Thuốc Đông y được bào chế từ các cây cỏ có trong tự nhiên thành nhiều dạng khác nhau. Do có nguồn gốc nhiên nhiên, không hóa chất nên thuốc rất dễ bị ẩm mốc. Bài viết dưới đây là một vài thông tin cho việc bảo quản thuốc Đông Y hiệu quả. Bạn hãy đón đọc nhé!
1. Các dạng bào chế thuốc Đông y phổ biến
Trước khi hiểu về cách bảo quản thuốc Đông y hiệu quả thì cần nắm được dạng thuốc bào chế để áp dụng phương pháp bảo quản thích hợp. Theo Y học dân gian, có 6 kiểu bào chế thuốc Đông y như sau:
1.1. Thuốc thang
Thuốc thang là dạng thuốc được bào chế bằng cách phối hợp các loại thuốc Đông y theo kiến thức Y học cổ chuyền. Nguyên liệu làm thuốc là các dạng thuốc khô, thuốc lá: kỷ tử, thục địa, ích mẫu, hà thủ ô,…. sắc chung trong một khoảng thời gian nhất định. Thuốc thành phẩm sẽ ở dạng lỏng, thường có màu nâu từ đậm tới nhạt tùy theo thời gian sắc và sử dụng. Cách bảo quản thuốc Đông y chính là cách bảo quản từng thành phần trong thang thuốc.
1.2. Thuốc cao
Thầy thuốc điều chế ra thuốc cao (hay cao thuốc) bằng cách cô đặc hoặc sấy dịch chiết từ các loại thảo dược. Có 3 dạng cao: cao đặc (độ sánh cao, dẻo), cao khô (thường được cắt thành hình dạng nhất định) và cao lỏng( sệt, sáng nhẹ).
Cao thuốc thường tối màu, chứa nhiều thành phần và quy trình chế biến tinh vi. Ví dụ như cao cà gai leo được chiết suất từ cây tươi, chứa hàm lượng dược chất cao. Trong điều trị, người bệnh chỉ cần sử dụng liều lượng khoảng 1/6 thìa nhỏ trên ngày là vừa đủ. Vì thế bảo quản cao thuốc thường phức tạp hơn các dạng bào chế khác.
>Tham khảo thêm: Khám phá danh mục các loại cây dược liệu quý tại Việt Nam
1.3. Viên hoàn mềm
Thuốc tễ là tên gọi khác của viên hoàn mềm. Thuốc có dạng hình cầu, bán kính viên thuốc từ 0.5 – 1 cm. Thuốc tễ có độ mềm do có sự kết hợp giữa thuốc với mạch nha, mật ong. Thảo dược dạng tễ tiện lợi và dễ sử dụng. Tuy nhiên do có chứa đường nên cách bảo quản thuốc Đông y này đòi hỏi sự cẩn thận cao hơn.
1.4. Viên đan
Đây được xem là loại thuốc Đông y có cách bảo quản đơn giản nhất. Là một dạng viên hoàn khác, viên đan cứng có tính chất tương tự với thuốc tễ ở dạng thuốc tròn, kết tinh của nhiều loại thuốc. Nhưng viên thuốc rắn và nhỏ hơn nhiều. Độ ẩm thuốc rất thấp.
1.5. Bột (thuốc tán)
Đây chỉ đơn giản là các nguyên liệu thuốc khô được tán thành bột mịn và sử dụng để chữa bệnh. Với thuốc bột, người dùng có thể đắp trực tiếp lên vết thương hoặc uống. Hạn chế của loại thuốc này là ít tiện lợi như viên đan, cũng khó bảo quản thuốc Đông y, dễ vương vãi khi sử dụng. Một số dạng thuốc tán làm từ củ thuốc: bột tam thất, bột nhân sâm,….
>Tham khảo thêm: Những sự thật bất ngờ về củ tam thất có thể bạn chưa biết
1.6. Thuốc rượu
Rượu thuốc được bào chế bằng cách ngâm các thảo được có tính tương thích cao cùng rượu để phát huy hiệu quả thuốc cao nhất. Có thể kể đến một vài cái tên như ngưu tất, đinh lăng, nhân sâm,… ngâm rượu tốt. Người dùng sẽ sử dụng thuốc bằng cách uống trực tiếp hoặc xoa bóp tại vị trí bị đau.
>Tham khảo thêm: Các bài thuốc cực kì hữu ích từ ngưu tất
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo quản thuốc Đông y
Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến việc bảo quản thuốc Đông y. Dưới đây là một số tham khảo cho các điều kiện bảo quản tác động tới chất lượng thuốc được Nông sản Dũng Hà tổng hợp từ nhiều bài viết chuyên về thuốc y học cổ truyền:
2.1. Dạng bào chế
Như đã liệt kê ở trên mỗi loại thuốc chế biến sẽ có các đặc điểm khác nhau. Do vậy cách bảo quản thuốc bào chế cũng không giống nhau ở mỗi dạng. Dễ nhận thấy viên đan cứng có độ tiện lợi cao và cách lưu trữ đơn giản nhất. Phần bảo quản khó khăn hơn sẽ thuộc về các dạng thuốc cao.
2.2. Cách đóng gói
Đây là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến việc bảo quản thuốc Đông y. Hiện nay tại các cơ sở sản xuất hiện đại sẽ ưu tiên dùng túi/hộp hút chân không. Cách làm này ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm mốc và kiểm soát độ ẩm trong thuốc suốt thời gian vận chuyển và bán hàng. Với cơ sở, quầy thuốc truyền thống sẽ ưu tiên bọc thuốc trong giấy báo, túi bóng hoặc hộp nhựa do chi phí rẻ và dễ đóng gói. Cách làm này sẽ không giữ được thuốc lâu như bên trên. Tuy nhiên dù ở dạng đóng gói nào thì sau khi cắt bao gói ra sử dụng, nếu người dùng không giữ gìn thuốc Đông y đúng cách, nguy cơ thuốc bị hỏng đều là như nhau.
>Tham khảo thêm: Các tác dụng của xuyên khung mà có thể bạn chưa biết
2.3. Chất lượng thuốc
Được xem là yếu tố hàng đầu trong việc phát huy công dụng của dược liệu, chất lượng thuốc cũng có tác động đáng kể vào việc bảo quản thuốc Đông y được lâu hay không. Tùy dạng thuốc mà chất lượng thuốc sẽ có tác động cùng chiều hay ngược chiều tới thời gian bảo quản. Ví dụ với các loại thuốc lá khô, thuốc tốt thì thời gian bảo quản được lâu nhưng với thuốc cao lại với từng trường hợp và độ sánh sẽ có thời gian sử dụng khác nhau.
2.4. Độ ẩm không khí
Phần lớn các thuốc Đông Y đều ở dạng khô, độ ẩm tương đối thấp nên rất nhạy cảm với hơi nước trong không khí. Thuốc hoàn mềm, cao đặc, cao khô dễ bị biến dạng, chảy nước còn viên đan, thuốc bột, thuốc khô dễ bị ẩm mốc, mục nát nếu hấp thụ nhiều ẩm. Độ ẩm không khí cao cũng tạo điều kiện cho nấm mốc và vi khuẩn xâm nhập, làm biến tính chất lượng thuốc. Do vậy kiểm soát độ ẩm là cách bảo quản thuốc Đông y cốt lõi.
2.6. Nhiệt độ
Đi cùng với độ ẩm không khí sẽ là độ ẩm. Nhiệt độ bảo quản thuốc thông thường nên là nhiệt độ phòng từ 20 – 25 độ C. Tránh để bài thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời lâu. Nhiệt độ môi trường cũng là yếu tố liên quan tới độ ẩm không khí. Vào thời tiết đặc biệt như trời nồm, oi nóng cần đặc biệt lưu ý giữ gìn thuốc cẩn thận.
2.7. Thời gian bảo quản
Không có loại thuốc nào giữ được công dụng trong thời gian không giới hạn. Thông thường thời gian bảo quản thuốc Đông y sẽ từ 6 -12 tháng. Với thuốc đã được chế biến đặc biệt (viên hoàn, cao,…) thì có thể thời gian còn ngắn hơn. Sau thời gian này dù có kiểm soát tốt các yếu tố bên trên thì hiệu quả sử dụng thuốc cũng không được như ban đầu.
3. Bảo quản thuốc Đông y đúng cách
Dựa vào những thông tin cung cấp ở trên, dưới đây là những lưu ý chung trong việc bảo quản thuốc Đông y được lâu, không bị ẩm mốc, biến tính:
- Phơi sấy với những dược liệu thô, dùng trong thuốc sắc theo thang. Đặc biệt sau những ngày nồm. Lưu ý, không phơi quá lâu khiến thuốc bị giòn, mục nát. Khi phơi cần đặt lên sàng, khăn vải mỏng (có thể có che chắn) nhằm hạn chế bụi, tạp chất bay vào thuốc.
- Tùy theo chỉ dẫn cụ thể của thầy thuốc mới được phép để thuốc vào tủ lạnh. Hầu hết các dạng thuốc Đông y chỉ cần bảo quản trong nhiệt độ khô ráo, thoáng mát, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với không khí. Khi cho thuốc Đông y vào tủ lạnh, thuốc sẽ nhanh hỏng hơn lúc đem ra sử dụng.
Với từng dạng thuốc, cách bảo quản thuốc Đông y cụ thể như sau:
- Thuốc dạng cao: cần để trong lọ đậy kín, nơi mát mẻ. Những khi thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao mới cất vào cách cửa của ngăn mát tủ lạnh (không để nhiệt độ thuốc quá thấp).
- Thuốc dạng viên: Đặc biệt nhạy cảm với độ ẩm không khí và nấm mốc. Người dùng nên cất thuốc trong lọ kín có túi chống ẩm ở nhiệt độ thường. Với viên hoàn mềm do tính ngọt còn đề phòng côn trùng.
- Thuốc dạng lỏng: thuốc rượu hay cao lỏng đều dễ bị lên mem khi nhiệt độ cao, gây sự thay đổi hương vị và công dụng. Do vậy hãy giữa thuốc ở nơi thoáng mát, ít ánh sáng.
Lời kết
Tóm lại, bảo quản thuốc Đông không bị ẩm mốc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nhưng trước hết chất lượng thuốc phải tốt mới đảm bảo giữ thuốc lâu dài. Tại Nông sản Dũng Hà có cung cấp một số loại Đông y có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo uy tín. Liên hệ qua thông tin dưới đây để mua được sản phẩm tốt nhé!
- Hotline: 1900 986865
- Website: https://nongsandungha.com/
Hoặc bạn có thể qua trực tiếp tại các cơ sở Nông Sản Dũng Hà:
- Chi nhánh 1: 11 Kim Đồng – Phường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
- Chi nhánh 2: A10 – Ngõ 100 Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
- Chi nhánh 3: Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh