11/18/2024 09:48:33 am

Ngộ độc thực phẩm-nguyên nhân, tác hại và cách xử lý

Ngày nay khi tình trạng thực phẩm bẩn diễn ra tràn lan, con người rất dễ bị ngộ độc thực phẩm do tiêu thụ phải các chất độc hại. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra ngộ độc cũng như ở mỗi nhóm nguyên nhân sẽ có các ảnh hưởng khác nhau tới sức khỏe con người. Bài viết dưới đây cũng cung cấp thêm cách thông tin về cách xử lý cũng nhưng phòng tránh ngộ độc thức ăn, cùng đón đọc nhé!

Ngộ độc thực phẩm là gì? 

Ngộ độc thức ăn hay ngộ độc thức phẩm là tình trạng cơ thể bị trúng độc khi ăn phải những thức ăn, nước uống có chứa chất độc, nhiễm khuẩn. Đó cũng có thể là những thực phẩm cơ thể hấp thụ đã bị biến chất do quá thời gian bảo quản, đã bị ôi thiu, dư thừa lượng các hóa chất phụ gia, chất bảo quản,… Hoặc do sự kết hợp các nguyên liệu sai cách khi chế biến, sự tương tác giữa các chất sản sinh ra các chất độc hại.

Ngộ độc thực phẩm có nhiều cấp độ khác nhau. Nếu như bị nhẹ, người bệnh có thể khỏe lại nhanh chóng khi cơ thể tự đào thải được các những chất độc. Với trường hợp nặng, ngộ độc có thể gây nguy hại đến sức khỏe con người, tệ nhất là người bị ngộ độc sẽ tử vong nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm

Để phân tích kỹ hơn, nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm thường thuộc 1 trong các tình huống sau:

  • Nhiễm khuẩn Salmonella (vi khuẩn dẫn đến bệnh thương hàn) với các dấu hiệu như: buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, tiêu chảy đi cùng với sốt.
  • Sử dụng thịt gia cầm (gà, vịt, ngan,…) chưa chín hoặc sữa mang độc tố tụ cầu Staphylococcus. Người bệnh sẽ gặp tình trạng tiêu chảy, buồn nôn, hoa mắt, đâu đầu, mạch đập nhanh.
  • Ăn phải thịt cá bị ươn, ôi thiu mang vi khuẩn Clostridium botulinum khiếng hệ thần kinh trung ương và hành tủy, dẫn đến việc tử vong.
  • Các loại hạt như đậu nành, đỗ, lạc, hướng dương, hạt ngô hay những chế phẩm bột của chúng có độc tốc vi nấm Aflatoxin khi bị nấm mốc.
  • Vi-rút viêm gan A và norwalk trong các loại rau ăn sống, thức ăn nguội (nộm, salad,…) và các loại nhuyễn thể như ốc, hến, sò sống trong vùng nước bẩn.
  • Sử dụng các món ăn từ hải sản chưa chế biến hoặc chế biến không kỹ.
  • Thức ăn có nhiễm các kim loại nặng như asen, chì, thủy ngân, selenium,…
  • Rau củ quả còn tồn dư thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.
  • Chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm sử dụng trái phép, quá nồng độ quy định hay đã quá hạn sử dụng,…

ngo-doc-thuc-pham

Tham khảo thêm: Bệnh gan nhiễm mỡ là gì? Làm gì khi gan nhiễm mỡ

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Những dấu hiệu nhận biết ngộ độc thức ăn dễ dàng phát hiện thấy bao gồm:

  • Đau bụng. Đây là một trong những triệu chứng đầu tiên khi bị nhiễm độc thức ăn. Các chất và sinh vật gây hại sinh ra độc tố gây kích thích niêm mạc ruột và dạ dày. Cơn đau sẽ xuất hiện tại vùng quanh rốn do sự co thắt cơ dạ dày và ruột non để làm tăng tốc độ đẩy chất gây hại ra khỏi ống tiêu hóa. Tuy nhiên, đau bụng là tình trạng bệnh lý tương đối phổ biến và là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau. Do vậy nếu mới chỉ đau bụng thì không đủ cơ sở để kết luận liệu một người có trúng độc thức ăn hay không.
  • Tiêu chảy. Đây là dấu hiệu thường thấy tiếp theo trong khi bị trúng thực. Tình trạng đi phân lỏng diễn ra nhiều lần trong thời gian ngắn. Hậu quả là người bệnh bị mất nước và chất khoáng nhanh, cơ thể mệt mỏi, có thể bị tụt huyết áp. Do đó người bị ngộ độc thực phẩm cần bổ sung thêm nước.
  • Đau đầu, cảm thấy choáng váng. Các bác sĩ cũng chỉ ra rằng đây là 2 triệu chứng cũng bắt gặp ở ngộ độc thức ăn. Nguyên nhân là do sự căng thẳng, mất nước, mệt mỏi hoặc thức ăn chứa quá nhiều bột ngọt hay cồn. Những bệnh nhân bị nôn mửa, sốt, mất nhiều nước thường gặp phải triệu chứng này.
  • Mệt mỏi, ăn không ngon miệng hoặc không muốn ăn. Khi bị ngộ độc, theo phản ứng của hệ miễn dịch, cytokine được giải phóng để tiêu diệt các vi khuẩn, mầm mệnh. Biểu hiện của quá trình này là sốt, đau cơ, mệt mỏi.
  • Buồn nôn, nôn. Đây là triệu chứng tự nhiên xảy ra do cơ hoành và cơ bụng co bóp mạnh.
  • Cảm thấy ớn lạnh, sốt. Cảm giác ớn lạnh, rùng mình là hoạt động làm tăng nhiệt độ cơ thể. Khi nhiệt độ cơ thể tăng sẽ tăng cường hoạt động của những tế bào bạch cầu nhằm bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên Pyrogen được tiết ra trong quá trình này lại đánh lừa cơ thể rằng bản thân đang cảm thấy lạnh hơn bình thường khiến nhiệt độ càng tăng cao, gây ra sốt. 

bieu-hien-ngo-doc-thuc-pham

Tác hại của thực phẩm bẩn, ngộ độc thực phẩm

Sử dụng thực phẩm bẩn, thiếu vệ sinh an toàn thực phẩm là nguyên nhân hàng đầu gây nên ngộ độc thực phẩm. Chất độc sẽ tích lũy dần trong cơ thể con người, tiềm ẩn nhiều hậu quả lâu dài sau này.

Ngộ độc cấp tính: là trường hợp cơ thể hấp thụ chất độc chỉ trong một lần hoặc ở khoảng thời gian tương đối ngắn. Mức độ biểu hiện và tác hại của việc nhiễm độc phụ thuộc vào liều lượng và mức độ tiếp xúc với chất độc. Biểu hiện của ngộ độc được biểu hiện rõ rệt với hàng loạt các triệu chứng sau khoảng thời gian tối đa 24 giờ kể từ khi chất độc đi vào cơ thể. Tình trạng này sẽ gây ra ói mửa, tiêu chảy, đau đầu, co giật, choáng váng, khó thở,… thậm trí có thể bị tử vong nếu chất độc quá mạnh.

Ngộ độc mãn tính tức là cơ thể con người đã tiếp xúc lâu dài, liên tục với chất độc nhưng chưa có biểu hiện ngay lập tức hay sau mỗi lần phơi nhiễm. Chất độc ngấm dần vào cơ thể, phá hủy từ từ các cơ quan, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm. Thông thường, nguyên nhân ngộ độc mãn tính là do người dùng tiêu thụ thức ăn còn tồn dư hóa chất bảo vệ, bảo quản thực phẩm hay nhiễm kim loại nặng,… Ảnh hưởng của ngộ độc mãn tính tới sức khỏe:

  • Làm suy yếu gan, thận cùng hệ thống các cơ quan tiêu hóa: dạ dày, ruột non, đại tràng,…
  • Ảnh hưởng xấu đến chức năng thần kinh.
  • Gây ra các bệnh có liên quan đến hệ miễn dịch.
  • Thay đổi hoạt động của hệ nội tiết
  • Có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, giới tính, di truyền.
  • Dẫn đến bệnh ung thư

Các bước xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra sau vài giờ cho tới vài ngày sau khi người bệnh ăn phải thực ăn không lành mạnh, bị nhiễm độc. Ngay khi có những biểu hiện của ngộ độc thức ăn, người bệnh cần được sơ cứu kịp thời để giảm nhẹ nhất những tác hại tới cơ thể. Các cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm cơ bản như sau:

1. Gây nôn

Biện pháp này được áp dụng với người có triệu chứng buồn nôn khi bị nhiễm độc hoặc biết mình ăn phải thức ăn ô nhiễm nhưng vẫn còn tỉnh táo, chưa rõ triệu chứng. Khi đó, họ cần cố gắng nôn hết những thức ăn độc hại này càng sớm càng tốt, trước khi các chất độc ngấm vào ruột hay đi vào những bộ phận tiếp theo của ống tiêu hóa. Cách thức thực hiện như sau: uống một ly nước muối ấm, pha loãng (nồng độ khoảng 0.9%). Sau đó dùng ngón tay móc họng  ở vị trí cuối cuống lưỡi để kích thích cảm giác buồn nôn. 

Lưu ý khi gây nôn:

  • Nếu người bệnh quá mệt mỏi, phải nằm nôn, thì nên để người bệnh nằm nghiêng, đầu gối cao để chất độc không trào ngược lên phổi. Cách làm này sẽ an toàn hơn, hạn chế bị khả năng bị sặc hay ngạt thở.
  • Với trẻ nhỏ, người lớn cần thực hiện biện pháp thật khéo léo, cẩn thận để tránh tổn thương cổ họng của trẻ.
  • Người bị ngộ độc nặng, không còn sức lực đã hôn mê không nên thực hiện biện pháp sơ cứu này để tránh sặc và ngạt thở.

2. Bổ sung nước cho người bệnh

Vì người bị ngộ độc bị tiêu chảy cùng nôn ói nhiều lần khiến cơ thể bị mất nước nhanh chóng, gây mất cân bằng môi trường trong dẫn đến sự mệt mỏi, choáng váng, thiếu sức sống. Người trúng thực cần được nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước để phục hồi lại lượng nước đã mất.

Lưu ý:

  • Với trẻ nhỏ, nên cho trẻ uống nước từng ngụm nhỏ, thành nhiều đợt.
  • Mất nước đi cùng với mất chất định giải, đặc biệt là muối, có thể sử nước có pha oresol. Trong quá trình sử dụng phải chú ý pha oresol đúng liều lượng, không lạm dụng, không pha với nước sôi hay sử dụng dung dịch oresol đã hơn 24h sau khi pha.
  • Đặc biệt nên sử dụng nước uống riêng cho từng người để tránh chất độc lây lan khiến người bị nhiễm độc nhẹ có chuyển biến xấu.

3. Cho người bệnh nằm nghỉ ngơi

Người bị ngộ độc thức ăn cần được nghỉ ngơi để hạn chế cảm giác choáng váng. Khi nằm cần chú ý tư thế nằm như sau: người bệnh nằm ngửa, để đầu thấp hoặc không gối đầu. Nếu chẳng may người bệnh có thêm triệu chứng khó thở, ngột thở thì dùng tay đã vệ sinh sạch sẽ kéo lưỡi người bệnh ra ngoài, tránh để bị tụt lưỡi vào trong, khai thông đường thở.

Đồng thời cần liên tục theo dõi nhịp tim và những biến động huyết áp của bệnh nhân.

4. Liên hệ ngay cho cơ sở y tế

Sau khi tiến hành hàng loạt các biện pháp xử lý ngộ độc thực phẩm mà tình trạng người bệnh vẫn tiến triển xấu cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu để có sự can thiệp kịp thời.

so-cuu-ngo-doc-thuc-pham

Tham khảo thêm: Điểm danh 10 vị thuốc Nam chữa gan nhiễm mỡ hiệu quả tại nhà

Ăn gì sau khi bị ngộ độc thực phẩm

Bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?

Sau khi bị ngộ độc thực phẩm, cơ thể vô cùng mệt mỏi. Hệ tiêu hóa là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất từ những chất độc. Do vậy các chuyên gia khuyên rằng khi đã khắc phục được tình trạng ngộ độc, nên để dạ dày nghỉ ngơi và ổn định lại. Đồng nghĩa với việc nên nhịn ăn uống hoàn toàn trong vài giờ sau khi khỏi.

Sau đó, người bệnh nên tiêu thụ nhiều nước cùng những thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa để bổ xung dưỡng chất. Các đồ ăn thức uống nên sử dụng là:

Những thức ăn nên kiêng sau khi bị ngộ độc thực phẩm

Hãy tránh xa những thực phẩm gây khó chịu cho dạ dày, khiến dạ dày phải làm việc quá sức và khó tiêu. Đây là những thức ăn, đồ uống:

  • Rượu
  • Caffein
  • Đồ ăn cay nóng
  • Thức ăn chứa nhiều chất xơ
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Thức ăn chiên rán, chứa nhiều chất béo
  • Nước ép trái cây

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Nếu tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc sau, bạn và gia đình có thể phòng tránh ngộ độc thức ăn một cách hiệu quả:

1. Rửa tay sạch sẽ cùng vệ sinh bề mặt thường xuyên

  • Vi khuẩn, vi sinh vật gây ra ngộ độc thực phẩm có thể tồn tại ở nhiều nơi. Đặc biệt là ở khu vực bếp, khi các dụng cụ nấu ăn tiếp xúc với nhiều thực phẩm sống cùng các tác nhân gây bệnh trong không khí. Do vậy, nên chú ý làm sạch dụng cụ nhà bếp và không gian bếp một cách thường xuyên hơn.
  • Rửa tay bằng xà phòng tối thiểu 20 giây trước và sau khi ăn cũng như khi chuẩn bị đồ ăn.
  • Trái cây, rau củ quả hay thực phẩm tươi sống đều cần được rửa sạch trước khi sử dụng.

2. Phân loại thực phẩm

Thức ăn rất dễ bị nhiễm khuẩn chéo khi đặt chung với nhau. Do vậy, khi mua hàng hay sử dụng cần chú ý tách biệt riêng từng nhóm sản phẩm: Thịt sống, trứng, rau củ, quả:

  • Khi mua sắm trong siêu thị nên dùng 2 giỏ hàng để tách riêng thịt sống và rau cũng như khi đóng gói không để lẫn lộn hai loại thực phẩm này.
  • Phân biệt thớt, dai thái và khay đựng riêng với thịt sống, gia cầm, hải sản, rau củ, đồ chín.
  • Phân chia ngăn tủ lạnh riêng biệt cho từng nhóm thực phẩm trên.

3. Chế biến thực phẩm tới nhiệt độ phù hợp

Tốt nhất không nên sử dụng thịt cá còn tươi sống tự chế biến tại nhà hay những cơ sở kinh doanh không đủ uy tín. Nấu thức ăn ở nhiệt độ cao, ít nhất là trên 60 độ C sẽ tiêu diệt được nhiều vi khuẩn gây bệnh.

4. Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh đúng cách

  • Nên đặt nhiệt độ tủ lạnh ở nhỏ hơn hoặc bằng 4 độ C
  • Thực phẩm dễ hư hỏng: đồ ăn chế biến sẵn, thịt, cá tươi,… trong vòng 2 giờ khi ở nhiệt độ ngoài trời và nhiệt độ phòng.
  • Rã đông thực ăn an toàn bằng cách để ở ngăn mát tủ lạnh hay sử dụng lò vi sóng. Không nên để thức ăn đông lạnh tiếp xúc trực tiếp với không khí ở nhiệt độ phòng. Vì nó làm cho vi khuẩn phát triển nhanh hơn bình thường.

5. Kết hợp đúng nguyên liệu

Không phải nguyên liệu nào cũng có thể kết hợp với nhau. Nếu người nấu tự do kết hợp thực phẩm một cách bừa bãi có thể gây ra phản ứng hóa học giữa các chất có trong thức ăn, sản sinh ra chất độc.

6. Lựa chọn thực phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh

Đây tất nhiên là điều kiện tiên quyết để có một sức khỏe tốt, hạn chế nhiễm độc thức ăn. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm trên thị trường, người tiêu dùng rất khó để lựa chọn đâu mới là cơ sở kinh doanh chất lượng. Hãy lựa chọn những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có tem mác hay dấu hiệu chứng minh an toàn thực phẩm.

phong-ngo-doc-thuc-pham

Tham khảo thêm: 5+ thuốc hạ cholesterol máu từ các loại thực vật quen thuộc

Nơi bán thực phẩm sạch ở Hà Nội và Hồ Chí Minh

Ngày càng nhiều cửa hàng cung cấp thực phẩm được mở ra ở khu vực các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Người tiêu dùng cảm thấy thuận tiện hơn khi dễ dàng mua sắm nhưng cũng boăn khoăn nên lựa chọn nơi nào để mua thực phẩm sạch đảm bảo uy tín, giá rẻ

Hãy đến với Nông sản Dũng Hà, đây là đơn vị đã có nhiều năm cung cấp thực phẩm sạch, được nhiều người tiêu dùng tin tưởng sử dụng sản phẩm ở đây mỗi ngày. Các mặt hàng ở đây vô cùng đa dạng: từ rau củ  sạch, thực phẩm tươi sống đến đồ khô hay những đặc sản vùng miền. Tất cả đều có nguồn gốc rõ ràng, giá cả hợp lý. Đặc biệt, cửa hàng có tới 3 chi nhánh tại Hà Nội cùng Thành phố Hồ Chí Minh cũng như có bán hàng online vô cùng tiện lợi. 

Liên hệ với Dũng Hà qua thông tin dưới đây:

Hoặc bạn có thể qua trực tiếp tại các cơ sở Nông Sản Dũng Hà:

  • Chi nhánh 1: 11 Kim Đồng – Phường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
  • Chi nhánh 2: A10 – Ngõ 100 Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
  • Chi nhánh 3: Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh

Nguồn tham khảo:

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm anh – TamAnhHospital
  • Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) – American International Hospital