11/18/2024 07:30:33 am

Tiểu đường thai kỳ – bệnh lý nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Trong suốt quá trình mang thai, người mẹ cần dung nạp nhiều dưỡng chất để nuôi thai nhi phát triển. Tuy nhiên việc hấp thụ nhiều năng lượng này có thể gây ra tình trạng tiểu đường thai kỳ, gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Cùng Nông sản Dũng Hà tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh lý này qua bài viết dưới đây nhé!

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Bệnh lý tiểu đường thai kỳ là tình trạng xảy ra do sự rối loạn chuyển hóa lượng đường trong máu. Bệnh xuất hiện ở những phụ nữ mang thai dù chưa từng bị tiểu đường trước đó và được xem là tình trạng khá phổ biến. Tiểu đường thai kỳ phát triển mạng ở thời kỳ mang thai và sẽ không còn sau khi người phụ nữ sinh em bé. Theo khảo sát thống kê cho thấy, có từ 2 % đến 10 % bà bầu bị tiểu đường thai kỳ. Giai đoạn bệnh được chuẩn đoán là 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối trong suốt thời kỳ có bầu.

Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ

Lý do bà bầu dễ bị tiểu đường thai kỳ là vì ở giai đoạn đầu trong quá trình mang thai, nhu cầu năng lượng tăng cao đột biến. Cơ thể đòi hỏi được cung cấp một lượng đường lớn. Bình thường, cơ thể thai phụ có thể tự điều chỉnh việc sản xuất hormone chuyển hóa đường huyết insulin nhằm giữ mức cân bằng đường huyết trong cơ thể. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều bà mẹ gặp rối loạn điều tiết hormone insulin. 

Một phần cũng là bởi, khi mang bầu, nhau thai sản xuất ra các loại nội tiết tố để phát triển thai nhi. Không may thay những nội tiết tốt này lại vô tình mang đến những ảnh hưởng không tốt cho hormone insulin. Do đó nội tiết tố bị rối loạn và dẫn đến chứng đái tháo đường thai kỳ.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ

  • Phụ nữ mang thai khi đã bước sang độ tuổi ngoài 30
  • Người thân ruột thịt trong gia đình có người bị tiểu đường type 2 – bệnh tiểu đường do insulin cơ thể vẫn được tiết ra nhưng không sử dụng hiệu quả.
  • Mẹ bầu đã từng bị đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai trước
  • Cân nặng cao, thừa cân, béo phì trước và trong thời kỳ mang thai.
  • Em bé ở lần sinh trước có cân nặng lớn hơn 4,1 kg.

nguyen-nhan-tieu-duong-thai-ky

Tham khảo thêm: Bệnh gan nhiễm mỡ là gì? Làm gì khi gan nhiễm mỡ

Cách nhận biết tiểu đường thai kỳ

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ thường không mấy rõ ràng, cực khó để nhận ra vì bệnh diễn ra tương đối thầm lặng. Thông thường, sản phụ chỉ nhận ra mình mắc đái tháo đường thai kỳ vào lần thăm khám định kỳ và bác sĩ có chỉ định làm xét nghiệm chỉ số đường trong máu

Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai có quan sát kỹ và ghi lại nhật ký mang thai sẽ nhận ra những biểu hiện tiểu đường thai kỳ, đặc biệt là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối như sau:

  • Luôn cảm thấy khát nước, thường thức dậy giữa đêm chỉ để uống nước.
  • Số lần đi tiểu trong ngày nhiều hơn mức bình thường, lượng nước tiểu cũng nhiều hơn rõ rệt.
  • Nếu không may bị trầy xước da, thì vết thương sẽ lâu khỏi hơn.
  • Vùng kín dễ bị nhiễm nấm, mà dùng thuốc trị nấm thông thường không thấy tình trạng thuyên giảm.
  • Sản phụ có triệu chứng sụt cân, thiếu năng lượng, sức sống, cảm thấy mệt mỏi trong người.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn

Những sản phụ có biểu hiện hay nguy cơ mắc bệnh cao sẽ được chỉ định đo lường chỉ số đường huyết lúc đói, HbA1C và đường huyết bất kỳ.

  • Trường hợp 1: các giá trị đường huyết lúc đói cao hơn 7,0 mmol/L, HbA1c > 6,5 %, đường huyết ngẫu nhiên cao hơn 11,1 mmol/L thì sản phụ được chuẩn đoán là tiểu đường lâm sàng.
  • Trường hợp 2: số đo đường huyết khi đói nằm trong khoảng từ 5,1 mmol/L đến 7,0 mmol/L thì sản phụ được chuẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ.
  • Trường hợp 3: Nếu đường huyết khi đói nhỏ hơn 5,1 mmol/L, thì sản phụ sẽ đợi đế tuần mang thai thứ 24 đến 28 để làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống nhằm phát hiện chính xác bệnh.

Cụ thể, nghiệm pháp dung nạm glucose được thực hiện như sau: Bước một, sản phụ sẽ được đo nồng độ đường máu khi đói. Bước thứ 2, sản phụ được yêu cần sử dụng khoảng 75g glucose trong vòng 5 phút. Bước 3, bác sĩ sẽ lấy máu và xét nghiệm chỉ số glucose trong máu sau 1 và 2 giờ tính từ khi sản phụ dùng glucose.

Ý nghĩa của từng mức đo trong chỉ số đường huyết là như sau:

  • Chỉ số glucose trong máu lúc đói cao hơn 7,0 mmol/L thì sản phụ bị tiểu đường lâm sàng
  • Sản phụ bị đái tháo đường thai kỳ khi có 1 hoặc cả 3 chỉ số glucose huyết như sau: lúc đói lớn hơn hoặc bằng 5,1 mmol/L, ở thời điểm sau 1 giờ dùng glucose lớn hơn hoặc bằng 10 mmol/L; ở thời điểm 2 giờ sau khi dùng glucose lớn hơn hoặc bằng 8,5 mmol/L.
  • Chỉ khi cả 3 chỉ số phía trên đều nhỏ hơn các giá trị đã nêu thì sản phụ mới hoàn toàn bình thường.

chi-so-tieu-duong-thai-ky

Tham khảo thêm: Cholesterol toàn phần – Hiểu rõ hơn về bản chất của cholesterol

Tác hại của việc chỉ số đường huyết tăng cao trong thời kỳ mang thai

Ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi:

  • Em bé sinh ra dễ bị thừa cân, béo phì cùng nguy cơ cao mắc các bệnh về hô hấp và đường huyết lớn hơn các em bé khác.
  • Khi chào đời, em bé bị tụt canxi
  • Thai nhi có nguy cơ bị dị tật.

Tác hại của tiểu đường thai kỳ với sản phụ

  • Do thai nhi nặng hơn bình thường nên phụ nữ sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển, đau lưng, đau hông, có khả năng dẫn đến chấn thương vùng lưng, gãy xương, trật khớp.
  • Khả năng tiền giật sản cao gấp 4 lần với các sản phụ khỏe mạnh.
  • Tiềm ẩn nguy cơ sinh non, sinh mổ cao vì thân dưới của em bé quá to, khó sinh tự nhiên.
  • Sẩy thai, lưu thai.
  • Băng huyết sau khi sinh

Cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà

Có 2 cách đo tiểu đường thai kỳ tại nhà phổ biến hiện nay đó là: sử dụng máy đo đường huyết và xét nghiệm HbA1C

Với sử dụng máy đo đường huyết

Máy đo đường huyết là công cụ giúp tất cả mọi người kiểm tra xem có bị mắc bệnh đái tháo đường hay không và nhằm mục đích theo dõi, kiểm soát chỉ số đường huyết ổn định (tương tự như máy đo huyết áp để kiểm tra áp lực máu). Mẹ bầu có thể sử dụng thiết bị này để phát hiện và kiểm soát sớm chứng tiểu đường thai kỳ ngay tại nhà. Trước hết sản phụ cần chuẩn bị sẵn một máy đo đường huyết cũng như cách lấy máu đúng cách.

Tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày, sản phụ cũng có thể kiểm tra lượng đường trong máu. các bước tiến hành như sau:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ bằng nước rửa tay và nước sát khuẩn. Lau tay thật khô. Mẹ cũng nên chuẩn bị trước bông gòn thấm cồn để vệ sinh ngón tay.
  • Lắp kim lấy máu vào máy đo đường huyết.
  • Đặt que thử vào máy theo đúng hướng dẫn sử dụng.
  • Lấy máu và bóp nhẹ đầu ngón tay

Nếu kết quả đo được từ 200 mg/dL trở lên thì khả năng cao sản phụ đã mắc tiểu đường thai kỳ, cần đi kiểm tra tại các cơ sở y tế để có kết quả chính xác nhất.

do-tieu-duong-thai-ky

Xét nghiệm HbA1C

Hiện nay xét nghiệm này cũng có thể thực hiện tại nhà nhưng cần phải trang bị đầy đủ thiết bị phù hợp với chất lượng đảm bảo, có kiểm chứng của bộ y tế. Các bước xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà bằng cách đo HbA1C cũng tương tự như máy đo đường huyết. Chỉ khác duy nhất ở bước trộn mẫu máu thu được với dung dịch kèm theo rồi mới đưa vào que thử.

Kết quả đo HbA1C nằm trong khoảng từ 5.7 % đến 6.4 % cảnh bảo nguy cơ mẹ bầu bị tiền tiểu đường, từ 6.5% trở lên đồng nghĩa sản phụ đang nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.

Những lưu ý khi sản phụ tự xét nghiệm tiểu đường tại nhà

  • Cần tìm hiểu thật chi tiết về các bước tiến hành, đọc chỉ số cũng như những chỉ định trong quá trình tự xét nghiệm. Tốt nhất cần tham khảo lời khuyên từ bác sĩ.
  • Ghi chép nhật ký xét nghiệm với thời gian đo, kết quả đo để làm cơ sở so sánh cũng như cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác tới bác sĩ tư vấn.
  • Kiểm tra đúng định kỳ mới đem lại kết quả khả quan, chính xác. Không cần kiểm tra liên tục mỗi ngày.
  • Thay đổi ngón tay lấy máu cho mỗi lần xét nghiệm, tránh chỉ lấy máu tại một ngón tay gây tổn thương, đau nhức ngón tay.
  • Tuyệt đối giữ gìn vệ sinh, sát khuẩn dụng cụ lấy máu. Không tái sử dụng các loại que thử hay kim lấy máu để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng hay ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả đo được.
  • Một điều cần ghi nhớ rằng kết quả tự đo được ở nhà chỉ là con số tham khảo để phát hiện hay kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ sớm. Khi có những dấu hiệu của bệnh cần đến các cơ sở y tế để được hướng dẫn lộ trình điều trị phù hợp nhất.

Cách điều trị tiểu đường thai kỳ

Phác đồ điều trị tiểu đường thai kỳ được thiết kế nhằm mục đích đưa các chỉ số đường huyết về mức an toàn:

  • Chỉ số glucose huyết lúc đói, trước khi ăn, trước khi ngủ nằm trong khoảng 3,9 – 5,5 mmol/l.
  • Số đo glucose máu sau khi ăn 1 giờ đến 2 giờ từ 5,4 – 7,1 mmol/l.
  • Chỉ số HbA1C bé hơn 6%.

Đồng thời, sau khi sản phụ được chuẩn đoán bị đái tháo đường thai kỳ, họ sẽ được hướng dẫn điều chỉnh chế độ ăn giảm chất ngọt, giảm glucid và theo dõi sát sao số đo đường trong máu 6 lần trong ngày. Nếu sau 2 tuần dù đã có chế độ ăn khoa học hơn mà tình trạng bệnh không chuyển biến tốt thì sản phụ sẽ được tiêm thuốc insulin.

Điều trị đái tháo đường tiểu kỳ bằng insulin:

  • Insulin là loại thuốc quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong chữa bệnh.
  • Sử dụng thuốc các bữa ăn và vào buổi tối.
  • Cách tính liều lượng sử dụng theo cân nặng: 0,4 tới 0,5 đơn vị trên kg trọng lượng cơ thể trong 1 ngày.
  • Điều chỉnh liều dùng theo sự thay đổi của lượng đường trong máu. 

Bên cạnh đó, sản phụ cần chú ý đến cách chọn thực đơn như sau:

  • Giảm thiểu mức hấp thụ tinh bột: sử dụng 35 – 45 % tổng số năng lượng. Nên chọn những loại tinh bột có mức đường thấp.
  • Chi nhỏ khẩu phần ăn với 3 bữa chính, 2 – 3 bữa phụ: lượng calo tiêu thụ được chia theo tỷ lệ như sau: 3 : 3 : 2 : 2 cho bữa sáng, bữa trưa, bữa tối và các bữa phụ.
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và sử dụng thực phẩm chứa ít chất béo bão hòa. Tránh tiêu thụ đồ ăn chứa nhiều đường từ bánh, kẹo, kem, nước ngọt,… Đồng thời chú ý bổ sung calcium.

tri-tieu-duong-thai-ky

Tham khảo thêm: 7 vị thuốc thân thuộc chữa ho lâu ngày không khỏi hiệu quả

Ba bài thuốc nam chữa tiểu đường thai kỳ hữu hiệu

Râu ngô tốt cho mẹ bầu

Râu ngô là vị thuốc nam dân giã, có tính mát, với nhiều công dụng như giải độc gan, trị sỏi thận, chữa bệnh cao huyết áp,… Trong đó công dụng nổi bật nhất của râu ngô chính là sử dụng trong điều trị bệnh tiểu đường.

Để hỗ trợ thai phụ bị tiểu đường thai kỳ, có thể áp dụng bài thuốc sau: dùng khoảng 50 gram râu ngô tươi (hoặc khô đều được) đã rửa sạch đem pha cùng 0.7 lít nước sôi, uống hết trong ngày. Nước râu ngô thơm, ngọt nhẹ, nên sử dụng đều đặn để có hiệu quả tốt.

Lá khoai lang (rau lang) và bí xanh chữa tiểu đường thai kỳ

Bí xanh có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất cùng chất chống oxy hoá và mang hàm lượng nước cao. Sử dụng bí xanh không chỉ giúp phòng chống béo phì mà còn là loại rau củ, vị thuốc nam tốt cho sức khỏe, thanh nhiệt cơ thể, giải tỏa căng thẳng, điều trị chứng mất ngủ.

Cùng với đó, lá khoai lang cung cấp một lớn chất xơ cùng giá trị dinh dưỡng nhưng hàm lượng calo tương đối thấp có khả năng cân bằng hàm lượng insulin trong cơ thể. Phụ nữ mang thai sử dụng khoai lang cũng có hệ tiêu hóa tốt hơn vì đây cũng được xem như một loại thuốc nhuận tràng.

Mẹ bầu áp dụng cách làm: dùng lá khoai lang 50 gram, bí xanh 100 gram thái nhỏ để nấu ăn hằng ngày.

Mẹ bầu ăn tâm khi dùng mướp đắng

Theo kết quả rút ra từ các thử nghiệm cho thấy, mướp đắng có thể khả năng giảm được lượng đường huyết. Bởi vì mướp đắng có mang một số hoạt chất có đặc tính giống như insulin; giải phóng glucose thành năng lượng.

Ăn mướp đắng sẽ làm cho hoạt động sử dụng glucose của tế bào cơ thể có hiệu quả hơn cũng như vận chuyển đường dễ dàng đến các cơ quan như cơ bắp, gan,… Mặt khác, khổ qua cũng ngăn chặn sự chuyển đổi của các chất dinh dưỡng thành glucose tích lũy trong máu. Vì vậy, loại quả này rất phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường type 1 và type 2 cũng như người bị tiểu đường thai kỳ.

Trong quá trình điều trị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu có thể cân nhắc sử dụng nước ép mướp đắng, trà mướp đắng khô hay kết hợp cùng các món ăn để giảm đường huyết đều đặn hơn.

Nguồn tham khảo:

  • Sieuthiyte
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec