Phụ nữ mang thai thường gặp tình trạng chỉ số đường huyết tăng cao, dẫn đến bệnh lý đái tháo đường thai kỳ. Tuy bệnh có tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe mẹ và bé nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát được thông qua chế độ ăn hằng ngày. Vậy lựa chọn thực phẩm cho phụ nữ mang bầu bị tiểu đường thai kỳ như thế nào, bạn hãy xem thêm ở bài viết dưới đây nhé!
Đái tháo đường thai kỳ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé
Đái tháo đường thai kỳ hay tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn bình thường khi phụ nữ mang thai. Bệnh xảy ra do rối loạn trong việc chuyển hóa glucose và thường diễn ra trong giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.
Khi bị đái tháo đường thai kỳ, nếu mẹ bầu không quan tâm hay điều trị bệnh đúng cách có thể gặp phải những nguy hại như sau:
Với sức khỏe của sản phụ:
- Cao huyết áp trong thời kỳ có mang sẽ gây ra các biến chứng: tiền sản giật, sản giật, suy gan thận, thai nhi chậm phát triển, tai biến mạch máu não,….
- Sinh non, sinh em bé khi chưa đủ ngày bởi nguyên nhân đa ối, tiền sản giật, nhiễm trùng tiết niệu, huyết áp tăng cao.
- Đa ối: tức là tình trạng nước ối quá nhiều cũng gây nguy hại cho mẹ và bé.
- Thai lưu, sẩy thai
- Nhiễm khuẩn niệu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ối.
- Có khả năng cao mắc tiểu đường type 2 trong tương lai. Bên cạnh đó phụ nữ sau sinh dễ bị tăng cân, béo phì ảnh hưởng đến vóc dáng, thể hình.
Với sức khỏe của thai nhi:
- Thai nhi thường phát triển rất nhanh và to quá mức do lượng đường dư thừa từ mẹ chuyển bé.
- Giảm glucose huyết tương và mắc các bệnh lý trong chuyển hóa đường ở trẻ mới sinh.
- Gặp bệnh liên quan đến đường hô hấp.
- Hồng cầu tăng cầu.
- Trẻ sơ sinh bị vàng da
- Đặc biệt nguy hiểm hơn, trẻ có thể tử vong sau khi sinh
- Về lâu dài, những đứa trẻ này nguy cơ béo phì và mắc bệnh tiểu đường cao hơn bình thường hay gặp rối loạn thần kinh vận động.
Tham khảo thêm: Top 7 cây thuốc nam từ rễ, củ cây mang công dụng tuyệt vời bạn nên biết
Cách phòng tránh đái tháo đường thai kỳ
Vì những tác hại cực kỳ nguy hiểm trên, trong suốt quá trình mang bầu, sản phụ nên có những biện pháp hạn chế bệnh tiểu đường thai kỳ. Cụ thể:
Cân nhắc chế độ ăn hợp lý, lành mạnh cho sức khỏe
Nên sử dụng nhiều thức ăn giàu chất xơ, ít đường, calo và chất béo. Những lựa chọn tuyệt vời được kể đến như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt,… Theo nghiên cứu khoa học đã chứng minh vai trò của chất xơ với việc hiệu quả phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ. Kết quả cụ thể chỉ ra rằng nếu các sản phụ tiêu thụ thêm 10 gram chất xơ trong lượng ăn hằng ngày thì nguy cơ họ bị mắc đái tháo đường thai kỳ giảm xuống tới 26%.
Duy trì sự vận động một cách đều đặn
Vận động hợp lý đóng vai trò cực kỳ quan trọng với sức khỏe thể chất và tinh thần của phụ nữ mang thai. Về mặt thể chất, vận động ở mức hợp lý sẽ giúp mẹ bầu duy trì được cân nặng ổn định, không bị tăng cân nhanh dẫn đến béo phì, tiểu đường. Bên cạnh đó cũng cải thiện tình trạng táo bón, tiêu hao năng lượng dư thừa, giảm đau lưng, tăng sức chịu đựng cho cơ thể. Sức khỏe tinh thần của sản phụ cũng tốt hơn, do khi vận động cơ thể tiết ra endorphin, làm giảm lo lắng, căng thẳng cùng với việc chất lượng giấc ngủ được cải thiện. Các hoạt động nhẹ nhàng như tưới cây, đi bộ, cắm hoa, dọn nhà hay các bài tập yoga cho bà bầu sẽ cực kỳ phù hợp.
Điều tiết cân nặng ở mức hợp lý
Cân nặng tăng quá nhanh, làm thừa cân, béo phì làm một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh đái tháo đường thai kỳ. Lượng cholesterol trong cơ thể cao khiến bệnh tiểu đường càng khó kiểm soát. Cùng với đó, tăng cân quá nhanh, không kiểm soát cũng ảnh hưởng đến vóc dáng của mẹ, gây ra tình trạng rạn da hay mỡ thừa mất thẩm mỹ sau khi sinh.
Ghi chép nhật ký mang thai và thăm khám thường xuyên
Việc theo dõi từng thay đổi trong quá trình mang thai có ý nghĩa rất lớn để phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh lý bất thường ở cả mẹ và thai nhi. Có những dấu hiệu tưởng chừng như bình thường, dễ bị bỏ qua nhưng lại là biểu hiện ban đầu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Phát hiện sớm cùng với việc thăm khám bác sĩ thường xuyên sẽ để có biện pháp can thiệp kịp thời, bảo vệ sự an toàn cho mẹ và bé.
Tham khảo thêm: Học cách chữa mụn nhọt bằng lá cây cực kỳ hiệu quả
Đái tháo đường thai kỳ kiêng ăn gì
Những thực phẩm mà mẹ bầu cần tránh sử dụng hay hạn chế tiêu thụ khi bị đái tháo đường thai kỳ là:
- Thức ăn chứa đường lượng đường cao: như bánh kẹo, kem, các móng tráng miệng chứa nhiều chất tạo ngọt: chè, thạch,… Bên cạnh đó những trái cây với độ ngọt cao như xoài, nho, mít, dưa hấu, na,… hay hoa quả sấy khô đều có tác động tiêu cực tới bệnh tiểu đường.
- Điều chỉnh lại lượng tinh bột tiêu thụ từ gạo trắng, bánh mì, khoai tây bởi đây cũng là nguồn cung cấp đường khá lớn.
- Thực phẩm chứa nhiều muối được chế biến sẵn: mì ăn liền, thịt xông khói, thịt khô, xúc xích, lạp xưởng, đồ ăn đóng hộp,…
- Giảm tiêu thụ muối, lượng muối cho vào cơ thể nên nhỏ hơn 6 gram mỗi ngày.
- Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, lượng chất béo bão hòa cao: bơ sữa chưa tách béo, lòng đỏ trứng gà, thức ăn nhanh, đồ chiên rán, nội tạng và mỡ động vật,….
- Tránh sử dụng những đồ uống có chứa cồn như rượu, bia hay chất kích thích: chè đặc, cà phê,… Nước ngọt đóng chia, nước có ga hay nước ép hoa quả chứa nhiều đường cũng nên điều tiết lại liều lượng sử dụng
Đái tháo đường thai kỳ nên ăn gì
Đa phần phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ khi đều có thể kiểm soát được chỉ số đường huyết bằng cách thay đổi chế độ ăn uống hợp lý cùng với việc luyện tập thể dục một cách đều đặn. Với số ít còn lại, khi tuân thủ chế độ ăn lành mạnh kết hợp với việc vận động chăm chỉ nhưng chỉ số đường huyết vẫn chưa đạt yêu cầu, họ cần dùng thêm insulin theo như hướng dẫn của bác sĩ.
Những thực phẩm mà mẹ bầu nên sử dụng vừa cung cấp dưỡng chất cần thiết vừa không làm tăng lượng đường huyết. Chát dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày được chia làm 4 nhóm bao gồm: tinh bột, chất béo, protein, cuối cùng là vitamin và khoáng chất.
- Ở nhóm tinh bột: các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp nên được sử dụng trong bữa ăn hằng ngày là: gạo lứt còn nguyên cám, bún tươi, cơm tấm, bánh mì nâu, các loại hạt đậu và ngũ cốc nguyên cám. Rất nhiều thực phẩm có cung cấp năng lượng dưới dạng tinh bột. Hầu hết tinh bột này sẽ được phân hủy thành glucose, do vậy, tiêu thụ tinh bột là cần thiết nhưng không nên dùng nhiều quá mức.
- Với nhóm thức ăn cung cấp chất béo: kể cả người bình thường hay phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ đều nên sử dụng các loại dầu ăn từ hạt, có nguồn gốc thực vật để thay thế cho mỡ động vật khi nấu ăn. Đồng thời chỉ nên sử dụng khoảng 75g chất béo mỗi ngày.
- Ở chất đạm: phụ nữ mang thai nên ăn cá, thịt nạc, các loại sữa tách béo, đậu và hạt mầm – thực phẩm chứa nhiều protein cũng như là nguồn cung cấp lượng chất oxy hóa dồi dào.
- Trái cây, rau xanh cùng một số thức ăn khác sẽ cung cấp nhiều vitamin cùng khoáng chất. Với rau củ, mẹ bầu nên ăn ít nhất 500 gram đến 600 gram mỗi ngày. Khi lựa chọn trái cây nên ưu tiên những loại có mức đường thấp, ít ngọt và sử dụng khoảng 200 gram mỗi ngày. Có thể kể đến như dưa gang, dưa bở, thanh long, táo, kiwi xanh, bưởi, dâu,… Với các trái cây ăn được cả vỏ thì nên sử dụng hết để tăng thêm chất xơ. Thời điểm ăn trái cây tốt nhất sẽ là buổi trưa và chiều, tránh ăn vào đầu buổi sáng vì đây là thời điểm đường huyết tăng.
- Các sản phẩm từ sữa cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu như canxi, kali, protein, vitamin A, B12,… Chúng hỗ trợ rất nhiều cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, tuy nhiên sử dụng quá mức sẽ gây tăng cân. Vì thế, các chế phẩm từ sữa được khuyến nghị nên dùng: sữa tách béo, không đường, giàu canxi, sữa đậu nành không đường, phô mai, sữa chua không đường.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách làm canh gà hầm thuốc bắc bổ dưỡng
Những lưu ý khi bị đái tháo đường thai kỳ
Theo dõi đường huyết thường xuyên
Khi bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên tự chuẩn bị cho mình một máy đo đường huyết để tiện theo dõi tại nhà. Các chỉ số đường trong máu mỗi khi thức dậy vào buổi sáng, khi đói, sau bữa ăn chính từ 1 tới 2 giờ đều rất quan trọng. Số đo đạt yêu cầu, đảm bảo sức khỏe khi nó ở mức dưới 95 mg/dl ở thời điểm trước bữa ăn hoặc khi đói, dưới 140 mg/dl sau khi ăn 1 giờ và dưới 120 md/dl sau ăn 2 giờ. Đây sẽ là cơ sở để xây dựng tiến trình điều trị hợp lý.
Sử dụng thuốc kê theo đơn
Một số ít mẹ bầu cần sử dụng thêm thuốc kiểm soát đường huyết. Hầu hết họ được kê đơn thuốc tiêm insulin hằng ngày. Chất này được đánh giá là an toàn cho sức khỏe cả mẹ và con, không có tác dụng phụ nên mẹ hoàn toàn an tâm sử dụng.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Chia nhỏ khẩu phần ăn mỗi ngày thành nhiều bữa, với 3 bữa chính cùng 2 đến 3 bữa phụ. Mỗi bữa cách nhau từ 2 tới 3 giờ. Cách làm này sẽ chia đều lượng đường cho cơ thể dễ dàng chuyển hóa, ổn định chỉ số đường trong máu.
- Không kiêng khem quá mức, cần thêm một số chất đạm tốt cho sức khỏe vào các bữa ăn để kiểm soát đường huyết tốt hơn. Đảm bảo rằng sản phụ vẫn có đủ chất cũng như năng lượng hoạt động.
- Chọn thức ăn có chỉ số đường huyết thấp cho bữa ăn nhẹ.
- Uống nước đều đặn, đủ từ 6 đến 8 ly mỗi ngày.
- Giờ giấc ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong chữa đái tháo đường thai kỳ
Tham khảo thêm: Điểm danh 10 vị thuốc Nam chữa gan nhiễm mỡ hiệu quả tại nhà
Mua thực phẩm tốt cho mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ chất lượng
Khi mang thai, những gì mà mẹ tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả hai người. Lựa chọn thực phẩm chất lượng luôn là ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là khi mẹ mắc tiểu đường thai kỳ. Có phải các mẹ luôn trăn trở mua thực phẩm tại đâu có giá rẻ, chất lượng tốt. Liệu trong rau quả đang bán tại các quầy hàng có chứa dư lượng thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật? Hay thịt cá bán ngoài trợ có tươi sạch, không mang vi khuẩn, giun sáng hay không?
Hiểu được tâm lý này của các mẹ bầu nói riêng và của các gia đình Việt nói chung, Nông sản Dũng Hà đã ra đời, là địa chỉ cung cấp thực phẩm sạch, nơi mọi người an tâm lựa chọn thức ăn mỗi ngày. Chủng loại sản phẩm ở đây rất đa dạng, có từ rau quả sạch, thực phẩm tươi sống đến những đồ khô hay đặc sản vùng miền. Tất cả đều cam kết có chất lượng tốt, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hãy liên hệ với thông tin dưới đây để tìm kiếm thực phẩm sạch nhé!
- Hotline: 1900 986865
- Website: https://nongsandungha.com/
Hoặc bạn có thể qua trực tiếp tại các cơ sở Nông Sản Dũng Hà:
- Chi nhánh 1: 11 Kim Đồng – Phường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
- Chi nhánh 2: A10 – Ngõ 100 Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
- Chi nhánh 3: Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh
Nguồn tham khảo:
- Bệnh viện FV
- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec