Răng khôn nằm ở vị trí góc hàm, tuy không có chức năng nhai và thường mọc sau cùng nhưng nó lại là mối quan ngại rất lớn của mọi người. Đau răng khôn là tình trạng nướu đau nhức tại vị trí có răng khôn do nhiều nguyên nhân gây ra và khiến nhiều người “mất ăn, mất ngủ”
Răng khôn nằm ở vị trí nào?
Răng khôn còn được gọi là răng số 8. Đây là răng nằm ở vị trí cuối cùng của mỗi hàm và mọc sau cùng khi toàn bộ răng hàm trước đó đã hoàn thiện, khi con người đã trưởng thành. Thông thường mỗi người sẽ có 4 răng khôn chia đều cho 4 góc hàm. Tuy nhiên không phải răng khôn của ai cũng mọc ra khỏi lợi và có thể cảm nhân được. Thời gian mọc răng khôn của mỗi người cũng là khác nhau.
Loại răng này không hề có chức năng nhai, đồng thời còn gây ra nhiều vấn đề về răng miệng, lệch khớp cắn, hay gây cảm giác đau đớn. Vì thế nhiều người chọn nhổ răng khôn.
Tại sao lại bị đau răng khôn
Đau răng khôn là tình trạng mà nhiều người đều bắt gặp. Cơn đau có thể một hoặc một số trường hợp sau gây ra:
1. Mọc răng khôn đau
Trong quá trình mọc, răng khôn sẽ đâm xuyên qua nướu vì thế nó tạo cảm giác đau nhức cực kỳ trong suốt thời gian này. Vì vị trí của răng khôn là góc trong cùng của hàm và nó mọc khi hàm đã bị mất gần hết diện tích cho các răng mọc trước đó. Vì thế răng khôn sẽ không có đủ chỗ để mọc ra, dễ chèn ép, xô lấn chỗ sang vị trí của răng hàm số 7, xô hàm khiến cả hàm răng ê nhức. Mọc răng khôn sẽ nghiêm trọng hơn so với việc mọc các răng thông thường. Cơn đau răng sẽ kéo dài khiến con người có cảm giác khó chịu, không ăn uống được hay bị mất ngủ.
Để vượt qua giai đoạn này, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau, các phương pháp chăm sóc. Tuy nhiên đau răng khôn chỉ chấm dứt khi răng mọc hoàn toàn.
Tham khảo thêm: Học cách chữa mụn nhọt bằng lá cây cực kỳ hiệu quả
2. Răng khôn bị sâu đau nhức
Vì vị trí mọc là vùng trong cùng của hàm, lại không đối xứng nên răng khôn sẽ không được giữ vệ sinh như các răng khác, dễ tích tụ thức ăn và vi khuẩn gây ra sâu răng. Các tác nhân như: giữa vệ sinh răng miệng kém, ăn thức ăn quá lạnh hay quá nóng, đồ ăn cứng khiến răng bị sứt mẻ, nứt,…
Răng khôn bị sâu gây những cơn đau dữ dội, có thể lây sang các răng xung quanh, đặc biệt là răng cối. Tình trạng sâu nặng sẽ ảnh hưởng tới tủy răng, làm mất răng, Vì vậy, khi bị sâu răng khôn, người bệnh cần phải đến nha sĩ để kiểm tra và có biện pháp xử lý phù hợp.
Dấu hiệu đau răng khôn vì sâu răng được nhận biết qua:
- Xuất hiện các lỗ sâu có kích thước nhỏ sau đó lớn dần, màu ố vàng, nâu hoặc đen trên răng khôn.
- Răng rất nhạy cảm khi ăn phải đồ ăn có nhiệt độ cao hoặc rất thấp, thức ăn ngọt, dẻo. Khi ấy cảm giác khó chịu, đau nhức nâng lên rất cao.
3. Răng khôn đau không rõ nguyên nhân
Nếu răng khôn mọc bình thường, thẳng hàng như những răng khác thì sẽ ít gây ra cảm giác khó chịu, đau đớn. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp răng khôn mọc thiếu chỗ. Chúng sẽ mọc không thẳng, phải mọc lệch, xoay ngang hoặc thậm chí là đâm trực diện vào răng hàm bên cạnh. Răng khôn gây chèn ép mạch máu, nướu gây ra cảm giác đau nhức.
Dấu hiệu răng khôn mọc lệch
Răng khôn mọc lệch ngầm là khi răng nằm hoàn toàn ở trong nướu. Dù không nhìn thấy răng mọc trồi ra ngoài nhưng nó vẫn phát triển không ngừng dưới nướu, tạo cảm giác ê ẩm đau nhức. Đa phần xảy ra ở răng khôn hàm dưới. Các biểu hiện răng khôn mọc ngầm và bị lệch thường thấy như:
Ê buốt và đau nướu
Mô nướu bị kích thích khi răng mọc ngầm ở bên dưới tạ nên cảm giác ê buốt, đau nhất là khi nhai. Trong trường hợp, răng khôn đâm vào chân răng số 7, cảm giác đau nhức sẽ ở mức độ cao hơn, ngay cả khi người bệnh không ăn gì. Cũng có một số người không có biểu hiện đau nhức gì khi răng khôn mọc ngầm.
Sưng nướu
Khi mọc răng ngầm, bạn sẽ cảm thấy cộm ở phần nướu cuối hàm do vùng này bị sưng lên, cảm nhận rõ nhất là khi đẩy lưỡi vào. Với răng khôn mọc ở hàm dưới thì có thể quan sát được qua soi gương. Vùng nướu bị tấy lên, sưng đỏ.
Hơi thở hôi đi cùng vị đắng ở lưỡi
Dù răng mọc ngầm thì phần nướu bị sưng cũng có thể giữ thức ăn bị kẹt lại. Khi không chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chúng sẽ tích tụ nhiều vi khuẩn gây ra hôi miệng và đắng lưỡi.
Đau răng khôn nhưng không thấy răng xuất hiện
Khi bạn gặp hàng loạt các triệu chứng mọc răng khôn: sưng nướu, đau nhức nướu, hơi thở có mùi,… sau một thời gian dài nhưng nhưng không hề thấy răng nhú lên. Lúc đó hãy cẩn trọng vì rất có thể răng đã mọc ngầm ở phía trong. Bên cạnh đó có thể xuất hiện cùng một số vấn đề về răng miệng khác như là: viêm lợi, viêm nha chu,… Lúc đó hãy đi thăm khám ở những nha khoa uy tín, chụp X Quang vùng khoang miệng để có chẩn đoán hình ảnh chính xác nhất và có phương án điều trị phù hợp.
Tham khảo thêm: Ngộ độc thực phẩm-nguyên nhân, tác hại và cách xử lý
Cách giảm đau răng khôn
Trường hợp 1: Răng khôn mọc không làm ảnh hưởng tới các răng xung quanh
Các biện pháp dưới đây dùng cho những răng khôn mọc đúng vị trí, không gây ảnh hưởng tới cấu trúc của hàm răng mà chỉ gây cảm giác đau nhẹ trong mỗi lần mọc. Hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà để làm giảm đau khi mọc răng khôn như sau:
- Chú ý chăm sóc răng miệng
Vệ sinh luôn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng. Đặc biệt là trong giai đoạn trong và sau khi mọc răng khôn. Nó cần thiết cho việc bảo vệ nướu và các mô mềm quanh răng khỏi các vi khuẩn gây viêm nhiễm do các thức ăn còn sót lại.
Thực hiện các hoạt động như:
+ Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào đầu buổi sáng và trước khi đi ngủ. Khuyến khích vệ sinh răng ngay sau khi ăn.
+ Dùng kem đánh răng cung cấp nhiều flour.
+ Súc miệng bằng nước muối đều đặn.
+ Nên dùng chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng.
+ Khi vùng nướu có dấu hiệu viêm thì cần được làm sạch và sát khuẩn.
- Chườm đá lạnh.
Đá lạnh sẽ giảm sưng tấy và cảm giác đau. Cách thực hiện: bỏ đá vào trong túi chườm hoặc khăn mềm rồi chườm qua lại trên bề mặt má, tại và lân cận vị trí bị sưng. Thực hiện chườm từ 2 đến 3 lần mỗi ngày, mỗi lần tầm 15 phút.
- Chanh tươi
Chanh có tính axit, sát khuẩn tốt làm hạ cảm giác đau khi mọc răng khôn. Cách thực hiện tương đối dễ dàng: vắt nước cốt chanh rồi thấm vào bông y tế có khử trùng. Sau đó bôi trực tiếp nước chanh lên vị trí đau răng ngày ít nhất 2 lần. Tuy biện pháp đơn giản nhưng có thể xoa dịu phần nào cảm giác khó chịu.
- Dùng tỏi tươi
Tỏi là gia vị có tính kháng khuẩn cao nhờ có hợp chất ajoene. Cách làm giảm đau răng khôn bằng tỏi như sau. Cách 1: sử dụng trực tiếp 2 tép tỏi tươi đập dập chà lên vùng răng bị đau. Cách 2: Sử dụng tỏi như một vị thuốc ngâm rượu cũng có tác dụng làm giảm cơn đau.
Tham khảo thêm: 7+ dược liệu làm đẹp da, nuôi dưỡng da từ sâu bên trong
Cách giảm đau răng khôn bị sâu hay răng mọc lệch, đâm vào răng kế cận
Với các trường hợp răng khôn mọc không bị thường, hay có dấu hiệu bị sâu gây ra đau đớn, người bệnh nên chủ động thăm khám nha khoa sớm để được điều trị kịp thời. Do nếu càng để lâu hay tự chữa trị tại nhà cũng không làm giảm đau răng khôn mà còn làm phát sinh thêm nhiều biến chứng răng miệng khác: sâu răng hàm lân cận, viêm lợi, hủy hoại xương và hàm răng.
Thông thường các nha sĩ sẽ đưa ra giải pháp như trám răng, lấy tủy hay nhổ răng khôn (vì thực tế răng số 8 không có chức năng nhai)
Những trường hợp nên hợp nên nhổ răng khôn
Các bác sĩ sẽ khuyên chúng ta nhổ răng khôn khi thuộc các trường hợp sau:
- Răng khôn mọc lệch tạo các biến chứng nhiễm trùng, đau lặp lại. Làm u nang và gây hại đến các răng lân cận.
- Răng khôn chưa tạo ra biến chứng nhưng có khe giắt giữa răng bên cạnh và răng khôn. Do trong tương lai, răng bên cạnh có thể bị phá hủy nếu không nhổ răng khôn đó gấp.
- Răng khôn tuy có đủ chỗ mọc, hướng mọc thẳng cũng không bị nướu hay xương hàm cản trở nhưng 2 răng đối diện không ăn khớp nhau. Lệch khớp cắn làm cho răng khôn trồi dài xuống hàm đối diện. Chúng là tác nhân nhồi nhét thức ăn và làm lở loét nướu hàm đối diện gây hại cho sức khỏe răng miệng.
- Răng khôn có đủ chỗ mọc, hướng mọc thẳng, không bị cản trở nhưng hình dáng bất thường, nhỏ, chân răng dị dạng. Những răng có nguy cơ nhồi nhét thức ăn làm sâu răng bên cạnh hay bệnh viêm nha chu trong tương lai.
- Nhổ răng khôn bị sâu, bị bệnh viêm nha chu.
- Nhổ răng khôn khi có dự định làm các phẫu thuật chỉnh hình, làm răng giả hoặc nó gây ra một số bệnh khác cho toàn cơ thể.
Cần lưu ý rằng, nhổ răng khôn sẽ tránh được các hậu quả đau nhức hay bệnh răng miệng. Nhưng có những trường hợp không cần thiết hoặc không được phép nhổ răng khôn như là:
- Răng khôn mọc có hướng mọc thẳng, có đủ chỗ mọc, hình dáng răng bình thường, không gây ra biến chứng hay không có xu hướng bị cản trở.
- Bệnh nhân có các bệnh lý khó kiểm soát như: tiểu đường, bệnh máu khó đông hay mắc các bệnh về tim mạch,…
- Răng khôn có liên quan trực tiếp đến các dây thần kinh quan trọng, xoang hàm,… nên không thể tiến hành các phương pháp phẫu thuật chuyên biệt.
Tới ngay Nông sản Dũng Hà để mua thực phẩm sạch, dược liệu uy tín, chất lượng.
Thông tin liên hệ
- Hotline: 1900 986865
- Website: https://nongsandungha.com/
Hoặc bạn có thể qua trực tiếp tại các cơ sở Nông Sản Dũng Hà:
- Chi nhánh 1: 11 Kim Đồng – Phường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
- Chi nhánh 2: A10 – Ngõ 100 Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
- Chi nhánh 3: Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh
Nguồn tham khảo: Bệnh viện Đa khoa Medlatec, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.