11/27/2024 05:33:02 am

5+ thuốc hạ cholesterol máu từ các loại thực vật quen thuộc

Cholesterol là chất quan trọng tham gia vào nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên dư thừa chúng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe. Vậy làm sao để hạ cholesterol máu, cùng điểm danh qua 5 loại thuốc hạ cholesterol máu từ thực vật quen thuộc dưới đây nhé!

Giảm cholesterol trong máu là gì?

Cholesterol là thành phần chất béo tồn tại trong máu và có ở mọi tế bào trong cơ thể. Đây là chất quan trọng cấu tạo nên màng tế bào, một vài hormone nội tiết tố và hỗ trợ các vai trò quan trọng khác trong cơ thể.

Cholesterol trong cơ thể có nguồn gốc từ 2 nơi chính: khoảng 75% là do cơ thể tự tổng hợp tại gan và một số cơ quan; 25% còn lại xuất phát từ thức ăn mà con người tiêu thụ. 

Hạ cholesterol máu chính là 1: điều tiết hoạt động của các cơ quan sản xuất cholesterol trong cơ thể và hai lựa chọn thức ăn, đồ uống chứa ít chất béo. Thông thường, phương pháp thứ 2 sẽ đơn giản, dễ áp dụng hơn. Dù tỉ lệ cholesterol đến từ ngoài cơ thể chiếm số nhỏ nhưng vẫn có tác động nhất định tới mức chất béo trong cơ thể.

Tại sao cần hạ cholesterol máu?

Cholesterol có hai loại chính: cholesterol xấu LDL và cholesterol tốt HDL. Khi chỉ số cholesterol toàn phần quá cao sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu cho sức khỏe. Cần hạ cholesterol máu vì:

  • Gây ra suy tim

Khi lượng LDL cao, bám vào thành động mạch, làm tắc nghẽn động mạch. Quá trình vận chuyển máu sẽ trở nên khó khăn hơn khiến tim phải tăng tần suất hoạt động nhưng vẫn thiếu máu cục bộ. Từ đó tim sẽ bị suy yếu dần.

  • Có liên quan mật thiết tới tai biến mạch máu não

Các chứng tai biến mạch máu não mà cholesterol nhiều gây ra bao gồm: xuất huyết não, cơn thiếu máu não thoáng qua, nhồi máu não. Vì nếu không hạ cholesterol máu về mức độ ổn định, động mạch bị thu hẹp dần, xơ cứng lại. Máu khó lưu thông trong thành mạch làm xuất hiện nhiều cục máu đông. Nếu chúng dồn ứ lại sẽ xảy ra hiện tượng tắc mạch, gây vỡ mạch, xuất huyết não.

  • Khả năng mắc bệnh tim mạch vành cao

Cụ thể, các mảng cholesterol tích tụ trong máu sẽ gây nên xơ vữa động mạch. Tốc độ lưu chuyển máu bị chậm lại cùng với lượng máu tới từng tế bào của các cơ quan bị giảm. Tình trạng này dẫn đến đau thắt ngực, đau tim.

  • Ảnh hưởng đến mạch ngoại vi

Các mạch ngoại vi là tên gọi chung của các mạch máu nằm xa tim, như các mạch nằm ở phía chân, tay. Cholesterol gây ra bệnh mạch ngoại vi vì mạch máu tại các vùng đó hẹp dần khiến lưu lượng máu giảm đáng kể. Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau đớn, mệt mỏi ở các vùng chi dưới. Chỉ khi nghỉ ngơi thì cơn đau mới được cải thiện.

  • Khiến bệnh tiểu đường trở nên trầm trọng hơn

Theo nghiên cứu của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, bệnh tiểu đường sẽ làm giảm hàm lượng cholesterol tốt HDL và làm tăng tỷ lệ cholesterol có hại LDL. Vẫn còn nhiều tranh cãi trong việc tìm ra mối liên hệ trực tiếp giữa lượng đường trong máu, hormone insulin và mức độ cholesterol. Bởi ngay khi lượng đường huyết ổn định thì LDL vẫn có thể tăng, nhưng chắc chắn khi LDL tăng sẽ ảnh hưởng xấu tới bệnh tiểu đường. 

  • Tăng huyết áp

Những người có chỉ số cholesterol cao sẽ phải thường xuyên đối mặt với chứng tăng huyết áp. Lý do xuất phát từ cả 2 yếu tố: động mạch thu hẹp và tần suất hoạt động của tim cao hơn. Huyết áp cao sẽ gây tổn thương đến mắt, thận, não bộ,….

5 loại thực vật hạ cholesterol máu tốt nhất

1. Ngưu tất

Ngưu tất được biết đến với tên gọi quen thuộc hơn là vị thuốc nam từ rễ cây cỏ xước. Một số nơi còn gọi là hoài ngưu tất. Dược liệu ngưu tất thuộc giống cây thân thảo, tán rộng, chiều cao trung bình 1m.

Toàn bộ cây ngưu tất đều có thể tận dụng làm thuốc, trong đó củ ngưu tất là vị thuốc phổ biến hơn. Củ, rễ ngưu tất có dạng hình trụ dài với bán kính khoảng 25 – 50 mm và dài tầm 25 cm. Thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch vị thuốc ngưu tất là vào mùa đông, khi cây đã rụng gần hết lá.

Các thành phần nổi bật có trong cây thuốc nam ngưu tất: saponin, polysaccharid và saccharid, betain, flavonoid,… Ngưu tất thường được ngâm rượu hoặc sắc thuốc uống.

Ngoài công dụng hạ cholesterol máu, vị thuốc này còn rất hiệu quả trong điều trị thoái hóa cột sống, cầm máu, điều trị một số bệnh phụ khoa: rong kinh, bế kinh, đau bụng khi rụng dâu,…

Bài thuốc ngưu tất hạ cholesterol máu

Dùng 12 gam ngưu tất thái lát mỏng sắc thuốc uống hằng ngày. Hoặc bạn có thể hãm bằng nước nóng. Uống thuốc thay nước sẽ làm giảm lượng chất béo cholesterol và triglycerid. 

Lưu ý:

Những trường hợp sau không sử dụng ngưu tất để tránh làm hại sức khỏe:

  • Phụ nữ mang thai, băng huyết
  • Nam giới bị mộng tin
  • Tiêu chảy do tỳ hư.
  • Ăn thịt trâu khi đang sử dụng ngưu tất.

 

nguu-tat-ha-cholesterol-mau

Tham khảo thêm: 5 bài thuốc chữa chảy máu cam ngay tại nhà

2. Đậu xanh

Đậu xanh là loại hạt nhiều chất dinh dưỡng được sử dụng phổ biến trong các món ăn từ món mặn đến các món tráng miệng, hay ứng dụng làm thuốc, bồi bổ cơ thể. Khi phân tích khoảng 200 gram đậu xanh đã luộc chín, người ta thu được các thành phần dinh dưỡng như sau:

  • 212 caloris, 0,8 gram chất béo, 14,2 gram protein, 38,7 gram carb, 15,4 gram chất xơ.
  • Chứa 80% DV folate, 30% DV mangan, 24% magie, 22% DV vitamin B1, 20% DV photpho, 16% DV sắt, 16% DV đồng, 15% DV kali, 11% DV kẽm. (DV: daily value – lượng khuyến nghị tiêu thụ hằng ngày).
  • Ngoài ra đậu xanh chứ nhiều vitamin B2, B3, B5, B6, E, các chất chống oxy hóa selen, flavonoid, carotenoid. 
  • Các axit amin thiết yếu: lysine, valine, phenylalanine, arginine, isoleucine,…

Với thành phần chất xơ cao, đậu xanh làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu nhờ giảm hấp thu bớt chất béo, duy trì chỉ số cholesterol toàn phần ổn định. Bên cạnh đó, protein và kali trong đậu xanh có vai trò ức chế enzyme tăng huyết áp một cách tự nhiên.

Bài thuốc hạ mỡ máu từ đậu xanh

  • Kết hợp dùng vỏ đậu xanh cùng lá sen tươi, trọng lượng mỗi loại chừng 20 gam. Thang thuốc trên được sử dụng hằng ngày, có thể uống thay cho trà.
  • Đậu xanh tốt cho sức khỏe nhưng những món tráng miệng như bánh đậu xanh, bánh trung thu, chè đậu tương đối ngọt, mà đường không hề tốt cho sức khỏe nên hạn chế sử dụng. Các món ăn lành mạnh hơn như cháo đậu xanh, bột đậu xanh khuấy,…

Những lưu ý khi sử dụng đậu xanh

  • Không ăn đậu xanh khi đói bụng vì hạt có tính hàn gây nên cảm giác khó chịu cho dạ dày.
  • Sử dụng với lượng vừa phải, không ăn hằng ngày vì sẽ làm hại hệ tiêu hóa.
  • Không dùng thuốc Đông Y cùng đậu xanh. Các chất của đậu xanh làm mất tác dụng của thuốc.
  • Người bị cảm lạnh, đau bụng lạnh – có tính hàn mà ăn đậu xanh làm sức khỏe giảm sút nhanh chóng, tính hàn thêm nặng hơn.

dau-xanh-ha-cholesterol-mau

Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách làm canh gà hầm thuốc bắc bổ dưỡng

3. Vừng đen

Vừng đen hay mè đen còn có tên gọi là kala Til. Đây là một trong những loại hạt lâu đời mà con người đã sử dụng từ lâu. Hạt vừng đen cung cấp nhiều chất dinh dưỡng: canxi, mangan, kẽm, đồng, sắt, magie,  phốt pho, thiamine, riboflavin, folate,… cùng vitamin E.

Hạt mè đen cung cấp nguồn chất béo lành mạnh mà cơ thể chúng ta cần để sản sinh năng lượng cho quá trình sinh học và sinh lý quan trọng ở tim, cơ, máu và hệ thần kinh. Chất béo sẽ làm dung môi cung hòa tan một số dưỡng chất. Đây cũng là chất cách nhiệt cho cơ thể.

Chất béo ở hạt vừng đen là chất béo không bão hòa – chất béo dễ chuyển hóa, có lợi cho cơ thể. Chúng sẽ thay thế chỗ cho cholesterol xấu, nhờ vậy sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim giống như vai trò của các loại thuốc hạ cholesterol máu.

Chế biến vừng đen hạ cholesterol máu

  • Nấu chè vừng đen rang thơm 80 gram vừng, sát vỏ để nấu chè. Sử dụng mật ong thay thế cho đường để tạo ngọt.
  • Nấu sữa mè đen cùng các loại hạt như đậu nành, hạt sen, hạt óc chó, hạt điều,….

Tác dụng phụ của mè đen

  • Gây đau bụng, tiêu chảy với những người tiêu hóa kém.
  • Không phù hợp với người huyết áp thấp: vừng đen sẽ hạ huyết áp, người yếu sẽ mệt mỏi, chóng mặt,…
  • Một số người bị dị ứng, nổi mẩn đỏ, ngứa rát, đau đầu khi sử dụng mè đen.
  • Nếu lạm dụng vừng đen quá mức sẽ cản trở quá trình hấp thụ khoáng chất.

vung-den

Tham khảo thêm: 5 loại thuốc Nam nhuận tràng phổ biến, hiệu quả nhất

4. Nấm hương

Nấm hương được xem như một loại nấm thảo dược quý được sử dụng phổ biến trong nấu ăn. Bởi nấm vừa có hương vị thơm ngon lại mang nhiều dưỡng chất. Cụ thể 1 bát nấm 15 calo, 2,2 gram chất đạm, 0,2 gram chất béo, 2,3 gram carbohydrate, 0,7 gram chất xơ và 1,4 gram đường. Như vậy, hàm lượng calo trong nấm thấp nhưng có nhiều dưỡng chất quan trọng.

Một số tác dụng của nấm hương có thể nhắc đến như: giảm cân, nâng cao sức đề kháng, cơ thể có thể tránh được các bệnh cảm cúm thông thường, cung cấp chất dinh dưỡng, phù hợp với bện nhân tiểu đường.

Nấm hương có khả năng điều tiết các hoạt động tim mạch. Như lượng máu lưu chuyển trong động mạch vành tăng, giảm mức oxy tiêu thụ. Đặc biệt, chất Eritadenine trong nấm hạ cholesterol máu bằng cách phân hủy chất béo.

Nấu canh nấm hương hạ cholesterol máu

Nguyên liệu nấm hương 10 gram, mộc nhĩ 10 gram rửa sạch, ngâm nở nấu cùng 100 gram thịt nạc . Uống canh khi còn nóng để có hương vị thơm ngon và tác dụng tốt.

Các phản ứng phụ xảy ra khi ăn nấm hương

  • Nấm không an toàn khi chưa nấu chín.
  • Có thể gây xưng da, làm dạ dày khó chịu, gây bất thường trong máu.
  • Sử dụng nấm hương nhiều sẽ làm tăng độ nhạy cảm với ánh sáng mặt trời: di ứng da hay gặp các vấn đề hô hấp.

nam-huong

Tham khảo thêm: Bí kíp làm thịt chân giò hầm thuốc bắc siêu ngon tại nhà

5. Bí đỏ

Bí đỏ hay bí ngô là loại quả giàu giá trị dinh dưỡng. Trong khoảng 250 gram bí đỏ chứa tới 245% lượng vitamin A, 19% vitamin C, 11% vitamin B2, 10% vitamin E khuyến nghị tiêu thụ hằng ngày. Cùng nhiều khoáng chất: kali, đồng, mangan, sắt. Bất ngờ hơn trong bí đỏ có đến 94% là nước nên lượng calo và chất béo tương đối thấp.

Bí ngô chứa nhiều chất dinh dưỡng có khả năng nâng cao sức khỏe tim mạch. Bởi kali, vitamin C và chất xơ là những chất ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của tim mạch. Khoa học đã chứng minh những người có lượng kali cao hơn thường sẽ có huyết áp thấp hơn và ít nguy cơ bị đột quy – 2 ảnh hưởng xấu của bệnh tim. Trong bí đỏ cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, ngăn cho cholesterol xấu LDL không bị oxy hóa. Bởi khi loại chất béo này bị oxy hóa, chúng sẽ đóng cục dọc theo mạch máu, làm xơ vữa, tắc động mạch. Như vậy dòng máu lưu thông gặp nhiều khó khăn và nguy cơ mắt bệnh tim cao.

Cách nấu bí đỏ tốt cho sức khỏe

Mỗi ngày sử dụng khoảng 100 gram bí đỏ hấp cho thật mềm sau đó đem say nhuyễn cùng 250ml nước làm sinh tố hoặc cho ít nước hơn để nấu súp. Vì bí đỏ có vị ngọt tự nhiên nên không cần bổ sung đường. Sử dụng món ăn trong bữa sáng.

Những đối tượng không nên ăn bí đỏ

  • Những người bị dị ứng bí đỏ
  • Bí đỏ đóng vai trò như thuốc lợi tiểu làm tăng lượng nước và muối bị thải ra ngoài cơ thể. Vì vậy nó có thể tác động xấu đến thuốc Lithium do làm giảm tỉ lệ chất này bị loại bỏ khỏi cơ thể.
  • Bánh ngô tốt cho sức khỏe nhưng khi nó được dùng trong các món tráng miệng nhiều đường sẽ không tốt cho sức khỏe.

bi-do-ha-cholesterol-mau

Tham khảo thêm: Những điều cần biết về bệnh viêm đại tràng

Nơi bán thực phẩm hạ cholesterol máu chất lượng

Thực tế, có rất nhiều nơi bán thực phẩm hạ cholesterol máu trên thị trường. Có đa dạng từ các cửa hàng truyền thống đến những chuỗi cửa hàng hiện đại. Tuy nhiên rất khó để biết được thực phẩm ở đâu mới đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, không có hóa chất bảo quản hay dư lượng thuốc trừ sâu.

Nông sản Dũng Hà là đơn vị kinh doanh thực phẩm sạch với đầy đủ rau củ tươi, hoa quả, thịt cá, đồ khô,… Với nhiều năm phục vụ người tiêu dùng, sản phẩm tại đây được đánh giá cao cả về mức giá và chất lượng.

Nắm được những băn khoăn, lo lắng của khách hàng, Nông sản Dũng Hà luôn cố gắng nâng cao chất lượng từng sản phẩm của mình. Giúp khách hàng tiết kiệm thời gian tìm kiếm, an tâm lựa chọn đúng sản phẩm chất lượng, bảo vệ sức khỏe.

Vì vậy khi mua thực phẩm sạch tại Hà Nội, hay mua thực phẩm xanh tại Hồ Chí Minh, bạn đừng ngần ngại mà liên hệ với Dũng Hà ngay nhé. Dũng Hà luôn sẵn sàng hỗ trợ, phục vụ bạn!

Thông tin liên hệ

  • Hotline: 1900 986865
  • Website: https://nongsandungha.com/

Hoặc bạn có thể qua trực tiếp tại các cơ sở Nông Sản Dũng Hà:

  • Chi nhánh 1: 11 Kim Đồng – Phường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
  • Chi nhánh 2: A10 – Ngõ 100 Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
  • Chi nhánh 3: Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec