11/14/2024 07:14:19 pm

Những lưu ý khi điều trị lao phổi tại nhà cần ghi nhớ

Bệnh lao phổi thuộc dạng bệnh có khả năng lây nhiễm cao qua đường hô hấp. Bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi nhưng cần thời gian dài chữa trị trong đó có thời gian điều trị lao phổi tại nhà. Có rất nhiều lưu ý mà cả bệnh nhân và người thân chăm sóc cần ghi nhớ để hỗ trợ tích cực cho quá trình phục hồi, tránh để bệnh lây nhiễm thêm.

Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh lao phổi

Khi có những biểu hiện của bệnh lao phổi như ho lâu ngày, khạc đờm dịch trắng, ho ra máu hay khó thở,… người bệnh cần tìm đến những cơ sở y tế đáng tin cậy để thăm khám sức khỏe bản thân, kịp thời phát hiện bệnh ngay từ những giai đoạn đầu.

Bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện khám sàng lọc, liệt kê bệnh sử và các triệu chứng mắc phải. Sau đó sẽ thực hiện chụp X-quang phổi, kiểm tra nhiễm khuẩn lao thông qua xét nghiệm lao qua da và máu, xét nghiệm đờm.

Dựa trên kết quả thu được, bệnh nhân sẽ được tư vấn phương pháp điều trị nhiễm lao dạng tiềm ẩn hoặc điều trị bệnh lao. Thông thường, thời gian điều trị lao phổi sẽ diễn ra trong thời gian dài, ít nhất là 6 tháng. Trong thời gian đầu, bệnh nhân cần sự hỗ trợ của bác sĩ nên cần ở lại bệnh viện theo dõi. Sau đó, khi bệnh chuyển biến tích cực, bệnh nhân sẽ được xuất viện và điều trị lao phổi tại nhà có sự theo dõi của nhân viên y tế.

dieu-tri-lao-phoi

Tham khảo thêm: Làm sao để phòng tránh tắc mạch máu não?

Những lưu ý khi điều trị lao phổi tại nhà

Phòng tránh lây nhiễm bệnh lao

Bệnh lao phổi rất dễ lây nhiễm cho những người xung quanh, vì thế, khi điều trị lao phổi tại nhà, bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc sau để tránh lây bệnh lao phổi cho người nhà:

  • Sử dụng thuốc đúng đơn thuốc bác sĩ đã kê. Không tự ý bỏ thuốc, sử dụng thuốc gián đoạn. Người bệnh cũng nên sử dụng thuốc trong thời gian quy định. Đặc biệt không sử dụng thêm các loại thuốc khác khi chưa qua tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Luôn che kín miệng khi ho, hắt hơi, cũng chú ý để dịch nước bọt không bắn ra ngoài trong lúc giao tiếp hay cười bằng khăn giấy. Đặt khăn giấy sau khi sử dụng gọn gàng trong túi kín, bỏ rác gọn gàng.
  • Nên đeo khẩu trang thường xuyên.
  • Rác sinh hoạt của bệnh nhân nên được phân loại và để riêng.
  • Không nên đi ra ngoài nhiều, hạn chế tiếp xúc nơi đông người. Cách ly bản thân với người xung quanh, không tiếp xúc cự ly gần với bất kỳ người nào. Ngủ phòng trong phòng riêng.
  • Không tiếp xúc với trẻ em có sức đề kháng kém
  • Nên mở cửa sổ phòng, bật quạt để tạo không gian thoáng mát, đẩy vi khuẩn lao khỏi không gian ngột ngạt, dễ lây lan. Không gian sạch, thoáng ở bên ngoài sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người hít thở chung không.
  • Tận dụng ánh sáng mặt trời để diệt khuẩn
  • Thăm khám bác sĩ đều đặn, đúng lịch hẹn

Làm gì để không bị lây lao phổi

Những người chăm bệnh cũng cần có ý thức bảo vệ mình trước vi khuẩn trực lao:

  • Đeo khẩu trang khi giao tiếp với người bệnh, thay khẩu trang thường xuyên. Sử dụng cả gang tay và khẩu trang khi xử lý rác của người bệnh, đặc biệt là các khăn giấy nơi có dịch nước bọt.
  • Không ở trong không gian của người bệnh quá lâu, chú ý sát khuẩn phòng.
  • Giữ nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ, có ánh sáng tự nhiên.
  • Vệ sinh chăn gối, dụng cụ đồ đạc của người bệnh thường xuyên, tránh tích tụ vi khuẩn

dieu-tri-lao-phoi-tai-nha

Tham khảo thêm: Bệnh nhồi máu cơ tim gây nguy hiểm như thế nào cho sức khỏe?

Bệnh lao phổi không lây nhiễm qua

  • Bắt tay
  • Dùng chung bắt đĩa
  • Sử dụng chung thức ăn hay đồ uống
  • Chạm vào khăn trải giường, bồn cầu

Tuy bệnh lao phổi cực kỳ dễ lây và cần phòng tránh một cách chặt chẽ. Nhưng không phải con đường tiếp xúc nào gây bệnh. Việc to thái độ xa lánh, cách ly hoàn toàn với người bệnh có thể gây hại đến sức khỏe tâm lý bệnh nhân. Do họ vốn phải ở trong nhà nhiều nên dễ cảm thấy căng thẳng, khó chịu, rất cần sự quan tâm của mọi người và sợ bị kỳ thị. Phòng tránh bệnh lao phổi đúng cách và quan tâm người bệnh đúng mực cũng là cách giúp bệnh nhân điều trị bệnh tốt hơn.

Cách chăm sóc bệnh nhân mắc lao phổi

bệnh nhân bị lao phổi cần hạn chế tiếp xúc với mọi người, do đó, họ cần sự hỗ trợ từ phía người thân. Bản thân người chăm sóc bệnh nhân cũng cần có các hiểu biết nhất định để tự bảo vệ mình tránh xa bệnh lao cũng như lo lắng được cho người bệnh một cách tốt nhất khi điều trị lao phổi tại nhà.

Các thực phẩm tốt cho bệnh nhân đang điều trị lao phổi tại nhà

Chế độ dinh dưỡng tốt có đóng góp tích cực vào quá trình hồi phục của người bệnh. Hầu như người bệnh nào đang sử dụng thuốc, ở trong nhà nhiều ngày, không vận động nhiều đều cảm thấy mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần. Bệnh nhân lao ăn rất ít, kén ăn.

Do vậy người nhà cần chú ý xây dựng khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng, ngon miệng:

  • Đủ năng lượng. Nhu cầu năng lượng của người bệnh tăng cao do mắt bệnh, vì thế mức calories trong khẩu phần ăn nên tăng thêm 20 – 30% để duy trì cân nặng người bệnh.
  • Bổ sung dưỡng chất: các loại protein, vitamin cùng khoáng chất. Tốt nhất tỉ lệ này nên cao hơn 50 % tới 150% lượng thức ăn khuyến nghị tiêu thụ trong ngày của người bình thường.

dieu-tri-benh-lao-phoi

Tham khảo thêm: Bí kíp làm thịt chân giò hầm thuốc bắc siêu ngon tại nhà

Kẽm: được bổ sung từ các thực phẩm như thịt bò, gan, các loại hạt: bí ngô, ngũ cốc, hướng dương,…

Vitamin các nhóm A, E, C: có nhiều trong các loại rau củ quả tươi, cá biển, thịt,..

Sắt: bệnh nhân nên ăn nhiều hơn các loại thịt đỏ như thịt bò, mộc nhĩ, nấm hương, lòng đỏ trứng,…

Vitamin K, B6: có trong rau xanh, đỗ, chuối, khoai tây, thịt lợn, ngũ cốc nguyên hạt.

Khi điều trị bằng thuốc, người bệnh bị phản ứng phụ chán ăn. Do đó thực đơn nên thay đổi đa dạng mỗi ngày, lựa chọn các món ăn mà bệnh nhân yêu thích và chia nhỏ lượng ăn thành nhiều bữa trong ngày.

Trong giai đoạn đầu, người bệnh nên sử dụng những thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như cháo và súp. Chúng sẽ tránh được tình trạng táo bón, đầy hơi.

Người bệnh lao phổi nên kiêng

Bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá hay sử dụng đồ ăn cay nóng. Các thực phẩm này vừa gây hại cho đại tràng, gây chướng bụng, chán ăn vừa kích thích ho.

Các thức ăn khác cũng gây ho, người thân không nên cho bệnh nhân sử dụng là:

  • Các loại hải sản như tôm, cua, cá,… có mùi tanh, dễ gây dị ứng, khó thở và ngứa họng.
  • Rau củ có nhiều chất nhày: rau đay, mồng tơi, khoai sọ, củ từ,… kích thích tăng dịch đờm
  • Các thực phẩm lạnh làm viêm họng
  • Đồ ăn có nhiều dầu mỡ, làm tăng lượng cholesterol trong máu, viêm amidan, ….

Chế độ nghỉ ngơi cho bệnh nhân đang điều trị lao phổi

Bệnh nhân bị bệnh lao thường có sức khỏe yếu, cần nghỉ ngơi nhiều để phục hồi sức khỏe. Thời gian lý tưởng mà bệnh nhân nên ngủ là 1 – 2 giờ đồng hồ vào buổi chưa và 7 – 8 giờ cho buổi đêm. Ngủ sẽ là cách hiệu quả để cơ thể hồi phục nhưng cũng không nên ngủ quá nhiều, ngủ li bì làm tinh thần uể oải. 

Trong giai đoạn đầu điều trị, người bệnh nên ưu tiên sự nghỉ ngơi, ít vận động. Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn ổn định hơn, các triệu chứng bệnh có cải thiện nhiều, thì vận động nhẹ sẽ là điều cực kỳ tốt cho họ. Các hoạt động như tập thể dục, đọc sách, tưới cây, đi dạo nơi vắng người,… sẽ làm tinh thần thoải mái, xương khớp linh hoạt hơn.

Khi bị bệnh lao phổi, với người bệnh việc phải cách ly với mọi người, tuân thủ phác đồ chữa bệnh lao chặt chẽ sẽ là những việc hết sức khó khăn, nhàm chán và dễ bỏ cuộc. Tuy nhiên, họ cần phải giữ vững tinh thần rằng chỉ cần kiên trì thời gian ngắn, mọi việc sẽ trở thành thói quen và giúp họ sau này có cuộc sống khỏe mạnh,… Sự chăm sóc động viên cả thể chất và tinh thần của người thân sẽ là động lực rất lớn, giúp người bệnh vượt qua giai đoạn khó khăn.

dieu-tri-benh-lao

Tham khảo thêm: Những hiểu biết cơ bản về bệnh đau mắt đỏ

 

Hãy liên hệ cho Nông sản Dũng Hà để mua thực phẩm sạch, chất lượng tốt nhé!

Hoặc bạn có thể qua trực tiếp tại các cơ sở Nông Sản Dũng Hà:

  • Chi nhánh 1: 11 Kim Đồng – Phường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
  • Chi nhánh 2: A10 – Ngõ 100 Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
  • Chi nhánh 3: Khu phố 3 – Đường Trng Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh

Nguồn tham khảo: Youmed