Huyết áp thấp cũng nguy hiểm và cần được quan tâm nhiều như bệnh cao huyết áp. Bởi nó tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe. Vậy theo dõi bệnh huyết áp thấp như nào và làm sao để khắc phục, hãy tìm hiểu bài viết dưới đây cùng Nông sản Dũng Hà nhé!
1. Chỉ số huyết áp thấp
Thông thường, mọi người thường chỉ quan tâm tới vấn đề huyết áp cao mà ít khi để ý rằng “Huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm?”
Theo quy chuẩn chung, huyết áp được đo bằng hai chỉ số là huyết áp tâm thu (áp lực khi tim co bóp) và huyết áp tâm trương (là áp lực lúc tim nghỉ ngơi trong 1 chu kỳ). Huyết áp tâm thu thường lớn hơn huyết áp tâm trương.
Một người khỏe mạnh bình thường sẽ có chỉ số huyết áp gần mức 120/80 mmHg. Ở người huyết áp thấp, con số đo được ở huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mnHg hoặc/và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60mg.
Khi huyết áp thấp cho thấy tim hoạt động yếu, lượng máu đi nuôi cơ thể nhỏ. Do vậy não cùng nhiều bộ phận khác của cơ thể sẽ không có đủ dưỡng chất và oxy cần thiết cho hoặc động bình thường.
Tham khảo thêm: Tại sao phải giải độc gan
2. Huyết áp thấp ảnh hưởng gì đến sức khỏe
Huyết áp thấp là tình trạng bệnh lý thường ít được nhắc đến so với huyết áp cao, nhưng sự nguy hiểm của nó với sự khỏe không hề nhỏ.
Trước hết nên tìm hiểu triệu chứng huyết áp thấp – những dấu hiệu hạ huyết áp
- Chóng mặt
- Buồn nôn
- Thiếu tập trung
- Đầu óc mụ mị, buồn ngủ
- Tầm nhìn ngắn
- Mệt mỏi
- Ngất xỉu
Đều là những triệu chứng cho thấy chỉ số huyết áp đang thấp hơn mức bình thường
Với người bình thường, khi chỉ số huyết áp thấp có thể chỉ cần nghỉ ngơi, bổ sung năng lặng sẽ hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp được bác sĩ chuẩn đoán bệnh huyết áp thấp, người bệnh cần được theo dõi, hỗ trợ điều trị.
Hạ huyết áp đột ngột có thể nguy hại đến tính mạng. Theo trích dẫn của một số chuyên gia, khi huyết áp giảm từ 110 mmHg xuống 90 mmHg sẽ gây cảm giác chóng mặt đến ngất xỉu vì máu không lên tới não. Những vết thương chảy máu sẽ không kiểm soát được. Kèm theo đó là tình trạng mất nước nhanh do tiêu chảy, nôn mửa ,… có thể dẫn đến mất mạng.
Huyết áp thấp thường xuyên khiến cơ thể luôn trong trạng thái thiếu năng lượng, yếu ớt. Do vậy nó ngăn cản người bệnh thực hiện nhiều hoạt động mà họ mong muốn, gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống tinh thần.
3. Nguyên nhân huyết áp thấp
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới huyết áp thấp. Theo thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn uy tín do các bệnh viện đưa ra, các lý do chính làm huyết áp thấp bao gồm:
- Thiếu máu hoặc thiếu nước: do lượng máu trong cơ thể không đủ so với lượng cơ thể cần. Máu trong mạch ít sẽ làm giảm áp lực lên thành mạch.
- Chức năng tim suy giảm: khi lực co bóp của tim không đủ mạnh sẽ không đủ khả năng tạo áp lực cần thiết lên thành mạch.
- Hạ đường huyết hoặc do bệnh tiểu đường.
- Cơ thể suy nhược do căng thẳng, áp lực, hoặc mắc các bệnh lý.
- Sử dụng các chất độc hại.
- Hệ thần kinh không phản ứng kịp với sự thay đổi trong chuyển động của cơ thể. Ví dụ rõ ràng nhất là khi một người đang ngồi bỗng đứng lên thì tối sầm mặt mũi lại, chao đảo. Hệ thần kinh ko kịp điều chỉnh hoạt động của mạch máu.
- Do tác dụng phụ ở một số loại thuốc.
- Do điều kiện môi trường tự nhiên: thay đổi áp lực không khí
- Tình huống sốc phản vệ.
- Liên quan tới việc phụ nữ mang thai.
Tham khảo thêm: Tình trạng thoái hóa cột sống ở dân văn phòng tăng cao
4. Cách sơ cứu khi tụt huyết áp
Trong trường hợp huyết áp hạ quá nhanh, gây ngất, nguy hiểm đến tính mạng, chúng ta cần có biện pháp sơ cứu đúng cách để đưa người thoát khỏi cơn nguy kịch.
Người tụt huyết áp nhanh khả năng cao là do hạ đường huyết. Do vậy cách sơ cứu dưới đây nhằm mục đích ổn định lại lượng đường trong máu như sau:
- Đầu tiên cần chắc chắn người bệnh không có liên quan tới bệnh tiểu đường để đảm bảo đang sơ cứu đúng cách.
- Người sơ cứu cần có thái độ bình tĩnh, yêu cầu mọi người để không gian thoáng cho người bệnh hít thở.
- Cho bệnh nhân nằm/ngồi xuống bề mặt phẳng, có gối kê đầu và chân. Để vị trí chân cao hơn đầu cho máu dễ lưu thông.
- Sử dụng trà gừng, chè đặc, cà phê hoặc đồ ăn nhiều muối. Trong trường hợp khẩn cấp không có sẵn đồ thì cho người bệnh uống nhiều lọc để tạm thời ổn định lại cơ thể.
- Sử dụng thuốc hỗ trợ huyết áp thấp.
- Nếu bệnh nhân vẫn nguy kịch cần liên hệ ngay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
Trên hết để tình trạng này không diễn ra, mỗi người cần chủ động ngăn ngừa nguy cơ tụt huyết áp.
5. Ngăn ngừa huyết áp thấp
Sau khi đã nhận biết được mức độ nguy hiểm cùng nguyên nhân gây huyết áp thấp, dưới đây sẽ chỉ ra một số cách khắc phục tình trạng này
“Huyết áp thấp có chữa khỏi được không?” là băn khoăn của nhiều người. Nếu đây là tình trạng bệnh lâu ngày cần phối hợp tích cực với cơ sở y tế để cải thiện sức khỏe. Còn nếu chỉ là tụt huyết áp do cơ thể mệt mỏi tạm thời thì hoàn toàn chữa khỏi được. Miễn là bạn có một nếp sống lành mạnh.
5.1. Huyết áp thấp ăn gì
Các thực phẩm tốt cho người huyết áp thấp sẽ là những thực phẩm bổ sung nước, chất điện giải, bổ sung đường. Cụ thể như sau:
- Rễ cam thảo: sử dụng trong pha nhiều loại trà thảo dược thanh nhiệt, vị ngọt mát. Dược liệu này giải quyết tình trạng hạ huyết áp do hàm lượng cortisol ở máu thấp.
- Nhân sâm có tính bổ dưỡng cao. Dùng trong pha trà, chế biến các món hầm bổ dưỡng làm ổn định nhịp tim, tăng huyết áp.
- Muối: những người thói quen ăn quá nhạt có thể thiếu đi lượng muối cần thiết cho cơ thể. Muối ăn hằng ngày có chứa natri, giúp cân bằng dịch, tăng huyết áp. Cũng nên lưu ý rằng sử dụng nhiều muối sẽ làm huyết áp cao. Hãy cân nhắc lượng muối hợp lý khi sử dụng mỗi ngày
- Đồ uống có caffein: trà, cà phê, chocolate, coca. Caffein giúp cơ thể tỉnh táo cũng như tăng huyết áp. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng được cà phê và trà đặc. Họ có thể bị say khi sử dụng trong lúc đói, gây phản tác dụng mong muốn, khiến cơ thể thêm khó chịu.
- Củ gừng: vô cùng hữu ích khi cơ thể đang bị choáng do tụt huyết áp. Trà gừng làm ấm cơ thể cùng ổn định lại huyết áp.
- Thực phẩm giàu sắt và protein: thịt đỏ, trứng, sữa, cá, củ dền, các loại đậu,…
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Tham khảo thêm: Cách chế biến cây lạc tiên; vị thuốc quý cho sức khỏe vàng
5.2. Huyết áp thấp không nên ăn gì
Các thực phẩm nên tránh là cách thực phẩm làm giảm huyết áp khiến chỉ số huyết áp vốn không cao còn thấp hơn. Bao gồm:
- Táo mèo
- Rau củ có tính hàn: dưa hấu, đậu đỏ, cải bó xôi, cần tây, mướp đắng, cà chua,…
- Sữa ong chúa, hạt dẻ nướng
- Bia rượu, chất kích thích do chúng làm giãn mạch máu và gây mất nước
5.3. Thay đổi cách sinh hoạt hằng ngày
- Đi ngủ sớm hơn để có giấc ngủ sâu, đủ thời gian cho cơ thể nghỉ hơi.
- Dùng gối vừa đủ, không kê đầu quá cao để máu dễ lưu thông lên não
- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, không bỏ bữa đặc biệt là bữa sáng. Trong trường hợp cơ thể yếu, hoạt động nhiều nên chủ động mang theo kẹo ngọt, nước điện giải để bổ sung kịp thời khi cơ thể kiệt sức.
- Trước khi vận động mạnh cần khởi động nhẹ nhàng, thao tác chậm cho cơ thể thích nghi.
- Hạn chế ra ngoài giữa trời nắng gắt. Có trang bị đầy đủ kem chống nắng, các thiết bị che chắn.
- Theo dõi huyết áp thường xuyên. Nếu là tình trạng bệnh lý cần lắng nghe theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Lời kết,
Tóm lại, huyết áp thấp cũng rất nguy hiểm. Bệnh đến từ các nguyên nhân khác nhau và khó kiểm soát. Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân hãy tìm hiểu nhiều hơn về bệnh lý này cũng như xây dựng thói quen sống khỏe mạnh để tận hưởng niềm vui sống.