11/18/2024 08:05:50 pm

Stress và những tác hại của stress lên cuộc sống

Ngày nay, do những áp lực từ cuộc sống, tỉ lệ người bị stress tăng cao và có xu hướng trẻ hóa. Đây là bệnh tâm lý tiềm ẩn nhiều mối nguy cho cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Nhận thức được tác hại của stress và phát hiện bệnh từ sớm sẽ dễ dàng cải thiện tình hình hơn. Cùng Nông sản Dũng Hà tham khảo bài viết dưới đây để biết chi tiết thêm nha!

Stress là gì?

Stress là trạng thái mà khi đó thần kinh bị căng thẳng, cảm xúc bất ổn. Nó liên quan tới  các yếu tố vật lý, hóa học và phản ứng của cơ thể thích nghi với các yếu tố tác động từ bên ngoài hoặc hoặc từ chính bên trong con người. Khi gặp stress, cơ thể sẽ tiết ra hormone cung cấp năng lượng nhiều bất thường. Mọi giác quan trở nên nhạy cảm hơn, tim đập mạnh cùng nhịp tim tăng nhanh, hơi thở gấp.

Xét theo góc độ khách quan nhất, stress ở mức độ có thể kiểm soát được sẽ tạo nên sự tập trung cao độ. Đây là một ảnh hưởng tích cực, kích thích chúng ta suy nghĩ, hành động nhanh gọn, hiệu quả hơn, đẩy mạnh cường độ công việc. Tuy nhiên nếu tình trạng căng thẳng diễn ra lâu ngày, sức khỏe của con người sẽ bị bào mòn dần dưới tác hại của stress.

tac-hai-cua-stress

Tham khảo thêm: Bệnh gan nhiễm mỡ là gì? Làm gì khi gan nhiễm mỡ

Dấu hiệu của stress 

Nhìn chung stress sẽ có tác động xấu đến toàn bộ sức khỏe con người. Từ những yếu tố về mặt tinh thần, cảm xúc tới biểu hiện hành vi và những thay đổi trong thể chất con người.

Dấu hiệu của stress nhẹ:

Về mặt tâm lý:

Cảm xúc có thể được xem là yếu tố dễ nhận thấy khi một người bị stress. Ảnh hưởng của stress đến cảm xúc chính là gây ra sự căng thẳng thần kinh, lo âu quá mức. Người bị stress rất nhạy cảm với mọi yếu tố, nên họ dễ bị kích động, có những biểu hiện tiêu cực trong trạng thái. Tức giận, sợ hãi, khó chịu, nóng nảy, thiếu kiên nhẫn là những biểu hiện thường xuất hiện khi mọi người bị căng thẳng thần kinh. Họ khó kiểm soát được cảm xúc của mình, vui buồn bất chợt, khó kiểm soát.

Bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc độc hại quá lâu dễ gây nên bệnh trầm cảm – căn bệnh tâm lý nguy hiểm của thế kỷ hiện nay, là kẻ giết người vô hình.

Tác hại của stress làm cho tinh thần con người thiếu năng lượng rõ rệt. Họ khó tập trung vào công việc của mình, trí nhớ kém, luôn trầm buồn. Sự lơ đãng gây ra nhiều lỗi trong công việc khiến người đó càng thêm lo lắng, hoảng loạn. Họ gặp nhiều khó khăn để đưa ra lựa chọn thông minh.

Tham khảo thêm: 5+ vị thuốc nam giải độc gan hiệu quả

Dấu hiệu của stress về mặt hành động

Khi bị điều khiển bởi những suy nghĩ rối loạn, con người khó mà làm chủ các hành vi của mình. Họ hay buông xuôi, tìm cách thả lỏng bản thân và xả năng lượng tiêu cực qua các hành động không mấy có lợi cho chính họ và những người xung quanh. Những người bị stress nhẹ thường tìm đến việc ăn uống như một cách tự giải tỏa cho mình. Những thức ăn thường chứa nhiều đường, chất béo, cholesterol tiềm ẩn nguy cơ béo phì, tiểu đường.

Một số người cũng tìm đến các chất kích kích như rượu bia, thuốc lá hoặc các chất gây nghiện khác để cố gắng tìm kiếm cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, họ không hề biết rằng, những chất gây nghiện trên càng khiến thần kinh của mình thêm tổn thương và chịu áp lực lớn. Khi nghiện các chất kích thích, mức độ stress sẽ nâng lên mức độ nghiêm trọng hơn.

Ở cấp độ nặng khi con người tức giận, nóng nảy, họ dễ gào thét, ném đồ đạc, khóc lóc. Cực đoan hơn nhiều người còn có hành vi tự làm đau chính mình hay đánh đập, hành hạ người khác.

dau-hieu-stress

Triệu chứng thể chất khi bị stress

Với hàng loạt những tiêu cực từ tâm lý đến hành vi, tất nhiên thể chất của người bị stress cũng suy giảm rõ rệt. Họ thường xuyên đối mặt với những cơn đau nhức đầu khi căng thẳng, mất ngủ, mệt mỏi. Một số cảm thấy buồn nôn, đau tức ngực,… Cơ bắp cũng bị co rút dưới áp lực.

Dấu hiệu bạn bị stress nghiêm trọng:

Khi gặp những biểu hiện sau những khi tâm trạng căng thẳng, khó chịu, bạn cần biết rằng mình đang đối mặt với mức độ stress nghiêm trọng:

  • Tiết mồ hôi nhiều bất thường, ở tay, vùng dưới cánh tay, vùng kín
  • Khó ngủ, giấc ngủ chập chờn gây ra mất ngủ nhiều ngày, sức khỏe suy kiệt.
  • Rất khó tập trung, trí nhớ suy giảm, vừa nói đã quên
  • Hoạt động tiêu hóa kém hiệu quả, thường xuyên cảm thấy buồn nôn, khó chịu sau khi ăn. Họ cũng cảm thấy chán ăn, trào ngược dạ dày.
  • Chảy máu cam
  • Tóc rụng nhiều, cảm thấy tóc thưa rõ rệt và có thói quen vò đầu, bứt tóc

Nguyên nhân gây ra stress

Lý do dẫn đến stress xuất phát từ nhiều phía, từ bên trong chính người đối mặt với căng thẳng và từ môi trường sống bên ngoài.

Nguyên nhân stress từ môi trường bên ngoài bao gồm:

  • Áp lực công việc: đây được xem là nguyên nhân chính gây ra stress ở thế hệ trẻ ngày nay. Dưới sự phát triển không ngừng của công nghệ, kinh tế, khối lượng cũng như những yêu cầu trong công việc tăng lên đáng kể. Người đi làm bị đòi hỏi phải không ngừng nâng cao hiệu suất làm việc gây ra áp lực lớn cho họ.
  • Quan điểm và tiêu chuẩn xã hội. Xã hội ngày nay vô cùng phức tạp, tồn tại nhiều quan điểm trái chiều nhau. Mỗi người luôn bị tác động bởi những định kiến này và có thể chịu những áp lực không đáng có.
  • Bạn bè, gia đình: những mâu thuẫn trong mối quan hệ gần gũi hay kỳ vọng từ phía người thân sẽ ảnh hưởng lớn đến tinh thần và tâm lý cá nhân.
  • Ô nhiễm môi trường: môi trường sống quá nhiều tiếng ồn, ô nhiễm khói bụi, kẹt xe sẽ tăng căng thẳng thần kinh

tac-hai-stress

Tham khảo thêm: Điểm danh 10 vị thuốc Nam chữa gan nhiễm mỡ hiệu quả tại nhà

Nguyên nhân stress từ bên trong:

  • Tâm lý cá nhân: những người nhạy cảm thường dễ bị stress hơn bình thường do họ phản ứng mạnh với các tác động từ bên ngoài. Bên cạnh đó những kỳ vọng về bản thân hay sự mặc cảm, tự tin sẽ gây ra căng thẳng trong thời gian dài,…
  • Thói quen sinh hoạt có tác động đáng kể đến tâm trạng con người. Một người có thói quen thức khuya, thiếu ngủ, sử dụng nhiều chất kích thích sẽ dễ căng thẳng hơn một người biết duy trì lối sống lành mạnh, tích cực.
  • Sức khỏe: khi cơ thể có vấn đề tại bất kỳ bộ phận nào cũng gây ra nỗi lo cho con người. Rất nhiều người vì biết mình mắc bệnh nặng mà lo lắng, tuyệt vọng,… Đây cũng là tác nhân gây nên stress.

Cơ chế hình thành stress

Theo trích dẫn từ bài viết về stress của Sở y tế tỉnh Bắc Giang, có nhiều kiểu stress khác nhau. Ở mỗi loại stress sẽ có những phản ứng tinh vi, vô cùng phức tạp cùng những biểu hiện khó đoán, mơ hồ.

Giai đoạn 1

Dấu hiệu của mệt mỏi, căng thẳng bắt đầu từ trạng thái sốc, thường diễn ra từ vài phút đến cả ngày. Lúc này,  adrenalin và noradrenalin – những hormone đối phó với stress do tủy thượng thận tiết ra sẽ làm tăng hoạt động của hệ tuần hoàn. Các biểu hiện của thể bao gồm: nhịp tim tăng, huyết áp tăng, tuần hoàn trong cơ thể hoạt động mạnh hơn cùng với hơi thở mạnh gấp.

Dù lúc này, các giác quan của người bị stress hết sức nhạy cảm, suy nghĩ cứng rắn, nhạy bén nhưng việc tiêu hóa lại suy giảm nhiều. Nhiều người sẽ cảm thấy tự nhiên đau quặn bụng, nóng lạnh bất thường không rõ nguyên nhân. Khi cơn stress qua đi thì mọi cơn đau đều biến mất nhanh chóng.

Giai đoạn 2

Nhằm mục đích thiết lập lại sự cân bằng vốn có trong cơ thể, các bộ phận có liên quan sẽ tiết ta những hormone khác để giảm thiểu stress. Đây là những hormorne thuốc nhóm corticosteron, mineralocorticoid, và cortisol. Chúng đều được tiết ra từ tuyến thượng thận, đóng vai trò: kháng viêm, ngăn ngừa dị ứng, ổn định lượng natri trong máu – có liên quan tới việc tăng huyết áp, bổ sung năng lượng cho cơ thể và vô hiệu hóa các yếu tố gây ra căng thẳng từ môi trường ngoài.

Giai đoạn 3

Dưới sự điều chỉnh của các hormone như trên mà cơ thể vẫn chưa hết căng thẳng, áp lực thì nồng độ hormone sẽ tiếp tục cao hơn. Nhưng năng lượng cơ thể chỉ có giới hạn, khi đạt với mức độ nhất mệt mỏi nhất định, tự bản thân con người không còn điều tiết được nữa. Tác hại của stress khi này sẽ là sức đề kháng suy giảm, cơ thể dần kiệt quệ, mắc phải nhiều bệnh lý,… sau quãng thời gian stress dài.

Tác hại của stress kéo dài

Các yếu tố gây ra stress và biểu hiện của người gây ra stress có tác động 2 chiều. Khi áp lực từ môi trường ra tăng sẽ làm tăng cảm giác bực bội, căng thẳng. Đồng thời, khi con người căng thẳng lại dễ làm cho môi trường sống và làm việc của mình thêm nặng nề. Cứ như vậy áp lực sẽ gia tăng cho đến khi chính chúng ta biết cân bằng lại hoặc nhận được sự trợ giúp từ phía khác.

Hậu quả về mặt thể chất

Stress kéo dài sẽ hình thành nhiều gốc tự do – những phân tự tích điện hoạt tính mạnh làm tổn thương tế bào dễ đến tăng khả năng mắc bệnh. Tác hại của stress dẫn dến rối loạn chuyển hóa chất béo, tăng lượng cholesterol LDL trong máu.

Bên cạnh đó, cơ thể sẽ sản sinh nhiều adrenalin khi đang trong trạng thái căng thẳng. Chất này sẽ làm co mạch máu, vận chuyển máu giảm gây thiếu oxy trong mạch tới từng tế bào.

Stress gây ra bệnh gì?

  • Các bệnh thuộc hệ thần kinh: thiếu máu não, chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, luôn buồn phiền, trầm cảm,…
  • Làm hại hệ tuần hoàn: rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, đánh trống ngực, vỡ động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,…
  • Tiêu hóa kém hiệu quả rõ rệt: miệng khô, không muốn ăn. Thức ăn trong cơ thể không được phân hủy, gây chướng bụng, đầy hơi, bị táo bón hoặc tiêu chảy. Stress cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh dạ dày, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích.
  • Các bệnh liên quan đến sinh dục: rối loạn nội tiết tố. Ở nam giới gây khó kiểm soát cương dương, nữ giới sẽ có kinh nguyệt không đều, thường xuyên bốc hỏa, đổ mồ hôi,…
  • Hệ vận động: Cơ xương dễ căng thẳng nên hay bị co cứng, chuột rút hoặc tê bì. 
  • Sức đề kháng giảm khó ngăn cản vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể.

hau-qua-stress

Tác hại của stress tới tinh thần

  • Mất ngủ

Tuy người bị căng thẳng, mệt mỏi, cảm giác lờ đờ nhưng lại rất khó dể ngủ sâu giấc. Giấc ngủ ngắn, chập chờn và hay gặp ác mộng. Quá trình phục hồi, chữa lành tổn thương bị gián đoạn, đồng thời gây ra tụt canxi, run rẩy,…

  • Trí nhớ suy giảm

Lúc bị stress, các tế bào não bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu của 507 bệnh nhân  hơn 70 tuổi tại Mỹ, các nhà khoa học đã phát hiện sự liên quan giữa chứng suy giảm trí tuệ với stress lâu ngày. Nghiên cứu chỉ ra rằng người thường xuyên bị căng thẳng sẽ có mức độ nhận thức kém người bình thường là khoảng 2.5 lần.

  • Rối loạn thần kinh

Tâm lý của người bị stress dài ngày có tình tình cực kỳ bất ổn. Họ cảm thấy sợ hãi, hoảng loạn, vui buồn thất thường. Họ tiềm ẩn nguy cơ bị teo nhỏ não bộ và rối loạn tâm thần. Các bệnh tâm lý nguy hiểm do stress gây ra như: ám ảnh xã họi, trầm cảm, rối loạn lo lâu, rối loạn căng thẳng,….

Làm gì để hết bị stress?

Phương pháp điều trị stress hiệu quả, thành công chịu ảnh hưởng nhiều từ sự tham gia của người bệnh. Một số cách để giảm căng thẳng, mệt mỏi thường được áp dụng là:

  • Nâng cao thể lực sức khỏe thông qua luyện tập thể dục, thể thao. Thư giãn tâm trí và điều tiết hơi thở, nhịp tim với các bài tập thiền, yoga,…
  • Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, hợp lý: ăn uống đủ chất, đúng bữa, hạn chế tiêu thụ những thực phẩm giàu chất béo, đường hay chất kích thích
  • Thả lỏng tinh thần bằng cách làm những việc mà bản thân yêu thích: đi du lịch, làm đẹp, nghe nhạc, nấu ăn, trò chuyện cùng bạn bè, đọc sách,…
  • Cân bằng các mối quan hệ xung quanh, biết nói “không” và từ chối các mối quan hệ độc hại.
  • Massage, châm cứu.

Khi bản thân bạn cảm nhận được sự căng thẳng dồn tụ lâu ngày, hãy chia sẻ nó với những người xung quanh và với bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ, giúp đỡ. Đừng để stress làm mất đi niềm vui vốn có ở bạn.

Nói tóm lại, stress được tạo ra do nhiều nguyên nhân khác nhau từ mọi mặt ở cuộc sống. Bệnh có những triệu chứng không rõ ràng nhưng tác hại của stress lại rất nguy hiểm. Hãy giữ cho mình tinh thần lạc quan để có cuộc sống khỏe mạnh nhé!