Nấm là thực phẩm chứa nhiều chất bổ dưỡng. Đi cùng với đó, một số loại được xem như nấm dược liệu quý với những công dụng bất ngờ. Bạn đã nhận biết được hình dáng, công dụng cùng nhưng lưu ý khi sử dụng chúng chưa, hãy cùng Nông sản Dũng Hà tìm hiểu trong bài viết dưới đây nha!
1. Nấm dược liệu quý – linh chi
Ganoderma lucidum là tên khoa học của nấm linh chi. Chúng thường mọc ở vùng nhiệt đới do đó sinh trưởng tốt lại khu vực châu Á. Cây nấm con có màu trắng đục nhưng chuyển dần sang nâu, đỏ khi về già. Thân nấm lúc thu hoạch được đã hóa mộc, cứng, có vị đắng. Loại nấm này có thể ăn sống hoăc chế biến thành nhiều dạng sử dụng. Nấm linh chi có những công dụng tuyệt vời với sức khỏe con người, được xem như loại nấm dược liệu quý.
Các công dụng nổi bật của nấm linh chi:
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nấm linh chi có khả năng ảnh hưởng đến các gen ở tế bào bạch cầu. Chúng giúp chuyển đổi quá trình viêm nhiễm, tăng hiệu quả hoạt động ở bạch cầu. Do vậy cơ thể giảm nguy cơ bị nhiễm trùng, có khả năng chống lại một số loại ung thư, trong đó có ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến,…
- Cải thiện chức năng hệ thần kinh. Người mệt mỏi, suy nhược thần kinh hay thậm trí là trầm cảm cảm thấy tốt hơn khi sử dụng nấm linh chi. Chúng cải thiện các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, từ đó người bệnh cảm thấy khỏe mạnh hơn.
- Có lợi cho hệ tuần hoàn. Do trong nấm linh chi có chất làm tăng lượng cholesterol HDL – là loại cholesterol tốt, giảm lượng chất béo, kiểm soát lượng đường trong máu. Điều này còn có thấy các bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng nấm linh chi. Tuy nhiên những công dụng của loại nấm này đang được nghiên cứu nhiều và sâu sắc hơn.
Theo khuyến nghị của một số cơ sở ý tế, chỉ nên dùng từ 25 -100g với nấm tươi và khoảng 2 – 9g nấm khô mỗi ngày để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Tham khảo thêm: Khám phá danh mục các loại cây dược liệu quý tại Việt Nam
2. Nấm vân chi – dược liệu quý của núi rừng
Loại nấm này có mũi dẹt, mặt trên có nhiều vân với màu sắc biến đổi từ tối ở tâm và sáng dần ở vành mũ nấm. Đặc biệt, nấm không có chân, mọc thành từng lớp đan xem. Bởi thế nên chúng còn có tên gọi khác là “nấm đuôi gà tây“.
Nấm dược liệu quý vân chi có những công dụng sau:
- Chống oxy hóa. Trong nấm vân chi có chứa các chất chống oxy hóa như flavonoid và phenol. Các chất này có khả năng ổn định cách gốc tự do, giảm viêm, hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó sử dụng nấm vân chi còn làm tăng lượng bạch cầu (1 chức năng tương tự với nấm linh chi). Vì vậy chúng dó khả năng giảm thiểu nguy cơ ung thư.
- Cho đường ruột khỏe mạnh. Tác dụng này đến từ lợi khuẩn có trong nấm là lactobacillus và bifidobacterium. Nấm cải thiện hệ tiêu hóa, giảm tiêu chảy.
- Một số nghiên cứu cũng có thấy nó có tác dụng với việc kháng khuẩn, tác động tích cực trong cải thiện kháng insulin ở bệnh nhân tiểu đường.
Tuy nhiên cũng như các loại nấm khác, nấm vân chi có các tác dụng phụ như sau:
- Gây dị ứng ở 1 số người
- Xuất hiện triệu chứng tiêu hóa như đầy, phân tối màu
- Làm buồn nôn, chán ăn
- Có thể làm đen móng tay
Do vậy cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ về liều lượng, cách sử dụng trước khi dùng.
Tham khảo thêm: Nhân sâm-vị thần dược cho sức khỏe con người
3. Đông trùng hạ thảo – loại nấm dược liệu đặc biệt
Tuy có hình dáng khá lạ xong đông trùng hạ thảo cũng được xếp vào họ nấm. Cụ thể đây là loại nấm ký sinh bên trong con sâu non, thuộc loại Cordyceps sinensis. Nấm ký sinh sẽ hút chất dinh dưỡng từ cơ thể sâu, lớn dần ra khỏi xác sâu. Khi đủ lớn chúng ra vươn lên bề mặt đất và được gọi là “Đông trùng hạ thảo”. Có rất nhiều loại đông trùng hạ thảo khác nhau nhưng nhìn chung, tất cả đều có lợi ích:
- Hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường típ 2. Nấm dược liệu quý trên giữ cho mức đường trong máu ở mức ổn định, học theo hoạt động của insulin do vậy đảm bảo được sức khỏe cho bệnh nhân.
- Chống lão hóa: Chức năng này tương tự với các chất chống oxy hóa khác với vai trò trung hòa gốc tự do.
- Tăng hiệu suất luyện tập. Khi cơ thể vận động mạnh, đặc biệt trong lúc tập thể dục, đông trùng hạ thảo giúp co thể tiết ra các chất cần thiết để cung cấp năng lượng cơ bắp, sử dụng oxy trong máu hiệu quả.
- Ngăn cản sự phát triển của các khối u. Nó có khả năng ức chế tế bào ung thư, hiệu quả với ung thư phổi, gan, và ruột. Tuy nhiên tiềm ẩn một tác dụng phụ là làm giảm bạch cầu (ngược lại với nấm linh chi và nấm vân chi)
- Ổn định nhịp tim. Tim sẽ hoạt động đều đặn, giảm thiểu khả năng mắc bệnh suy tim.
Đông trùng hạ thảo được xem là khá lành tính, ít tác dụng phụ. Chúng có lợi cho sức khỏe con người.
4. Nấm dược liệu lim xanh
Nấm lim xanh có tên khoa học là Ganoderma lucidum là một loại nấm linh chi đặc hữu mọc trên thân cây lim. Có sự phân biệt vị trí mọc là nấm lim xanh mọc từ rễ cây Lim và nấm lim xanh mọc trên thân cây Lim. Loại thứ hai sẽ hiếm gặp hơn. Nấm lim xanh có kích thước nhỏ hơn so với các loại nấm linh chi khá, mũ nấm rộng tối đa 20cm. Mặt nấm hơi bóng và màu vàng nhạt, khi khô sẽ có màu nâu đen. Thường với người biết đến lần đầu, nó bị nhầm tưởng sẽ có màu xanh giống như tên gọi.
Nấm lim xanh được xếp vào nấm dược liệu quý với rất nhiều công dụng:
- An thần: cho giấc ngủ sâu, giảm stress, suy nhược thần kinh
- Tốt cho gan mật: nó có tác dụng giải độc gan, bảo vệ gan khỏi vị viêm, xơ gan, gan nhiễm mỡ. Người dùng nấm lim xanh cũng cảm giác ăn ngon miệng hơn do tăng tiết dịch mật, tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn.
- Hạn chế và khắc phục di chứng tai biến mạch máu não. Sử dụng nấm giúp hạ huyết áp. Các chất trong nấm cũng có thể làm tan các cục máu đông, hết tắc nghẽn mạch máu não.
- Phòng chống ung thư: cũng giống như các họ hàng của nấm linh chi, nấm lim xanh được phát hiện có khả năng hạn chế tác nhân gây ung thư hay tránh ung thư di căn.
Nấm lim xanh tương đối lành tính nhưng chỉ tốt khi sử dụng có đúng đối tượng phù hợp. Ví dụ người bị huyết áp thấp, người thận yếu hay phụ nữ mang thai và trẻ em là những người không nên sử dụng. Bên cạnh đó cần lưu ý sự tương tác của nấm với một số loại thuốc, tránh nguy hại cho cơ thể.
Tham khảo thêm: Cách bảo quản thuốc Đông y không bị ẩm mốc
5. Nấm thượng hoàng cực kỳ quý hiếm
Nấm thượng hoàng còn có tên gọi khác là nấm hoàng sơ. Đây được coi là nấm dược liệu quý hiếm, mọc trên cây dâu tằm. Tán nấm có bề mặt nhỏ nhưng dày, có màu vàng nhạt, mịn mượt. Ngày nay do có nhiều công dụng và giá trị kinh tế cao, nấm được lai tạo để trồng trên các thân gỗ thông thường.
Nấm thượng hoàng có hiệu quả trong:
- Tăng cường trí nhớ: người già chậm nhớ, chóng quên nên sử dụng nấm thượng hoàng.
- Trị eczema: nấm thượng hoàng có thể điều trị viêm da dị ứng chàm bội nhiễm nhờ cơ chế làm giảm số lượng tế bào miễn dịch góp mặt gây viêm.
- Bên cạnh đó nấm thượng hoàng cũng có tác dụng tốt với các bệnh ung thư, tiểu đường, tim mạch,…
Mặc dù chưa nó nhiều nghiên cứu rõ ràng về tác dụng phụ khi sử dụng loại nấm này. Nhưng có giả thuyết cho rằng nấm thượng hoàng gây hại cho người bị mắc phải một số bệnh tự miễn nhất định. Hãy cẩn trọng khi sử dụng!
6. Nấm dược liệu quen thuộc – nấm hương
Nấm hương không còn là cái tên xa lạ với nhiều người. Nó thường được biến đến là loại nấm thơm ngon, mang lại hương vị cho nhiều món ăn. Nhưng chắc hẳn ít ai để ý nấm hương cũng được xếp vào loại nấm dược liệu quý.
Một số công hiệu có thể kể đến ở nấm hương như:
- Kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả chống lại các chứng cảm lạnh, cảm cúm cùng nhiều bệnh khác.
- Bổ máu: Hàm lượng chất sắt ở nấm hương tương đối cao, thúc đẩy tái tạo hồng cầu. Dùng nấm hương sẽ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
- Tốt cho làn da: selen là khoáng chất phá hủy được các gốc tự do, ngăn cho làm da không bị ảnh hưởng bởi oxy hóa. Đây cũng là chất điều trị mụn trứng cá tự nhiên, từ sâu bên trong. Chất này có trong nấm hương.
- Nấm hương cũng tốt cho tim mạch, kháng khuẩn,…
Nấm hương được sử dụng để nấu ăn nhiều, không nên sử dụng nấm sống. Nếu gặp các vấn đề về tiêu hóa như dạ dày khó chịu thì nên ngừng sử dụng. Nấm hương cũng làm tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mắt trời.
Tóm lại,
Các loại nấm dược liệu quý đều có tác dụng tốt cho sức khỏe con người với những công dụng chung như: Tốt cho tim mạch, giàu chất chống oxy hóa, có khả năng ngăn ngừa ung thư và tốt cho bệnh nhân tiểu đường,… Bên cạnh đó mỗi loại nấm sẽ có tác dụng phụ trong một số trường hợp đặc biệt. Do vậy nên lưu tâm sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất.
Với đó, do giá trị kinh tế của các loại nấm dược liệu quý là tương đối cao. Nên nhiều gian thương đã lợi dụng bán những sản phẩm kém chất lượng để thu lợi bất chính. Tại Nông sản Dũng Hà có cung cấp một số loại nấm kể trên có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo uy tín. Liên hệ qua thông tin dưới đây để mua được sản phẩm tốt nhé!
- Hotline: 1900 986865
- Website: https://nongsandungha.com/
Hoặc bạn có thể qua trực tiếp tại các cơ sở Nông Sản Dũng Hà:
- Chi nhánh 1: 11 Kim Đồng – Phường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
- Chi nhánh 2: A10 – Ngõ 100 Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
- Chi nhánh 3: Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh