11/18/2024 12:03:13 am

Những hiểu biết cơ bản về bệnh đau mắt đỏ

Mỗi năm từ mùa hè đến cuối thu là thời gian mà tỷ lệ người mắc bệnh đau mắt đỏ tăng cao đột biến. Bệnh không lây khi nhìn nhau nhưng sẽ lây khi mọi người tiếp xúc với dịch tiết nước mắt của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích về loại bệnh lý này!

Triệu chứng đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là tên thường gọi của bệnh viêm kết mạc. Kết mạc là lớp màng mỏng, nhầy, trong suốt bao phủ bề mặt mắt. Phần này có vai trò bảo đảm cho mi mắt không bám chặt vào nhãn cầu và có thể chuyển động dễ dàng ở bề mặt nhãn cầu mà không làm cho giác mạc bị tổn thương.

Bệnh viêm kết mạc xảy ra khi lớp màng trên bị viêm nhiễm. Từ người lớn cho tới trẻ nhỏ đều có thể mắc phải tình trạng bệnh này.

Dấu hiệu khi bị đau mắt đỏ:

  • Mắt đỏ, nổi nhiều mạch máu
  • Mi mắt sưng nề, đau nhức, mí mắt bị sụp.
  • Mắt luôn có cảm giác ngứa, rát, cộm nhưng bị vướng dị vật (bụi, lông mi,…) bên trong.
  • Mỗi lần chớp mắt cảm thấy khó chịu hơn do mi dưới bị sưng cọ vào mắt.
  • Bệnh có thể đi cùng các triệu chứng khác như: mệt mỏi, sốt nhẹ, ho, đau họng, sau tai có nổi hạch.

dau-mat-do

Tham khảo thêm: 5 dấu hiệu nhận biết thiếu máu não ở người trẻ

Nguyên nhân bị đau mắt đỏ

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ chính là nguyên nhân làm cho kết mạc bị viêm. Bệnh có thể mắc phải tại bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhiều nhất thời điểm từ hè đến tận cuối thu. Bệnh có thể bùng thành dịch. Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây ra bệnh đau mắt đỏ như sau:

  • Đau mắt đỏ do virus. Lý do này chiếm tới 65 % đến 90 % các trường hợp viêm kết mạc. Người bệnh sẽ bắt gặp các triệu chứng như chảy nước mắt,nhiều gỉ mắt, nghèn dây. Mắt bị ngứa, mi sưng lên, nổi cộm, nhìn bị mờ. Bệnh viêm kết mạch do virus gây ra rất dễ lây lan khi người khác tiếp xúc với nước mắt của người bệnh. 
  • Vi khuẩn gây bệnh đau mắt đỏ. Bệnh đau mắt đỏ do các vi khuẩn Haemophilus influenzae, Staphylococcus,… gây ra. Người bệnh cũng bị chảy nước mắt, ngứa mắt như trường hợp bệnh vì virus. Bên cạnh đó còn bắt gặp tình trạng hay mí mắt bị dính vào nhau, có gỉ mắt vàng hay màu vàng xanh mỗi buổi sáng khi thức giấc. Khi mắt phải trường hợp này, nếu người bệnh không quan tâm, chữa trị bệnh kịp thời sẽ phải đối mặt với những hậu quả tổn thương giác mặc nghiêm trọng. Cụ thể là thị lực suy giảm vĩnh viễn, giác mạc bị viêm loét. Bệnh đau mắt đỏ lây cho người khác khi có sự tiếp xúc với dịch tiết nước mắt của người bệnh.
  • Đau mắt đỏ vì dị ứng. Các yếu tố có thể dẫn đến dị ứng bao gồm: lông động vật, phấn hoa, hóa chất, bụi, thuốc,… Mỗi người sẽ dị ứng với các tác nhân khác nhau. Khi viêm kết mạc vì dị ứng, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa và cả 2 mắt đều chảy nước cùng với việc bị viêm mũi dị ứng, hắt hởi nhiều. Trường hợp này, bệnh không lây lan.

Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi

Thông thường, bệnh đau mắt đỏ gây giảm thị lực tạm thời và tương đối lành tính.

Với trường hợp đau mắt đỏ do virus gây nên, thời gian bị bệnh thường kéo dài từ 4 – 7 ngày. Người bệnh không cần sử dụng thuốc kháng sinh (do không có tác dụng) mà chỉ cần vệ sinh mắt sạch sẽ là có thể tự khỏi bệnh. Tuy nhiên tốc độ lây lan của bệnh là cực kỳ nhanh.

Nếu tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ là vi khuẩn thì cần cẩn trọng hơn. Người bệnh cần sử dụng thuốc uống kháng sinh, thuốc tra mắt mỡ theo chỉ định của bác sĩ mới có thể rút ngắn thời gian bị bệnh. 

Đau mắt vì dị ứng sẽ sử dụng thuốc kháng histamin và tránh xa các nguyên nhân gây dị ứng.

 

Phương pháp điều trị bệnh đau mắt đỏ

Cách điều trị đau mắt đỏ toàn diện

  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất để có sức đề kháng thật khỏe mạnh, nâng cao sức khỏe. Ăn kiêng đúng hướng dẫn, không quá cực đoan dẫn đến thiếu chất, suy nhược cơ thể.
  • Vì bệnh có khả năng lây lan tương đối nhanh, vì thế nên người bệnh cần có ý thức cách ly hợp lý bằng cách đeo kính, sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc với nhiều người.
  • Trong thời gian bị bệnh nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử để mắt được nghỉ ngơi, hạn chế hoạt động.
  • Sử dụng kính, khăn để chắn bụi gió, vi khuẩn,… xâm nhập vào mắt khi đi ngoài đường.
  • Vệ sinh mắt sạch sẽ, không để nước bẩn dây vào mắt.
  • Không day, dụi mắt, để tránh cho mắt bị tổn thương giác mạc.

Người bị đau mắt đỏ nên ăn hay kiêng gì?

Thức ăn tốt cho người bị đau mắt đỏ là những loại bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe đôi mắt như:

  • Thức ăn chứa nhiều vitamin A: có trong cá đặc biệt là cá hồi, gan động vật, rau có màu xanh đậm (rau bina, ớt chuông xanh,…), những chế phẩm từ sữa, bí ngô,…
  • Thức ăn chứa nhiều vitamin K: chúng được tìm thấy nhiều trong trứng, dưa chuột, măng tây, súp lơ, cần tây,…
  • Trái cây chứa nhiều vitamin C: cam, chanh, kiwi, dây tây,…
  • Thức ăn chứa nhiều vitamin B: nấm, các loại đậu, thịt gà,…

Bệnh đau mắt đỏ cần kiêng:

  • Thức ăn ốc mùi tanh nồng: hải sản (tôm, cua, cá mè,…)
  • Các chất kích thích như rượu bia, nước có gas, trà đặc, cà phê
  • Các thức ăn cay nóng: ớt, thịt dê, gừng, hạt tiêu,…
  • Hạn chế sử dụng rau muống cùng mỡ động vật.

Chữa trị tại vị trí đau mắt đỏ

  • Sử dụng thuốc theo lời khuyên của các bác sĩ: đúng loại, đúng liều lượng, đúng thời gian sử dụng. Tùy theo tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn bao gồm các loại kháng sinh, kháng viêm, thuốc nhỏ mắt,…
  • Theo dõi bệnh tình đều đặn, nếu cảm nhận bệnh không tiến triển tốt dù đã dùng thuốc đều đặn, cần tái khám ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.

chua-dau-mat-do

Tham khảo thêm: Điểm danh 5 cây thuốc nam trị đau đầu hữu hiệu

Những loại thuốc nhỏ đau mắt đỏ phổ biến hiện nay

Theo tham khảo từ nhà thuốc Long Châu (FPT Retail), danh sách các loại thuốc nhỏ chữa đau mắt đỏ thường được dùng là:

  • Nước muối sinh lý natri clorid 0,9 %: đây là loại thuốc dịu nhẹ cũng như có hiệu quả và độ an toàn tương đối cao. Thuốc có tác dụng làm sạch mắt, tạo độ ẩm, xoa dịu bớt cảm giác đau rát, ngứa mắt.
  • Thuốc tra mắt Eyelight vita DHG Pharma: cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho quá trình lưu thông máu trong mắt vận hành tốt hơn. Thuốc sẽ tăng cường sự trao đổi chất giữa các tế bào ở mắt, chữa lành các tổn thương.
  • Thuốc tra mắt Tobramycin 0,3 % là loại thuốc bán theo đơn. Nó được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn về mắt do vi khuẩn phản ứng với tobramycin gây ra. Tobramycin có hoạt tính tương đối mạnh tương tự như một số loại kháng sinh. Do vậy cần chú ý đến những tác dụng phụ như làm hại thận hay tác động xấu đến dây thần kinh số VIII – dây thần kinh nghe.
  • Thuốc tra mắt có Ofloxacin 0,3 %. Sản phẩm này được chỉ định với các dấu hiệu viêm bờ mi, đau mắt đỏ, lên lẹo,… Nếu nguyên nhân bị đau mắt đỏ là do virus thì cần xem xét kỹ lưỡng khi sử dụng loại thuốc này, tránh thời gian điều trị kéo dài hơn.

Tham khảo tại:

  • Bệnh viện Đa khoa Medlatec.
  • Bệnh viện Đa khoaTâm anh
  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
  • Nhà thuốc Long Châu (FPT Retail)