Các món ăn có sự góp mặt của những vị thuốc Đông y thường có hương vị đặc trưng, thơm ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên mọi người thường chỉ biết gọi chung đó thuốc bắc mà chưa biết cụ thể gồm những tên gia vị thuốc bắc nào? Hãy cùng Nông sản Dũng Hà tìm hiểu về chúng qua bài viết dưới đây nhé!
Tên các loại gia vị thuốc bắc thường gặp
1. Hoàng kỳ
Cây hoàng kỳ có họ với cây Đậu, là cây thân thảo sống lâu năm. Rễ hoàng kỳ được được sử dụng làm thuốc. Trong gói gia vị thuốc bắc, hoàng kỳ được nhận biết là những lát nhỏ giống như gỗ, màu trắng có 2 vòng vân với màu trắng ngà, hơi vàng.
Hoàng kỳ có tính ấm, vị ngọt với nhiều tác dụng như:
- Bổ khí, tiêu độc, kháng viêm. Nó được dùng trong chữa mụn nhọt.
- Lợi tiểu
- Hạ huyết áp
- Bảo vệ tim mạch, bảo vệ gan
2. Đương quy
Bạch chỉ Trung Quốc là tên gọi khác của đương quy – loại cỏ thơm sống lâu ăn. Cây đương quy tươi có dạng hình trụ, mọng nước, mùi thơm nồng. Dược liệu là những phần rễ cây nhiều nhánh, nhăn nheo có màu vàng nâu. Ở gói gia vị hầm thuốc bắc, người ta thường cắt lát mỏng đương quy theo chiều dọc để lộ những đường vân trắng đứt quãng bên trong.
Đương quy có tính ấm, vị ngọt pha chút cay. Tác dụng của đương quy:
- An thần: tiếp thêm năng lượng và kích thích hệ thần kinh, chống trầm cảm, ổn định tinh thần.
- Chữa đau bụng kinh. Vì thuốc có tính ấm và các thành phần hóa học khắc phục triệu chứng khó chịu trong cả thể chất và tinh thần phụ nữ những ngày “đèn đỏ” và ở giai đoạn tiền mãn kinh. Vì thế mà đương quy còn được gọi với tên “sâm tố nữ”.
- Hóa giải một số chất độc hại ở trong máu, tốt cho hệ tuần hoàn.
Tham khảo thêm: Bí kíp làm thịt chân giò hầm thuốc bắc siêu ngon tại nhà
3. Xuyên khung
Đây cũng là tên gia vị thuốc bắc được chế biến từ rễ cây xuyên khung. Chúng có nguồn gốc từ các quốc gia Đông Á, thân cây cao trung bình khoảng 60cm. Rễ xuyên khung được sử dụng làm thuốc là những lát cát mỏng. Nó không có hình dạng nhất định, viền cong có màu nâu dậm, thường bé bằng 3 đầu ngón tay.
Xuyên khung có công hiệu:
- Kháng khuẩn, chấm nấm mốc
- Giảm đau
- Tốt cho hệ thần kinh, chữa mất ngủ, chữa đau đầu
- Điều trị một số bệnh xương khớp
- Có tác dụng tốt trong chữa bệnh phụ khoa
- Giảm xơ vữa động mạch
- Hạ sốt
Tham khảo thêm: Các tác dụng của xuyên khung mà có thể bạn chưa biết
4. Bạch chỉ
Bạch chỉ có nhiều cách gọi khác như: lan hòe, hòe hoàn, chỉ hương,… Vị thuốc Đông y này cũng thuộc cây thân thảo, nở hoa trắng vào tháng 7-8. Củ bạch chỉ dùng làm gia vị thuốc bắc hầm gà, gia vị thuốc bắc hầm chân giò đã được cắt thành khoanh tròn nhỏ, đường kính 3 – 4cm, độ dày khoảng 0,5cm, màu trắng sữa.
Tác dụng của bạch chỉ:
- Trị cảm cúm, viêm xoang
- Giảm đau, chống mưng mủ, khoáng khuẩn, chống viêm,…
- Loại bỏ các triệu chứng đau đầu, sốt
- Chữa sâu răng
- Làm đẹp da
5. Đỗ trọng
Đây là một trong các loại gia vị thuốc bắc dễ nhận biết nhất với hình dạng giống như chiếc mành nhỏ có một màu nâu, một mặt màu đen. Sở dĩ nó có hình dạng này do được bào chế từ vỏ cây đỗ trọng, vốn có lượng nhựa cao. Người chế biến sẽ cắt vỏ thành từng sợi nhưng không đứt dời do sự kết dính bởi lượng nhựa trên.
Đỗ trọng có hiệu quả trong điều trị các bệnh về xương khớp như:
- Đau lưng
- Chân tay tê mỏi
- Phong thấp
- Sưng phù
Ngoài ra nó cung có khả năng chữa tăng huyết áp, thận yếu, tiểu đêm,…
6. Thục địa
Thục địa là loại gia vị thuốc bắc được chế biến khá cầu kỳ. Nguyên liệu chính là rễ cây địa hoàng. Thông thường các gia vị thuốc bắc khác chỉ việc thu hoạch từ cây thuốc rồi phơi khô. Nhưng với thục địa cần có thêm giai đoạn bào chế kết hợp với gừng, rượu, sa nhân để cho ra thành phẩm là những khối nhỏ xù xì, đen bóng.
Theo y học cổ truyền, thục địa có khả năng:
- Hạ huyết áp
- Ngăn ngừa loãng xương
- Chống viêm nhiễm
- Tăng cường hệ miễn dịch
Tham khảo thêm: Các bài thuốc nam chữa đau dạ dày từ quả sa nhân
7. Hoài sơn bắc
Hay còn gọi là củ mài với thành phần chính là tinh bột. Ở gói gia vị thuốc bắc, hoài sơn là miếng hình chữ nhật, màu trắng. Khi hầm lâu thuốc sẽ nở ra, mềm và bột. Nhiều người thường có thói quen chỉ lấy thuốc bắc để hầm nước rồi bỏ bã. Nhưng với hoài sơn hoàn toàn có thể ăn được sau khi hầm. Bởi hoài sơn chính là củ mài khô, có vị béo ngậy.
Hoài sơn phù hợp trong điều trị:
- Rối loạn tiêu hóa
- Hen suyễn
- Bệnh tiểu đường
- Điều tiết chức năng thận
- Cân bằng âm dương
Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách làm canh gà hầm thuốc bắc bổ dưỡng
8. Ngọc trúc
Ngọc trúc là loại cây thân thảo không phân nhánh, có lá tương tự lá trúc, mọc so le. Toàn bộ cây ngọc trúc từ rễ, thân, lá đều được sử dụng để làm thuốc. Ngọc trúc được dùng phổ biến trong gia vị thuốc bắc nấu lẩu dê với tính hàn, vị ngọt. Dược liệu có dạng sợi dẹt, rộng 1cm, dẻo, dai màu trắng nâu.
Công dụng của ngọc trúc:
- Lợi tiểu
- Cải thiện hệ thống miễn dịch
- Điều trị thấp khớp
- Chữa bệnh tim
- Điều trị đái tháo đường
Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách nấu bạch quả bổ dưỡng bồi bổ sức khỏe
9. Kỷ tử
Kỷ tử hay câu kỷ tử chắc hẳn không còn là vị thuốc xa lạ. Chúng là quả có màu cam đỏ, nhỏ và mềm. Kỷ tử được dùng rộng rãi trong pha trà thanh nhiệt, nấu ăn hoặc sắc thuốc bởi đặc tính ngọt.
Dược lý của quả kỷ tử giúp:
- Tăng miễn dịch cơ thể
- Giải độc gan, thanh nhiệt cơ thể
- Chống oxy hóa, lão hóa cơ thể
- Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư
- Hạ đường huyết.
10. Nhãn nhục
Nhãn nhục chính là long nhãn khô. Nhãn thu hoạch về được rửa sạch, tách vỏ, bỏ hạt và phơi khô. Long nhãn thường được dùng để nấu chè, ngâm rược và cũng phù hợp cho các món hầm bổ dưỡng.
Nhãn nhục được dùng làm gia vị thuốc bắc bởi nó giúp:
- Chăm sóc da: bổ sung vitamin C, collagen
- Chống lão hóa
- Giảm căng thẳng, stress, lo âu
- Ngăn ngừa thiếu máu
- Ổn định huyết áp
- Duy trì chức năng thần kinh
11. Táo tàu
Tàu tàu cũng là một gia vị thuốc bắc quen thuộc với màu đen, vỏ sần sùi, vị ngọt. Dùng táo tàu có thể cung cấp tới 77% lượng C cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó táo có chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa.
Vì thế táo tàu có lợi ích:
- Ngăn chặn các gốc tự do, hạn chế khả năng ung thư
- Cải thiện giấc ngủ
- Tăng cường hệ thống miễn dịch
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả
Tham khảo thêm: Nhân sâm-vị thần dược cho sức khỏe con người
Kết hợp gia vị thuốc bắc trong các món ăn
Các món ăn có sự góp mặt của gia vị thuốc bắc đều rất lắm chất dinh dưỡng. Do không chỉ có các thành phần có trong thuốc mà nguyên liệu chính cũng là các thực phẩm giàu protein. Có thể kể đến một số món ăn như gia vị thuốc bắc nấu lẩu bò, lẩu dê, hầm gà; gia vị thuốc bắc nấu phở, bún bò, chân giò,…
Khi sử dụng các món ăn trên cần lưu ý như sau:
- Không nên sử dụng quá thường xuyên, gây thừa chất. Cơ thể có thể không hấp thụ được hết chất dinh dưỡng sẽ làm rối loạn tiêu hóa.
- Mỗi loại thuốc có công hiệu riêng và có sự tương tác thành phần với nhau trong quá trình nấu ăn. Cần tham khảo kỹ trước khi sử dụng. Chỉ cần kết hợp từ 4 – 5 loại thuốc bắc đã đủ bổ dưỡng.
- Để tiết kiệm thời gian, công sức cũng như dễ sử dụng bạn có thể mua gia vị thuốc bắc đóng sẵn theo gói, tiện cho dùng một lần.
- Mua gia vị thuốc bắc chất lượng để phát huy đúng công dụng mong muốn.
Nông sản Dũng Hà là đơn vị kinh doanh rau củ sạch, đồ khô các loại,… đã có nhiều năm kinh nghiệm. Người tiêu dùng tin tưởng vào uy tín và chất lượng sản phẩm tại đây. Đồng thời của hàng cũng phân phối nhiều gia vị thuốc bắc kể trên. Bạn có thể liên hệ qua thông tin dưới đây để an tâm mua sản phẩm tốt cho bản thân và gia đình nhé!
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 1900 986865
- Website: https://nongsandungha.com/
Hoặc bạn có thể qua trực tiếp tại các cơ sở Nông Sản Dũng Hà:
- Chi nhánh 1: 11 Kim Đồng – Phường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
- Chi nhánh 2: A10 – Ngõ 100 Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
- Chi nhánh 3: Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh