11/18/2024 08:07:04 pm

7 loại thuốc Đông y chữa xương khớp cực kỳ hiệu quả

Bệnh xương khớp là một nỗi lo lớn của nhiều người. Xương khớp nhức mỏi cảm trở mọi hoạt động sống thường ngày. Bạn có biết rằng có rất nhiều vị thuốc đông y chữa bệnh xương khớp hiệu quả  chưa? Hãy cùng Nông sản Dũng Hà điểm qua một vài cái tên nổi bật nhé!

1. Thổ phục linh trị phong tê thấp

Thổ phục linh còn có tên gọi khác như: hồng thổ linh, sơn trư phấn, sơn kỳ lương. Loại cây này có nguồn gốc từ Trung quốc. Chúng sống lâu năm, có hoa, thân bụi leo. Trong y học cổ truyền, thổ phục linh là vị thuốc Đông ý chữa xương khớp rất tốt.

Rễ thổ phục linh có tính mát, thanh nhiệt, giải độc tốt. Nó có khả năng khử trùng, ngừa viêm, vệ sinh da. Ngoài tác dụng chữa phong thấp, tê buốt chân tay, thổ phục linh còn dùng trong các trường hợp ngộ độc thủy ngân, ung thư,…

Bài thuốc chữa phong thấp, tê buốt xương từ thổ phục linh: 

  • 20g thổ phục linh
  • 20g dây đau xương
  • 8g thiên niên kiện
  • 8g đương quy
  • 6g bạch chỉ
  • 10g cốt toái bổ

tho-phuc-linh-tri-phong-te-thap

>> Tham khảo thêm: Các bài thuốc nam hữu hiệu từ bạch linh

2. Cây mật gấu chữa xương khớp

Từ xa xưa, cây mật gấu được xem như một dược liệu quý được biết đến nhiều với tên Lá đắng. Nó xuất hiện nhiều ở các vùng Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng,… Cây có đặc tính kháng độc, tiêu viêm do đó giảm được các chứng đau nhức, tê mỏi xương.

Có 2 cách sử dụng thuốc đông y chữa xương khớp phổ biến:

  • Sắc nước uống: đun 20g lá mật gấu khô với 2 lít nước cho mỗi ngày. Đây là cách làm đơn giản nhất làm giảm nhanh sự đau đơn vì bệnh.
  • Cây mật gấu ngâm rượu: ngâm cây mật gấu trong rượu nếp 40 độ ít nhất 10 -15 ngày cho tới khi rượu đổi màu là có thể sử dụng. Liều lượng uống nên dùng là 1 ly nhỏ sau ăn và 2 ly/tuần.

cay-mat-gau-chua-xuong-khop

3. Trị nhức mỏi xương với cà gai leo

Vị thuốc nam này có mọc hoang nhiều ở vùng quê phía bắc, trung của đất nước. Cà gai leo có hình dáng tương tự như cà pháo thông thường nhưng có lá, quả nhỏ hơn. Trên thân cây có nhiều gai nhỏ. Toàn bộ cây đều có thể sự dụng làm thuốc, quả có thể chế biến thành một số món ăn đặc biệt. 

Cây cà gai leo có đặc tính tiêu độc cực mạnh, chống viêm. Trong điều trị các bệnh xương khớp, cà gai leo có tác dụng chữa phong tê thấp, đau, nhức mỏi lưng. Thêm vào đó, nó còn điều trị bệnh, giải độc gan.

Trên thị trường hiện nay đang có bán rất nhiều cà gai leo sấy khô, trà cà gai leo, cao cà gai leo,… rất tiện lợi trong sử dụng trực tiếp hay sắc thuốc uống.

tri-nhuc-moi-xuong-voi-ca-gai-leo

>> Tham khảo thêm: 5+ vị thuốc nam giải độc gan hiệu quả

4. Tác dụng của Trinh nữ hoàng cung trong điều trị bệnh xương khớp

Mọi người thường nhắc tới loại thuốc này như một thần dược với chị em phụ nữ nhưng cũng cần biết rằng trinh nữ hoàng cung chữa bệnh xương khớp. Cây thuốc có vị đắng, chát, tán độc tốt. Nó rất hữu hiệu trong trường hợp trị vết bầm, mụn nhọt, đau mỏi xương do chấn thương.

Bài thuốc chữa đau khớp với trinh nữ hoàng cung:

  • Sử dụng trực tiếp: làm nóng lá/củ trinh nữ hoàng cung đắp trực tiếp vào chỗ đau/sưng.
  • Sắc thuốc với liều lượng: củ trinh nữ hoàng cung khô 20g, huyết giác 20g, dây đau xương 20g, cam thảo dây 6g, lá cối xay 20g.

trinh-nu-hoang-cung-chua-xuong-khop 

5. Ngưu tất chữa viêm khớp

Cỏ xước là tên gọi khác của ngưu tất. Bộ phận dùng để làm thuốc thông dụng nhất của cây là rễ ngưu tất. Trong ngưu tất có chứa các thành phần: saponin toàn phần, axit oleanolic, betain, saccharid,… Chúng có tác dụng bổ thận, phú ứ huyết, tiêu độc, mạnh gân cốt.

Ngưu tất bắc được sử dụng trực tiếp hoặc đem ngâm rượu đều có tác dụng tốt. Dưới đây là bài thuốc ngưu tất trị viêm đa khớp dạng thấp:

  • Ngưu tất, đương quy, phòng phong, tục đoạn, ý dĩ, tang ký sinh, thục địa, bạch dược, đẳng sâm, độc hoạt: mỗi vị 12g
  • Tần giao: 10g
  • Xuyên khung, quế chi: 8g
  • Tế tân, cam thảo: 6g

Lưu ý: thang thuốc trên dùng mỗi ngày 1 thang. Liệu trình uống 2 -3 tuần sau đó tạm nghỉ 1 tuần. Uống thuốc sau khi ăn. Khi sử dụng thuốc lâu dài mà chưa thấy hiệu quả thì nên cân nhắc sử dụng liệu trình mới.

nguu-tat-chua-viem-khop

>> Tham khảo thêm: Các tác dụng của xuyên khung mà có thể bạn chưa biết

6. Hết mỏi cơ với đinh lăng

Chắc hẳn đây không phải là loại cây xa lạ gì với người dân Việt Nam. Đinh lăng được xem như nhân sâm cho người nghèo. Cây thuốc dễ trồng trong vườn nhà, nếu biết chăm sóc tốt thì rất chóng thu củ đinh lăng. Toàn cây đinh lăng đều sử dụng được. Lá dùng tươi như một loại rau sống. Thân, lá khô để làm trà. Củ đinh lăng ngâm rượu, sắc thuốc,… Đinh lăng được sử dụng nhiều như vậy là do nó hỗ trợ an thần, cải thiện giấc ngủ, giải độc và trị đau xương khớp

Sử dụng đinh lăng chữa mỏi cơ, nhức khớp, làm lành vết thương rất đơn giản. Bạn chỉ cần dùng lá đinh lăng rửa sạch, giã nát để đắp lên vùng bệnh. Ngoài ra để cải thiện từ bên trong, bạn nên kết hợp cùng củ đinh lăng ngâm rượu. Ngày uống 1,2 chén nhỏ sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện.

dinh-lang-chua-xuong-khop

7. Dây đau xương

Tên thuốc này mới nghe qua thật lạ, độc đáo và nói lên luôn tác dụng của cây thuốc. Cây thuộc thân thảo, mọc leo. Do chứ một lượng lớn các hoạt chất ức chế sự co thắt cơ, dây đau xươngthuốc Đông y chữa xương khớp được xử dụng thường xuyên.

Tùy theo cách kết hợp với các dược liệu khác, cách sử dụng cây dây đau xương rất đa dạng. Có bài thuốc chữa bong gân, sai khớp xương. Có bài thuốc điều trị thấp khớp, viêm khớp. Cũng có cả những bài thuốc trị đau lưng.

 

day-dau-xuong-chua-xuong-khop

Tóm lại, nước ta có rất nhiều thuốc Đông y chữa xương khớp. Chúng vừa thân thuộc, lành mạnh lại đem đến hiệu quả tốt. Hãy tìm hiểu kỹ và sử dụng thuốc Đông y đúng cách để xua tan nỗi lo nhức mỏi nhé!