Sâu răng là tình trạng bắt gặp ở nhiều người khi vi khuẩn tích tụ trên răng lâu ngày. Bệnh gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu và cản trở sự giao tiếp một cách tự tin. Dân gian ta từ xưa đã có cách trị sâu răng bằng những cây thuốc Nam hữu hiệu, giảm đau nhức, tăng cường sức khỏe răng miệng,…
Tình trạng sâu răng và các dấu hiệu nhận biết
Sâu răng là trạng thái mà răng bị tổn thương, mất mô cứng do các vi khuẩn ở mảng bám răng gây ra, tạo nên nhiều lỗ trên răng. Nhiều yếu tố kết hợp gây ra tình trạng sâu răng: vi khuẩn trong miệng, ăn vặt quá nhiều, sử dụng thức ăn chứa nhiều đường và thói quen vệ sinh răng miệng không tốt (không giữ vệ sinh hoặc vệ sinh răng sai cách).
Sâu răng là vấn đề sức khỏe phổ biến toàn cầu, xảy ra ở mọi lứa tuổi từ trẻ em, thanh thiếu niên hay người lớn. Ngay cả trẻ sơ sinh cũng có thể bị sâu răng.
Những dấu hiệu nhận biết sâu răng
Triệu chứng sâu răng sẽ tùy thuộc vào mức độ và thời điểm phát hiện ra vết sâu răng cũng như vị trí mà vết sâu xuất hiện. Khi răng mới bị sâu, dường như không có bất kỳ dấu hiệu nào về cảm giác, chúng chỉ được phát hiện dựa trên quan sát trực tiếp hình ảnh răng miệng hay đi khám nha sĩ định kỳ. Tới một mức độ sâu răng nặng nhất định, các biểu hiện rõ rệt mới xuất hiện như:
- Cảm giác đau răng, ê buốt tự phát hoặc kéo dài liên tục
- Răng nhạy cảm hơn với các tác động: đánh răng, nhiệt độ thức ăn, cắn răng đều cảm thấy rõ.
- Răng cảm thấy vướng, khó chịu, buốt khi ăn thức ăn rất lạnh hoặc nóng, đồ ăn ngọt.
- Phát hiện lỗ hổng trên răng.
- Răng có màu đen, nâu hay ố vàng.
- Răng đau khi cắn
Tham khảo thêm: 7+ dược liệu làm đẹp da, nuôi dưỡng da từ sâu bên trong
Nguyên nhân gây ra sâu răng
Bệnh sâu răng được hình thành dần theo thời gian do lớp men răng bị phá hủy một cách từ từ vì:
Mảng bám. Đây là một lớp màng dính bao phủ bề mặt răng do răng không được làm sạch kỹ sau khi ăn nhiều đường và tinh bột. Tác nhân này bám trên răng sẽ thu hút vi khuẩn ăn chúng và phát triển nhanh chóng, từ đó mảng bám được hình thành. Mảng bám ở răng có thể cứng lại tại vị trí dưới hoặc ngay trên đường nướu tạo thành cao răng. Vôi răng gây khó khăn cho việc loại bỏ các mảng bám, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn.
Các axit ở mảng bám phá hủy các khoáng chất trong men răng – có tính cứng và là lớp bảo vệ bên ngoài răng. Lâu dần sẽ gây xói mòn men răng tạo nên những lỗ nhỏ ở bề mặt răng – giai đoạn đầu tiên của quá trình sâu răng. Khi lớp ngoài cùng của răng bị bào mòn, vi khuẩn và axit tiếp tục phá hủy lớp răng kế tiếp – lớp ngà răng. Lớp này dễ bị phá hủy hơn vì có tính mềm và kháng axit kém. Bên cạnh đó, đây là phần có tiếp xúc trực tiếp với các dây thần kinh ở răng, gây ra sự nhạy cảm.
Sâu răng phát triển, các chất gây hại tiếp tục đi vào lớp răng bên trong là tủy răng, nơi có chứa mạch máu và các dây thần kinh. Buồng tủy bị vi khuẩn kích thích, sưng lên. Do vết sưng không còn chỗ để mở rộng, chúng gây chèn ép dây thần kinh, gây ra cảm giác đau nhức trong miệng và có thể kéo lên, tạo thành những cơn đau đầu.
Chủng vi khuẩn gây sâu răng nhiều nhất là nhóm Streptococcus mutans. Bên cạnh đó các loại vi khuẩn khác cũng có khả năng gây sâu răng là: Actinomyces, Lactobacillus,…
Sâu răng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và cuộc sống
Bệnh sâu răng nếu không được điều trị sẽ không thể tự khỏi, nó có xu hướng tiếp tục tiến triển nặng hơn và phát sinh nhiều vấn đề nếu không được chữa trị tận gốc.
Trước hết ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Sâu răng sẽ tác động trực tiếp, làm suy giảm sức khỏe răng miệng. Cấu trúc răng bị hư hại gây nên tình trạng đau nhức, mức độ đau tăng dần theo thời gian và cuối cùng mất đến việc mất răng. Khi răng bị phá đến lớp tủy răng sẽ gây ra tình trạng viêm tủy, hủy hoại các dây thần kinh, hoại tử, chết tủy.
Gây mất thẩm mỹ. Sâu răng sẽ làm bề mặt răng xuất hiện những chấm đen nhỏ, sau dần, chúng phát triển thành những lỗ hổng lớn, sẫm màu hơn hay răng bị bào mòn nên có thể dễ dàng nhìn thấy được khi giao tiếp thông thường. Bên cạnh đó, bệnh còn làm cho hơi thở có mùi khó chịu, khiến người bị sâu răng tự tin khi giao tiếp.
Tác động tới tâm lý và tinh thần. Nếu không biết cách trị sâu răng hiệu quả, cơn đau nhức răng (có thể kèm theo tình trạng đau đầu) kéo dài âm ỉ, liên tục. Nó gây ra cảm giác khó chịu, bực bội. Người bị sâu răng cũng bị ảnh hưởng tới việc ăn uống, ngủ không ngon giấc nên vô cùng mệt mỏi.
Có thể nguy hại đến tính mạng: sâu răng có thể dẫn đến viêm tủy rồi hoại tử nếu không được điều trị hoặc điều trị sai cách. Vết hoại tử phát triển nặng dần, làm chả vùng hàm mặt bị nhiễm trùng. Mức độ nhiễm trùng tăng cao sẽ làm nhiễm trùng máu, lan xuống trung thất. Khi ấy tính mạng con người sẽ bị đe dọa.
Tham khảo thêm: 5 lợi ích tuyệt vời của trà thanh nhiệt thảo dược
Các cách trị sâu răng tại nhà cực kỳ đơn giản
Cách trị sâu răng bằng lá trầu không
Trầu không không chỉ mang ý nghĩa về văn hóa trong đời sống tinh thần người Việt mà còn được ứng dụng nhiều trong cuộc sống nhờ dược tính kháng khuẩn, tiêu viêm mạnh. Lá trầu dùng trong chữa các bệnh mụn nhọt, bệnh ngoài ra, ra mồ hôi trộm. Lá trầu cũng chữa nhức đầu vì thay đổi thời tiết, giảm ho vì viêm họng. Tinh dầu trầu không cũng tiêu diệt được các vi khuẩn gây ra bệnh răng miệng, làm sạch răng, cải thiện tình trạng sâu răng. Bên cạnh đó, các khoáng chất trong lá trầu như muối khoáng, canxi, kẽm, carbohydrate,… sẽ tăng cường khoáng chất, cho răng nướu chắc khỏe hơn.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch 3 – 4 lá trầu không, đem ngâm khoảng 10 phút trong nước muối loãng.
- Bước 2: Vẩy lá trầu cho ráo nước rồi giã thật nhỏ, chắt lấy nước cốt.
- Bước 3: Pha 1 chén rượu vào nước cốt trầu không, bổ sung thêm một vài hạt muối, khuấy đều cho tới khi muối tan hoàn toàn.
- Bước 4: Ngậm hỗn hợp trên nhiều lần trong ngày trong thời gian dài. Khi cảm nhận được cảm giác đau nhức, khó chịu giảm bớt thì nhổ bỏ.
Lá ổi chữa bệnh sâu răng
Lá ổi được xem làm một vị thuốc đông y có công dụng đáng bất ngờ. Trước hết, lá ổi chữa cầm tiêu chảy, làm săn niêm mạc ruột. Dược tính của từ lá ổi hay từ các bộ phận như: vỏ cây, vỏ rễ, búp non,… có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu nhờ giảm hoạt tính của enzyme Alpha – glucosidase, rất tốt cho cho bệnh nhân tiểu đường. Sử dụng trà lá ổi mỗi ngày sẽ bảo vệ hệ tim mạch, giảm lượng cholesterol trong máu.
Các chất oxy hóa trong lá ổi như flavonoid, alpha – limonene, beta – sitosterol hay axit guajvava,… giúp lá ổi có tính kháng khuẩn, chữa viêm hiệu quả. Hợp chất tanin có tác dụng điều trị sâu răng và viêm nướu.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch 3 – 4 lá ổi non, ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn.
- Bước 2: Nhai lá bằng miệng, nuốt hết tinh chất tiết ra từ lá, rồi chừa lại phần bã đã nhuyễn đắp vào vị trí răng sâu tầm 15 phút.
- Bước 3: nhỏ bỏ bã lá ổi, dùng nước muối để súc sạch miệng.
Giảm sâu răng bằng tỏi
Tỏi được coi là chất kháng sinh tự nhiên, có hiệu quả cao với việc diệt vi khuẩn. Các triệu chứng đau nhức do sâu răng hay đau răng khôn đều giảm rõ rệt khi sử dụng tỏi sống. Cách trị sâu răng tại nhà với tỏi cho cảm giác dễ chịu. Tuyệt vời hơn, tỏi còn mang các công dụng hữu hiệu cho sức khỏe như phòng ngừa cảm cúm, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, tốt cho xương khớp,… Ăn tỏi sống nhiều để phòng ngừa xơ vữa động mạch – nguyên nhân chính dẫn tới nhồi máu cơ tim,…
Dùng tỏi chữa sâu răng qua các bước thực hiện:
- Bước 1: Bóc vỏ 1 tép tỏi sau đó giã nát hoặc đập dập (không nên làm nát quá, chỉ cần để tinh dầu tỏi tiết ra là được.
- Bước 2: đắp tỏi vào vị trí răng bị sâu trung bình khoảng 4 phút.
- Bước 3: Súc lại miệng với nước.
Tỏi vốn có mùi nồng đặc trưng, vì thế có hơi tỏi sống trong miệng khiến mọi người mất cảm giác tự tin khi giao tiếp. Nên dù tỏi có tốt cho răng sâu thì cũng ngại sử dụng. Một số cách làm dưới đây sẽ xóa tan nỗi lo mùi tỏi:
- Uống sữa trước và sau khi sử dụng tỏi tươi
- Dùng nước súc miệng có chứa chlorine dioxide và kẽm
- Ăn một lát chanh tươi mỏng
- Dùng chỉ nha khoa và uống nước để loại bỏ những mẩu tỏi bám ở kẽ răng.
Cây lược vàng chữa sâu răng
Cách trị sâu răng tự nhiên tiếp theo là dùng cây lược vàng. Tương tự như các dược liệu phía trên, cây lược vàng cũng có tính tiêu viêm, giảm đau tốt. Cây được sử dụng cả trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày, các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp. Chỉ cần vài lá lược vàng đã có thể cải thiện tốt tình trạng sâu răng hay viêm nha chu:
Các bước thực hiện:
- Bước 1: dùng 3 – 4 lá lược vàng tươi rửa sạch, có ngâm nước muối loãng. (nên chọn lá cây có độ trưởng thành nhất định: cây mọc hơn 1 năm tuổi, có từ 13 lá trở lên).
- Bước 2: Cho vào nước đun sôi với lượng vừa đủ. Thuốc đun xong, bỏ bã, trữ trong bình giữ nhiệt để luôn luôn nóng.
- Bước 3: Uống thuốc hằng ngày tới khi bệnh sâu răng giảm hẳn.
Xung quanh chúng ta có rất nhiều loại cây quen thuộc, gần gũi nhưng lại chính là những vị thuốc mang công dụng bất ngờ. Nhờ có những dược liệu quý này bao nhiều người Việt Nam đã vượt qua bệnh tật, sống khỏe mạnh. Thuốc Nam không chỉ có công dụng chữa sâu răng mà còn được sử dụng trong nhiều trường hợp khác. Từ các chứng bệnh nhẹ, thường gặp như cảm cúm, sốt, ho tới những bệnh về tim mạch, huyết áp cao,…
Tới ngay Nông sản Dũng Hà để mua thực phẩm sạch, dược liệu uy tín, chất lượng.
Thông tin liên hệ
- Hotline: 1900 986865
- Website: https://nongsandungha.com/
Hoặc bạn có thể qua trực tiếp tại các cơ sở Nông Sản Dũng Hà:
- Chi nhánh 1: 11 Kim Đồng – Phường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
- Chi nhánh 2: A10 – Ngõ 100 Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
- Chi nhánh 3: Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh
Nguồn: Dược liệu Ngọc Châu, Sở Y tế Thái Nguyên