gây nhức đầu khá bất ngờ khác chính là giới tính. Theo nghiên cứu cho thấy nữ giới có khả năng mức chứng đau nửa đầu nhiều gấp 3 lần nam giới. Các yếu tố chứng minh cho tuyên bố trên bao gồm: phụ nữ thường nhạy cảm và khó chia sẻ cảm xúc hơn nam giới, từ độ tuổi 30 trở đi giấc ngủ của họ bất thường hơn cũng như ảnh hưởng của việc sinh nở và chu kỳ kinh nguyệt.

Nói tóm lại, người có nguy cơ bị nhức đầu cao khi:

  • Thần kinh căng thẳng
  • Có các chấn thương liên quan đến não bộ

Tìm được lý do gây bệnh chính xác sẽ làm căn cứ cho cách điều trị nhức đầu đơn giản, hiệu quả nhất.

Cách trị nhức đầu phổ biến hiện nay

Các phương pháp trị nhức đầu phổ biến hiện nay là:

  • Sử dụng thuốc kê đơn sau khi có sự khám xét, sàng lọc của bác sĩ.
  • Sử dụng thuốc không cần kê đơn là những loại thuốc tăng tuần hoàn máu não, bổ não, thư giãn tinh thần. Các loại thuốc nam hay trà thảo mộc là một ví dụ.
  • Phòng ngừa bệnh bằng các chất chống oxy hóa, ngăn cản gốc tự do tấn công.
  • Thay đổi lối sống lành mạnh, tích cực hơn.
  • Sử dụng các thực phẩm tốt cho não bộ.

Các trị nhức đầu bằng trà thảo mộc

1. Trà cúc

Trà nụ hoa cúc được xếp hạng thứ nhất trong danh sách những loại trà trị nhức đầu hiệu quả. Loại hoa này có vị đắng, ngọt, tính bình hoặc hơi mát. Nhìn chung, hoa có tác dụng tốt trong thanh nhiệt, giải độc gan và cơ thể; chữa cảm; làm sáng mắt, đẹp da.

Công dụng trà hoa cúc giúp an thần, trị mất ngủ hiệu quả nhờ tính chất dịu nhẹ, hương thơm dễ chịu. Thức uống sẽ làm giảm áp lực lên hệ thần kinh, giảm sự lo lắng, ổn định lại tinh thần. Bên cạnh đó trong hoa có chất chống oxy hóa Flavones làm chậm lại quá trình hình thành các gốc tự do. Trà hoa cúc phù hợp với cả trẻ nhỏ và những người trưởng thành.

Cách pha trà hoa cúc mật ong giảm đau nhức đầu

Sử dụng một ly trà hoa cúc mật ong ấm mỗi ngày sẽ giúp xua tan cảm giác căng thẳng sau cả một ngày làm việc chăm chỉ với nhiều áp lực, cho giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Chuẩn bị nguyên liệu: nụ hoa cúc (khoảng chừng 12 thuốc), mật ong nguyên chất 20ml, đường phèn 20g và nước sôi 200 ml. 

Cách thực hiện:

Bước 1: trước hết cho hoa cúc vào lý, tráng đều trong nước sôi từ 5 -10 giây để loại bỏ hết bụi bẩn, cho hương vị thơm ngon, thanh khiết hơn.

Bước 2: Chắt bỏ hết nước tráng trà vừa rồi, giữ lại nụ cúc sạch.

Bước 3: Thêm nước sôi lần 2 vào hoa cúc, ủ trà trong vòng 15 phút, cho phai hết dưỡng chất vào trong nước.

Bước 4: Thêm mật ong cùng đường phèn vào khuấy nhẹ là bạn đã có một ly trà thật thơm ngon để thưởng thức.

Những trường hợp không nên sử dụng trà hoa cúc:

  • Người đang bị tiêu chảy, đau bụng lạnh: chướng bụng, sôi bụng hay do ăn đồ sống lạnh, khí hư.
  • Bản thân người bệnh có tính hàng, dương hư: người lạnh chân tay, dễ bị lạnh, sợ lạnh, hay ốm mệt.
  • Không uống trà hoa cúc khi đang đói hay sau khi tập thể dục.

hoa-cuc-tri-nhuc-dau

Tham khảo thêm: Điểm danh 10 vị thuốc Nam chữa gan nhiễm mỡ hiệu quả tại nhà

2. Trà gừng

Các trị nhức đầu bằng gừng đơn giản nhất chính là pha một ly trà gừng. Ngược lại với hoa cúc, gừng có tính nhiệt, giúp làm ấm cơ thể, giãn mao mạch máu, hỗ trợ quá trình tiết mồ hôi nhanh và tăng cường tuần hoàn máu. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân có hàm lượng cholesterol trong máu cao được cải thiện tích cực rõ rệt. Gừng cũng là thảo dược quý ngăn ngừa được nhiều bệnh nguy hiểm như tiểu đường, béo phì,… 

Trong chữa nhức đầu, các chất chống viêm ở gừng sẽ ức chế tác nhân gây tình trạng đau đầu. Trà gừng không có bất kỳ tác dụng phụ nào nên vô cùng an toàn cho sức khỏe con người. Củ gừng được sử dụng như một vị thuốc giảm đau trong Đông y. Do đó, nếu gặp tình trạng đau nhức đầu, hãy uống trà gừng để xoa dịu cơn đau nhé!

Cách pha trà gừng chữa đau đầu

Cách 1: sử dụng củ gừng tươi đã lột sạch vỏ đem giã nát rồi đun chung với nước sôi. Cân nhắc lượng gừng sử dụng cho hợp lý, nếu cho ít sẽ không đem lại nhiều hiệu quả nhưng cho quá nhiều làm nước trà bị cay. Bổ sung thêm mật ong hoặc đường phèn để tăng hương vị cho thức uống.

Cách 2: Cho vài lát mứt gừng vào nước sôi, đun từ 1 – 2 phút để hòa tan hoạt chất. Vì mứt gừng vốn đã có đường nên không cần cho thêm chất tạo ngọt.

gung-tri-nhuc-dau

Tham khảo thêm: Top 7 cây thuốc nam từ rễ, củ cây mang công dụng tuyệt vời bạn nên biết

3. Trà bạc hà

Bạc hà có tác dụng gì? Theo kết quả các nhà khoa học thu được từ nghiên cứu thực nghiệm, bạc hà có nhiều tác dụng tích cực với cơ thể. Cụ thể, chỉ với một lượng nhỏ tinh chất bạc hà có thể kích thích khu thần kinh, tăng cảm giác hưng phấn, mạch máu giãn nở, tăng cường tiết mồ hôi cơ thể và hạ thân nhiệt xuống – thanh nhiệt cơ thể. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ tác động lên tủy sống, làm tê liệt phản xạ vận động và gây tê cục bộ. 

Trà bạc hà giúp an thần, xả stress, hỗ trợ giấc ngủ. Bên cạnh đặc tính kháng khuẩn, giảm những cơn đau đầu dữ dội, trà bạc hà cũng làm giảm cảm giác buồn nôn, hiện tượng nôn, đau bụng.

Cách pha trà bạc hà đúng cách

Nguyên liệu: Nước đường, 3 lá bạc hà tươi, trà túi lọc và nước sôi.

Thực hiện: Cho túi lọc trà cùng lá bạc hà tươi ủ trong nước sôi từ 20 – 30 phút, nêm nếm nước đường cho vừa khẩu vị và thưởng thức.

Cách làm trên có chút bất tiện do không phải lúc nào chúng ta cũng có sẵn bạc hà tươi. Vì thế có thể sử dụng bạc hà khô sấy khô, trà bạc hà túi lọc hay bột bạc hà để dễ sử dụng hơn.

bac-ha-tri-nhuc-dau

Tham khảo thêm: Giải đáp cây ngũ gia bì có mấy loại; Tác dụng và cách sử dụng

4. Trà quế

Quế thường được biết đến như một loại gia vị với mùi hương hấp dẫn cùng hương vị cay nồng. Trong bột quế có chứa nhiều khoáng chất như canxi, sắt, magie, kali, photpho,… cùng lượng chất xơ cao. Một số tác dụng nổi bật của quế là:

  • Kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ giảm cân
  • Bảo vệ tim mạch
  • Giảm viêm xương khớp, thoái hóa cột sống
  • Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa

Sử dụng trà quế là một trong những cách trị nhức đầu tại nhà do quế có tác dụng hướng thần kinh. Nghĩa là thảo dược này kích thích hình thành các tế bào thần kinh mới trong não và cải thiện chức năng những tế bào thần kinh hiện vẫn đang tồn tại. Dược tính ở trà quế tăng cường trí nhớ, cho tinh thần minh mẫn, giải tỏa căng thẳng, cực kỳ tốt cho não bộ.

Cách pha trà quế mật ong thơm ngon

Nguyên liệu: bột quế, cà phê mỗi thứ một muỗng cà phê,100 ml nước lọc.

Cách làm chi tiết:

  • Bước 1: đun sôi 100 ml nước lọc sau đó cho 1 muỗng cà phê bột quế vào quấy đều. Thời gian nấu từ 2 – 3 phút.
  • Bước 2: rây hỗn hợp thu được màng lọc dày, sao cho nước trà trong, không lợn cợn rồi mới thêm mật ong.
  • Bước 3: có thể bổ xung thêm 1 vài lát chanh để trà thêm thơm và thưởng thức.

que-tri-nhuc-dau

Tham khảo thêm: Nâng cao sức khỏe cùng 9 bài thuốc ngâm rượu nổi tiếng

5. Trà hoa oải hương

Trà hoa oải hương được làm từ nụ hoa oải hương (lavender) tươi hoặc khô. Loại hoa này có nguồn gốc từ địa trung hải và đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam nhờ vẻ đẹp, hương thơm và những công dụng mà nó mang lại.

Hoa oải hương rất tốt cho người bị nhức đầu nhờ các thành phần tuyệt vời có trong hoa. Trước hết, nó có khả năng làm dịu, thư giãn thần kinh nhờ việc tăng sản xuất dopamine và hạn chế cơ thể tiết hormone căng thẳng tên là cortisol. Người sử dụng trà hoa oải hương sẽ cảm nhận được sự cải thiện trong giấc ngủ cũng như sức khỏe tinh thần.

Cách trị nhức đầu từ hoa oải hương

Chuẩn bị nguyên liệu pha trà: Nước lọc (250 ml), trà hoa oải hương khô (2 muỗng), 1 túi lọc trà nhỏ.

Các bước cụ thể: Đun sôi nước đồng thời cho trà vào túi lọc. Khi nước sôi, rót từ từ từng chút một vào ly đã để trà. Ủ trà từ 8 đến 10 phút. Thời gian ủ trà càng lâu thì hương vị trà càng mạnh. Khi trà đạt đến độ vừa ý thì bỏ túi lọc ra, thêm mật ong hay đường vừa khẩu vị. Như vậy là bạn đã có thể thưởng trà.

hoa-oai-huong-chua-nhuc-dau

Tham khảo thêm: Các bài thuốc cực kì hữu ích từ ngưu tất

Mua trà thảo mộc trị nhức đầu chất lượng ở đâu?

Trà thảo mộc đang là một sản phẩm vô cùng được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Bởi chúng có khá nhiều công dụng cho việc thư giãn tinh thần, giảm đau nhức đầu, tăng hiệu quả giảm cân, có vai trò làm đẹp,… Nhu cầu lớn cũng kéo theo nguồn cung tăng đột biết. Người tiêu dùng có thể tìm thấy các loại trà thảo mộc ở bất kỳ cửa hàng truyền thống, đơn vị kinh doanh thực phẩm hay trên mọi sản thương mại điện tử. Thậm trí cả những quán ăn cũng có mặt hàng này.

Mức giá bán trà thảo mộc cũng tương đối đa dạng, có trà thảo mộc giá rẻ chỉ từ vài chục nghìn đồng đến những trà thảo mộc thượng hạng chất lượng cao giá tính bằng tiền trăm ngàn, triệu đồng.

Tuy nhiên, việc bán hàng tàn lan gây cho người tiêu dùng tâm lý hoang mang khi tìm nơi bán trà thảo mộc uy tín. Nông sản Dũng Hà sẽ là câu trả lời thích hợp cho thắc mắc “Mua trà thảo mộc chất lượng ở đâu?“. Đây là đơn vị kinh doanh thực phẩm sạch đã có nhiều năm kinh nghiệm, được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng mỗi ngày. Các mặt hàng ở đây vô cùng đa dạng, riêng với trà thảo mộc có thể đến đến hàng chục loại như: trà hoa nhài, trà hoa ngọc lan, trà hoa oải hương, trà hoa hồng,….

Hãy đến đây để tìm cho mình và gia đình sản phẩm trà thảo mộc an toàn sức khỏe nhé!

Thông tin liên hệ

Hoặc bạn có thể qua trực tiếp tại các cơ sở Nông Sản Dũng Hà:

  • Chi nhánh 1: 11 Kim Đồng – Phường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
  • Chi nhánh 2: A10 – Ngõ 100 Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
  • Chi nhánh 3: Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh

Nguồn tham khảo:

  • Nhà thuốc Long Châu (FPT Retail)
  • Bệnh viện Tâm Anh
  • Sở Y tế tỉnh Nam Định
  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec