11/21/2024 04:53:42 pm

Phòng ngừa bệnh tiểu đường có thực sự cần thiết?

Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm gây cản trở cuộc sống của nhiều người cũng như gia đình người bệnh. Do đó hãy phòng ngừa bệnh tiểu đường trước khi quá muộn để có đảm bảo sức khỏe, vui sống mỗi ngày. Nông sản Dũng Hà sẽ nói chi tiết về điều này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là dạng bệnh lý xảy ra do lượng đường trong máu cao hơn mức cho phép. Lý do bởi rối loạn trong nồng độ hormone insulin cơ thể (một loại hormone do tuyến tụy tiết ra để điều tiết glucose ở mức hợp lý)

Đường glucose tạo ra nguồn năng lượng chủ yếu để nuôi cơ thể. Trong máu mỗi người luôn có một lượng đường này nhất định để cơ thể có năng lượng hoạt động. Dưới đây là các chỉ số glucose trong máu người bình thường ở các thời điểm khác nhau trong ngày (tham khảo Bệnh viên Đa khoa Quốc tế Vinmec):

  • Thời điểm trước bữa ăn: 90 – 130 mg/dl (1dl = 0.1l)
  • Thời điểm sau ăn khoảng 1 -2 tiếng: dưới 180 mg/dl
  • Thời điểm trước khi đi ngủ: 100 -150 mg/dl

phong-ngua-benh-tieu-duong

Những con số trên sẽ là căn sứ so sánh để phát hiện bệnh tiểu đường:

  • Người nhiễm bệnh tiểu đường khi chỉ số glucose lúc đối từ 126mg/dl trở lên
  • Ở giai đoạn tiền tiểu đường, chỉ số glucose từ 110 – 126mg/dl. Nếu không biết cách điều trị phù hợp từ giai đoạn này, hơn 40% người thuộc giai đoạn này sẽ có nguy cơ mắc bệnh sau 4 – 5 năm.

Theo dõi các chỉ số trên thường xuyên cũng là cách phòng ngừa bệnh tiểu đường để có biện pháp kiểm soát kịp thời.

>>Tham khảo thêm: 5 dấu hiệu nhận biết thiếu máu não ở người trẻ

2. Tác hại của bệnh tiểu đường

Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng tới toàn bộ sức khỏe của cơ thể. Khi bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát tốt lượng glucose trong máu suốt quá trình bị bệnh, sức khỏe sẽ xuống cấp nhanh chóng. Cụ thể, bệnh tiểu đường có tác hại như sau:

Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, nội tiết trong cơ thể

Khi lượng insulin trong cơ thể không đủ, hormone khác sẽ thay thế tạo ra sản phẩm phụ là axit và xeton. Đây đều là những chất độc. Chúng tích tụ lâu ngày gây ra cảm giác mệt mỏi, mất nước, ảnh hưởng tới thận. Nguy hiểm hơn là người bệnh có thể làm mất ý thức, gây tử vong.

Hệ tuần hoàn hoạt động kém hiệu quả

Do có nhiều chất béo bám lấy thành mạch. Mạch máu có nguy cơ bị xơ vữa. Và tất nhiên là khi đó huyết áp sẽ tăng cao. Máu lưu thông kém khiến chân tay đau mỏi, thiếu năng lượng. Đặc biệt bàn chân của bệnh nhân bị tiểu đường cực kỳ yếu, dễ bị nhiễm trùng. Thật đáng buồn khi rất nhiều người đã mất đi bàn chân của mình do không phòng ngừa bệnh tiểu đường từ sớm.

Làn da yếu và xấu

Một trong những ảnh hưởng của bệnh tiểu đường là làm da thiếu độ ẩm (do mất nước nhiều). Da bị bong tróc, nứt nẻ, đặc biệt trong mùa đông. Ngoài ra bệnh còn gây nổi các mảng nâu trên da. Khi lượng đường được kiểm soát tốt trở lại, chúng sẽ biến mất.

Làm hại hệ thần kinh do không biết phòng ngừa bệnh tiểu đường

Người bị bệnh rối loạn trong khả năng cảm nhận nhiệt độ và sự đau đớn. Do vậy đôi khi họ không phát hiện ra những vết thương trên cơ thể. Người bệnh cũng có xu hướng đục thủy tinh thể sớm, bị tổn hại thị lực và có khả năng bị mù. 

Gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai

Trong giai đoạn mang bầu, người phụ nữ rất dễ bị tiểu đường thai kỳ. Sản phụ khi này cảm thấy mệt mỏi, tăng cân nhanh chóng cùng với việc thai nhi nặng hơn bình thường. Nguy cơ thai lưu, sinh non khắc khó sinh rất cao. Nếu không có sự kiểm soát kịp thời, sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

tac-hai-benh-tieu-duong

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường

Do những tác hại nguy hiểm nên nhiều người rất lo lắng về căn bệnh này. Cơ chế chữa bệnh phổ biến hiện nay là:

  • Điều chỉnh lượng insulin trong cơ thể bằng các loại thuốc ngừa tiểu đường
  • Hạn chế nạp thêm đường vào cơ thể. 

Chúng được áp dụng cho cả bệnh tiểu đường tuýp 1bệnh tiểu đường tuýp 2.

Tuy nhiên “bệnh tiểu đường có chữa được không?”  là câu hỏi đầy thách thức. Quá trình chữa bệnh đòi hỏi thời gian dài, kiên trì. Hơn nữa bệnh dễ tái phát. Vì thế “phòng bệnh hơn chữa bệnh.

>>Tham khảo thêm: Tại sao phải độc gan? 

3. Nguyên nhân bệnh tiểu đường

Trước khi biết cách phòng ngừa bệnh tiểu đường, chúng ta nên tìm hiểu các nguyên nhân tiền đái tháo đườngbệnh tiểu đường.

Cho đến hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể bệnh tiền tiểu đường. Trong bài viết này sẽ nếu ra một vài lý do đái tháo đường type 2 – trường hợp xảy ra phổ biến nhất:

  • Yếu tố di truyền: gia đình từng có người mắc tiểu đường
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: sử dụng nhiều đường, chất béo, phụ gia thực phẩm
  • Lười vận động
  • Tuổi tác cao
  • Thừa cân, béo phì
  • Đã từng bị tiểu đường thai kỳ trong đoạn mang thai
  • Rối loạn dung nạp glucose

nguyen-nhan-benh-tieu-duong

4. Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường

Phòng ngừa bệnh tiểu đường thực sự rất cần thiết đối với sức khỏe mỗi con người. Việc mắc bệnh do các yếu tố di truyền rất khó tránh được. Nhưng chúng ta có thể hạn chế bệnh tiểu đường bằng cách loại bỏ những yếu tố trong cách sinh hoạt hằng ngày.

Hãy xây dựng cho bản thân và gia đình khẩu phần ăn hợp lý:

  • Giảm tiêu thụ tinh bột, đường, chất tạo ngọt. Sử dụng nhiều rau xanh, hoa quả và bổ xung năng lượng từ đạm ở thịt, cá, trứng, tôm,…
  • Ưu tiên sử dụng ngũ cốc còn nguyên cám (do gạo trắng chứa nhiều tinh bột nên chuyển hóa thành nhiều glucose).
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ.
  • Luyện cách ăn uống ít gia vị hơn, không ăn mặn.
  • Ít sử dụng nước có gas
  • Nói không với các chất kích thích.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Bên cạnh đó thì thay đổi lịch trình sinh hoạt năng động, tích cực cũng có tác động đáng kể trong phòng bệnh tiểu đường:

  • Chăm chỉ luyện tập thể dụng vừa giúp cơ thể hoạt bát nhanh nhẹn lại đốt cháy được nhiều calo, mỡ thừa.
  • Tích cực đi bộ
  • Đặt giờ sinh hoạt hợp lý, khoa học: ăn uống đúng giờ, hạn chế ăn khuya, bỏ bữa.

Ngoài ra, tại Việt Nam cũng có rất nhiều vị thuốc nam trị tiểu đường tốt, có thể sử dụng để phòng ngừa đái tháo đường. Một số loại thuốc phải kể đến như: dây thìa canh, cây mã đề, khổ qua,…

Hơn tất cả, để phát hiện và ngăn chặn bệnh kịp thời, bạn thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu, thử tiểu đường bằng nước tiểu thường xuyên thông qua khám bệnh định kỳ và máy test tiểu đường tại nhà.

>> Tham khảo thêm: Khám phá danh mục các loại cây dược liệu quý tại Việt Nam