Chân giò hầm thuốc bắc là món ăn bổ dưỡng, thơm ngon, dễ sử dụng. Món ăn này đặc biệt phù hợp cho những người suy nhược cơ thể. Có thể là đang trong quá trình điều trị hoặc vừa khỏi bệnh và cả phụ nữ sau sinh.
1. Nguyên liệu làm chân giò hầm thuốc bắc
- Chân giò heo: 800g
- Các vị thuốc bắc số lượng nhỏ: thục địa, táo tàu / táo đỏ, hạt sen (tươi hoặc khô đều được), quế, thảo quả, kỷ tử, hoài sơn (hoặc có thể sử dụng gói gia vị hầm thuốc bắc bán sẵn cho tiện lợi)
- Nấm hương (nấm đông cô): 80g
- Cà rốt: 150g
- Củ năng: 150g (hoặc sử dụng loại củ có nhiều tinh bột khác để tạo độ sánh)
- Nước dừa: 300ml – nếu có
- Bột làm sánh: bột năng, bột bắp (2-3 muỗng nhỏ)
- Gia vị: muối, bột ngọt, hạt nêm, dầu ăn, gừng, hành tím, hạt tiêu
>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách nấu bạch quả bổ dưỡng bồi bổ sức khỏe
2. Cách bước làm chân giò hầm thuốc bắc
Bước 1: Làm sạch chân giò
- Đầu tiên bạn cần cạo lông, lớp màng dính trên da, lột móng chân giò. Sau đó trần chân giò qua nước sôi, rửa bằng nước muối loãng. Như vậy sẽ loại sạch mùi hôi và máu đông cho nước hầm thanh, ngọt.
- Thui chân giò: sử dụng cách thui truyền thống bằng rơm sẽ thơm và đẹp hơn. Tuy nhiên bạn cũng có thể thui chân giò trên bếp than, bếp gas. Thui đến khi lớp bì chuyển màu vàng nâu, cháy xém 1 chút là đạt.
- Cạo và làm sạch chân giò một lần nữa. Sau đó, bạn có thể chặt nhỏ hoặc làm chân giò hầm nguyên chiếc tùy theo sở thích.
Bước 2: Chuẩn bị các nguyên liệu khác
- Thuốc bắc: rửa sạch, ngâm nước (đặc biệt là hạt sen khô và hoài sơn cần được ngâm lâu hơn)
- Nấm hương: ngâm mềm, cắt tỉa vừa ăn
- Các củ quả còn lại: gọt vỏ, rửa sạch, sắt khúc
- Hành, gừng: bỏ vỏ, xắt lát mỏng
Bước 3: Nấu chân giò hầm thuốc bắc
- Cho chân giò, thuốc bắc vào nồi áp xuất. Đổ nước sao cho ngập chân giò (trong đó có 300ml nước dừa).
- Thêm hành và gừng cho nước hầm thêm thơm.
- Đun sôi hỗn hợp trên, hớt bọt cho trong nước. Nêm nếm gia vị vừa ăn và bắt đầu hầm.
- Khi thịt bắt đầu mềm hãy thêm các rau củ còn lại vào, đợi chín vừa.
- Trước khi sử dụng, pha thêm bột năng cho nước dùng thêm sánh.
Lưu ý:
- Có nhiều cách chế biến chân giò hầm thuốc bắc khác nhau và không có công thức nào là chuẩn nhất. Hãy thêm bớt các nguyên liệu phù hợp với khẩu vị gia đình bạn thì đó sẽ là món chân giò hầm thuốc bắc ngon nhất.
- Trường hợp bạn không có nồi áp suất có thể sử dụng nồi cơm điện thay thế. Món ăn vẫn có hương vị thơm ngon nhưng cần chú ý lượng nước thường xuyên, tránh bị cháy.
- Nêm gia vị khi nước sôi để thịt chân giò ngấm đều. Một tip nhỏ là bạn nên nêm nếm nhạt hơn vị vừa ăn 1 chút. Khi đó, nước hầm cạn bớt món ăn không bị mặn.
- Rau củ nên cho vào sau cùng tránh bị nồng do hầm lâu.
- Thêm bột năng/ bột bắp cho nước dùng thêm sánh. Vốn dĩ nước hầm chân giò đã có độ sánh nhất định từ collagen ở chân giò, tinh bột rau củ. Nhưng có thể thịt bên trong không đủ thấm. Với cách làm này thịt, thấm nước dùng tốt hơn, không bị bã với những phần thịt nạc.
>> Tham khảo thêm: 5 lợi ích tuyệt vời của trà thanh nhiệt thảo dược
3. Chân giò hầm thuốc bắc ăn với gì?
Chân giò hầm thuốc bắc ăn kèm với rất nhiều thức ăn khác. Chỉ cần chân giò hầm thuốc bắc kết hợp cùng với cơm trắng cũng đã đủ cho một bữa ăn ngon. Ngoài ra, bạn có thể dùng cùng bún, mì tùy sở thích.
Rau sống là đồ ăn kèm cực kỳ hợp. Nó giúp món ăn thêm hấp dẫn không chỉ về màu sắc mà còn chống ngán, cung cấp thêm chất xơ, giúp tiêu hóa.
4. Chân giò hầm thuốc bắc có tác dụng gì?
Chân giò hầm thuốc bắc là món ăn bổ dưỡng, thơm ngon, dễ sử dụng. Món ăn này cung chất nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin, protein, chất khoáng, chất xơ,…
Do vậy nó rất thích hợp để xuất hiện trong thực đơn bữa ăn gia đình. Từ xa xưa, người Việt đã coi chân giò hầm thuốc bắc là món ăn bồi bổ. Nó dành cho những người suy nhược cơ thể kéo dài, vừa khỏi bệnh. Họ sẽ nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Ngoài ra, sử dụng chân giò hầm thuốc bắc cho bà bầu giai đoạn sau sinh giúp lợi sữa, tốt cho cả mẹ và bé.