04/27/2024 03:39:21 pm

Loãng xương là gì? Phương pháp điều trị loãng xương hiện nay

Loãng xương là hiện tượng mật độ xương suy giảm khiến xương trở nên yếu đi. Tuổi tác càng cao thì nguy cơ bị bệnh loãng xương càng lớn và hầu như ai cũng có thể bị chứng bệnh này. Vì vậy điều trị loãng xương như thế não cũng như cách chống loãng xương được rất nhiều người quan tâm.

Bệnh loãng xương là gì?

Bệnh loãng xương hay còn gọi là chứng xốp xương, giòn xương là tình trạng xương bị mỏng, yếu dần liên tục theo thời gian. Mật độ xương suy giảm khiến xương bị giòn hơn, sức chịu đựng kém, dễ bị gãy dù chỉ bị tác động, chấn thương nhẹ. Loãng xương do gãy xương có thể xảy ra tại bất kỳ vị trí nào. Phổ biến nhất là gãy xương cột sống, xương cẳng tay và xương đùi. Khi mắc chứng loãng xương, một số vị trí gãy sẽ không có khả năng hồi phục hoàn toàn như vùng xương cột sống hay xương đùi. Các trường hợp này cũng phải điều trị thông qua phẫu thuật rất tốn kém tiền bạc và thời gian.

Bệnh loãng xương diễn ra trong thầm lặng. Người bệnh chỉ cảm giác được sự đau mỏi xương không rõ ràng, suy giảm chiều cao, cong vẹo, gù cột sống. Tất cả các biểu hiện sau khi mắc phải một thời gian dài, cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt trong hình dáng và cảm giác của cơ thể. Vì vậy, điều trị loãng xương sẽ khó khăn hơn khi bệnh được phát hiện lúc đã tiến triển nặng.

loang-xuong-la-gi

Tham khảo thêm: 5 dấu hiệu nhận biết thiếu máu não ở người trẻ

Dấu hiệu loãng xương

Các dấu hiệu của tình trạng mất xương hay suy giảm mật độ xương đều không mấy rõ ràng. Người bệnh chỉ nhận ra mình mắc bệnh khi xương trở nên rất yếu, bị gãy do các tác động nhẹ như trẹo chân, vấp ngã hoặc va đập. 

Đây là những triệu chứng loãng xương:

  • Mật độ xương giảm: xương trở nên rỗng và giòn hơn khiến cột sống khả năng cao bị xẹp, lúc gãy. Người bệnh cả nhận được các cơn đau lưng đột ngột, kéo dài trong thời gian ngắn, tối đa là 6 tuần. Chiều cao bệnh nhân suy giảm, lưng bị gù, dáng đi lom khom. 
  • Xương đau nhức. Có thể nói đây là cách phát hiện bệnh loãng xương dễ nhận thấy nhất. Khi mật độ xương hạ xuống sẽ gây cảm giác mỏi dọc các xương dài: xương cẳng chân, xương đùi, xương cánh tay, xương cẳng tay. Nặng hơn là cả cơ thể đều cảm thấy châm chích, nhức mỏi.
  • Những phần xương chịu đựng trọng lực cơ thể như: đầu gối, xương hông, xương chậu, thắt lưng và xương cột sống đều có cảm giác đau. Các cơn đau tái phát và nặng dần qua nhiều lần bị tổn thương. Bệnh nhân phải chịu đựng cảm giác đau âm ỉ kéo dài. Cơn đau có xu hướng tăng lên khi vận động, di chuyển, ngồi hay đứng cố định một chỗ trong thời gian dài. Chỉ khi nghỉ ngơi, cơ đau mới có chút biểu hiện thuyên giảm.
  • Đau tại vùng cột sống, thắt lưng, hai bên sườn. Bệnh loãng xương có tác động xấu đến các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh tọa và dây thần kinh tại vùng đùi. Những cơn đau lưng trở nên dữ dội hơn khi người bệnh vận động mạnh hay thay đổi tư thế quá nhanh. Do đó, họ gặp nhiều trở ngại khi thực hiện các cử động xoay và cúi gập người.
  • Với đối tượng trung niên, trạng thái giảm mật độ xương còn là biểu hiện của các bệnh tim mạch, cao huyết áp, thoái hóa cột sống,…

dau-hieu-loang-xuong

Tham khảo thêm: Vì sao ung thư cổ tử cung lại là nỗi lo lắng lớn của nữ giới

Nguyên nhân của bệnh loãng xương

Nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng loãng xương là do tuổi tác, tuổi càng cao, mật độ xương càng suy giảm. Ngoài ra các yếu tố dẫn đến bệnh loãng xương như sau:

  • Nữ giới khi chuyển sang giai đoạn mãn kinh hay chu kỳ kinh nguyệt không ổn định đều làm giảm nồng độ hormone nội tiết tố estrogen, khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bên cạnh đó, nồng độ testosterone của nam giới thấp cũng là lý do gây bệnh loãng xương.
  • Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, không khoa học làm thiếu hụt các chất nuôi dưỡng xương chắc khỏe như: vitamin D, canxi, omega 3,…
  • Gặp tác dụng phụ khi sử dụng các thuốc có thành phần corticosteroid, heparin trong khoảng thời gian dài, không tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Lười vận động, không tham gia luyện tập thể dục thể thao cùng với tần suất hoạt động thấp, thời gian ngồi nhiều,… làm cho hệ vận động suy yếu.
  • Ngược lại, những người phải lao động nặng, thường xuyên khuân vác quá sức cũng có nguy cơ mắc các bệnh xương khớp cao hơn bình thường.
  • Sử dụng các chất kích thích độc hại làm suy yếu hệ xương khớp: nghiện thuốc lá, lạm dụng bia rượu
  • Trong giai đoạn xương khớp được hình thành và phát triển, nếu không cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết sẽ dẫn tới tình trạng xương suy yếu từ sớm.

Ngoài ra còn nhiều yếu tố có gây ảnh hưởng tiêu cực đến mật độ xương. Một số yếu tố có thể can thiệp kiểm soát được, một số thì không thể tác động. Cần xác định rõ nhóm nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp điều trị loãng xương hiệu quả.

Những tác nhân gây bệnh loãng xương không thể thay đổi được:

  • Giới tính: thông thường nữ giới sẽ luôn có nguy cơ bị loãng xương cao hơn so với nam giới trong cùng độ tuổi, đặc biệt ở phụ nữ mãn kinh thì tỉ lệ này còn cao hơn rất nhiều lần. Lý do là bởi phụ nữ có tổng trọng lượng xương thấp hơn và có sự thay đổi lớn trong hormone sau mãn kinh.
  • Độ tuổi: nguy cơ mắc bệnh càng cao khi tuổi tác tăng dần.
  • Kích thước cơ thể: những người có trọng lượng và thể tích cơ thể nhỏ sẽ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao.
  • Yếu tố di truyền: gia đình cũng có người bị chứng giòn xương từ trước.
  • Phụ nữ trước 45 tuổi đã mãn kinh.
  • Xương đã từng bị chấn thương: gãy, rạn nứt
  • Có mắc một số bệnh lý: bệnh nội tiết, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Cushing, bệnh thận,…
  • Chủng tộc người da trắng, người châu Á.

nguyen-nhan-loang-xuong

Tham khảo thêm: Huyết áp thấp phải làm sao? Liệu nó có thực sự nguy hiểm

Các nguyên nhân loãng xương có thể kiểm soát được

Đây thường là những hành vi, thói quen sống không khoa học, có thể cải thiện được thông qua sự thay đổi, điều chỉnh phương thức sống.

  • Hormone giới tính: nồng độ estrogen thấp làm giảm mật độ xương ở nữ giới trong khi nam giới ít hormone testosterone sẽ gây ra chứng xốp xương.
  • Chế độ ăn thiếu các dưỡng chất phát triển xương.
  • Chứng chán ăn, rối loạn ăn uống.
  • Thời gian dài sử dụng thuốc Corticosteroid, heparin.
  • Thói quen ít vận động
  • Thói quen sử dụng rượu bia và thuốc lá.

Loãng xương gây nguy hiểm như thế nào?

Gãy xương

Bệnh loãng xương khiến cấu trúc xương không còn đặc, chắc khỏe, thay vào đó là những khoảng rỗng trong xương. Do vậy khả năng chịu lực của xương suy giảm rõ rệt, giòn và dễ bị gãy. Khi mật độ xương mất đi quá nhiều, một số trường hợp bệnh nhân chỉ cần va đập nhẹ, thậm chí chỉ là cử động cúi gập người, hắt hơi hay ho cũng có thể làm xương bị gãy. Vì các phần xương như cột sống, xương đùi, xương tay và chân đều là các xương chịu lực tác động lớn nhất. Các xương này cũng sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi xương bị loãng. Người già bị bệnh loãng xương thường bị gãy xương đùi, xương cẳng tay và gãy khớp háng.

Đốt sống bị lún xẹp

Một tác hại vô cùng nguy hiểm là tình trạng lún xẹp các đốt sống vì bệnh loãng xương gây ra có thể gây tàn phế vĩnh viễn. Ngoài ra, cột sống cũng là nơi có nhiều dây thần kinh, các dây thần kinh này bị chèn ép sẽ gây ra đau nhức. Tình trạng thoái hóa cột sống sẽ tiến triển nhanh hơn khi lượng đốt sống bị tổn thương càng nhiều.

Khả năng vận động suy giảm

Bệnh loãng xương có thể khiến người bệnh tàn phế vĩnh viễn. Điều trị loãng xương từ sớm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chất lượng cuộc sống người bệnh, nhất là ở người lớn tuổi. Bởi nếu họ phải nằm liệt một chỗ lâu ngày, họ dễ bị mắc các biến chứng như viêm phổi, tắc mạch, hoại tử,…

Điều trị loãng xương hiệu quả

Bệnh loãng xương có chữa được không? là câu hỏi mà mọi người vẫn thường thắc mắc. Hiện nay, y học vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh loãng xương khỏi hoàn toàn. Các biện pháp y tế hay thay đổi thói quen sống chỉ nhằm cải thiện tình trạng, khiến giữ mật độ xương ổn định hơn.

Thuốc trị loãng xương

Hai dưỡng chất chính giúp xương khỏe mạnh là vitamin D và Canxi. Khi điều trị loãng xương, các bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc nhằm tăng cường bổ sung 2 chất này. Liều lượng thông thường sẽ là từ 1.000 – 1.200 mg Canxi và 800 – 1000 IU vitamin D mỗi ngày cho một người. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sẽ chỉ định thêm các loại thuốc chống hủy xương để mật độ xương không còn giảm xuống như:

  •  Zoledronic acid truyền qua đường tĩnh mạch với đơn vị 5 mg / 100 ml mỗi năm. Thuốc không được sử dụng cho bệnh nhân suy thận nặng và có vấn đề về rối loạn nhịp tim.
  • Alendronate: Fosamax 5600 hay Fosamax plus  1 viên trên tuần.
  • Calcitonin dùng cho người bị gãy xương hoặc điều trị loãng xương gây ra đau lưng. Lượng dùng mỗi ngày từ 50 – 100 IU/ngày. Thuốc cần dùng kết hợp với nhóm bisphosphonate.
  • Nữ giới bị loãng xương sau kỳ mãn kinh được chỉ định chất điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen (SERM), Raloxifene (Evista), liều lượng 60 mg / ngày.
  • Một số thuốc điều trị loãng xương thường được sử dụng khác trong quá trình chữa bệnh là: Thuốc tăng cường cấu tạo xương, ức chế hủy xương (strontium ranelate – protelos); thuốc giúp tăng quá trình đồng hóa (Deca – durabolin và Durabolin).

Điều trị loãng xương không dùng thuốc

  • Cải thiện chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, giàu canxi với liều lượng đúng với thể trạng để cơ thể hấp thụ đầy đủ các thức ăn đã tiêu thụ. Kiểm soát vóc dáng, cân nặng để có trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, tránh tình trạng béo phì hay ốm yếu. Đồng thời từ bỏ thói quen sử dụng thuốc lá, bia rượu.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt tích cực thông qua chăm chỉ vận động, luyện tập thể dục thể thao để xương chắc khỏe, cơ bắp dẻo dai. Đồng thời người bệnh cần chú ý, cẩn thận trong khi vận động, tránh ngã, bị va đập.
  • Có thể kết hợp sử dụng các dụng cụ hỗ trợ, nẹp chỉnh hình để giảm sức nặng đè lên cột sống, đầu xương hay vùng xương chậu,…

dieu-tri-loang-xuong

Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách làm canh gà hầm thuốc bắc bổ dưỡng

Bệnh loãng xương nên ăn gì?

Tăng cường lựa chọn các thực phẩm cung cấp nhiều canxi, vitamin D cùng các chất dinh dưỡng nuôi xương là ưu tiên lựa chọn thức ăn hàng đầu của người bệnh loãng xương.

Các thức ăn hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh loãng xương là:

1.Sữa và các sản phẩm từ sữa

Một trong những nguồn cung cấp canxi hàng đầu là sữa và những chế phẩm từ sữa. Trong sữa có chứa tới 60% hàm lượng canxi. Do vậy, sữa tươi, phô mai, sữa chua,… đều là thực phẩm rất tốt cho người loãng xương. Đặc biệt, sữa chua rất có lợi cho hệ tiêu hóa, như một sản phẩm nhuận tràng tự nhiên.

2. Các loại hải sản

Các loại thực phẩm như tôm, cua, ghẹ, ngao,… là những loại hải sản cung cấp nhiều canxi cũng như protein. Hải sản nên được nấu thật chín để nâng cao hiệu quả hấp thụ canxi. Tuy nhiên, những người bị loãng xương có bị bệnh gout không nên sử dụng loại thức ăn này để tránh tăng axit uric máu. Những người bị dị ứng hải sản cũng là đối tượng nên kiêng. 

3. Trứng các loại

Trứng chứa rất nhiều dưỡng chất. Từ trứng gà, trứng vịt, trứng chim,… đều chứa nhiều khoáng chất: canxi, vitamin, selen, folate, protein,… rất tốt cho sự phát triển của xương. Trứng cũng là nguyên liệu có cách chế biến cực kỳ đa dạng, hương vị thơm ngon, có thể thay đổi thực đơn liên tục để không bị nhàm chán. Các món ngon từ trứng như: luộc, rán, trứng kho, trứng ngâm tương,… Trứng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nên chỉ nên sử dụng khoảng 2 quả cho một lần ăn và tuần ăn từ 2 tới 3 lần.  Sử dụng trứng quá nhiều có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, làm xơ vữa động mạch dẫn đến nhồi máu cơ tim.

4. Rau củ quả

Rau củ là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên dồi dào cùng hàm lượng chất xơ cao và canxi. Các loại rau củ tốt cho hệ vận động được kể đến như là: súp lơ xanh, hạt đậu nành, cải xoăn, bắp cải,…

Nước ép rau củ cũng là nguồn cung cấp nhiều khoáng chất, giúp thanh lọc cơ thể, thải độc gan duy trì sức khỏe,…

5. Ngũ cốc

Ngũ cốc nguyên cám rất tốt cho sức khỏe. Chúng không chỉ chứa nhiều vitamin D cùng canxi mà còn bổ sung năng lượng cho cơ thể. Lưu ý, nên chọn các loại ngũ cốc ít đường để tránh làm tăng đường huyết, nguy hiểm nhất là ở những bệnh nhân đái tháo đường.

6. Thức ăn chứa nhiều Omega 3

Đó là những thực phẩm như: cá hồi, cá mòi, cá thu,… Chúng không chỉ tốt cho người bị bệnh loãng xương mà omega 3 còn tốt cho các bệnh xương khớp khác như là thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,…

Để hấp thụ dưỡng chất tốt nhất, người dùng nên nấu cháo cá thật nhừ, ăn được cả xương. Ngoài ra có thể bổ sung omega 3 qua các thực phẩm chức năng như là dầu cá.

Hãy liên hệ cho Nông sản Dũng Hà để mua thực phẩm sạch, chất lượng tốt nhé!

Hoặc bạn có thể qua trực tiếp tại các cơ sở Nông Sản Dũng Hà:

  • Chi nhánh 1: 11 Kim Đồng – Phường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
  • Chi nhánh 2: A10 – Ngõ 100 Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
  • Chi nhánh 3: Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh -Tamanh Hospital