11/18/2024 08:04:46 pm

Bệnh lao phổi có thực sự đáng sợ? Những di chứng khi mắc bệnh lao phổi

Lao phổi là bệnh truyền nhiễm gây ra tỉ lệ tử vong cao hơn cả sốt rét và HIV/AIDS. Bệnh lao phổi lây qua đường hô hấp và phá hủy chức năng của phổi từ đó làm sức khỏe suy yếu hoặc có thể gây ra các chết đột ngột khi đường thở bị ngạt. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin tổng quát về căn bệnh này

Phổi có chức năng gì?

Phổi là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong hệ hô hấp. Bộ phận này có vai trò trong việc trao đổi khí, đưa oxy từ bên ngoài môi trường được nạp vào cơ thể thông qua các tĩnh mạch phổi đồng thời chuyển khí carbon dioxit (CO2) từ động mạch phổi ra ngoài. Phổi cũng tham gia vào một số quá trình chuyển hóa chất sinh hóa, lọc các chất độc trong máu.

Tổng lượng không khí mà phổi có thể giữ lại được gọi là dung tích phổi. Nếu cơ thể có một số vấn đề sức khỏe liên quan đến đường hô hấp như: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bệnh viêm phổi,… sẽ gây tác động xấu, làm ảnh hưởng tới dung tích và chức năng phổi. Chính vì thế, khi ở trong các trường hợp này, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở.

Tìm hiểu chung về bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi có tên tiếng anh là Pulmonary Tuberculosis, được phân loại là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp. Bệnh do vi khuẩn M.Tuberculosis tấn công chủ yếu vào phổi. Bệnh lao khả năng cao gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và mạng sống người bệnh.

Các vi khuẩn lao có khả năng thích nghi và tồn tại lâu trong nhiều điều kiện khác nhau. Trong môi trường tự nhiên, vi khuẩn gây bệnh lao phổi có thể tự tồn tại trong khoảng thời gian từ 3 đến 4 tháng. Với môi trường phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu có thể bảo quản chúng trong nhiều năm. Nếu ở dưới ánh năng mặt trời trực tiếp, vi khuẩn này cũng có thời gian tồn tại tới 1,5 giờ và chúng sống được trong khoảng 5 phút nếu bị chiếu tia cực tím.

Vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis thường trú ngụ nhiều ở phổi, gây ra bệnh lao vì chúng thuộc những vi khuẩn ái khi, thích những môi trường có nhiều oxy. Mật độ vi khuẩn lao nhiều nhất được tìm thấy ở các hang lao có phế quản thông.

benh-lao-phoi

Tham khảo thêm: Vì sao ung thư cổ tử cung lại là nỗi lo lắng lớn của nữ giới

Triệu chứng lao phổi

Khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể sẽ mất thời gian ủ bệnh trước khi bệnh có các biểu hiện rõ ràng. Thời gian này dài hay ngắn tùy thuộc nhiều vào thể trạng cũng như sức đề kháng ban đầu của người bệnh. Khi ủ bệnh, người bệnh thường không có dấu hiệu bị bệnh nào như bị lao phổi mà không ho hay các biểu hiện rất ít, mức độ nhẹ không gây quan ngại. Vì thế rất ít bệnh nhân lao phổi phát hiện ra mình bị bệnh từ giai đoạn này.

Khi bệnh lao phổi tiến triển nặng hơn, các biểu hiện mới dần rõ ràng. Triệu chứng bệnh lao phổi thường gặp thể hiện qua đường hô hấp như:

  • Ho khan, ho ít, nhiều người bệnh còn không rõ mình bị ho từ lúc nào. Khi bệnh nhân bị ho khan kéo dài, gặp tình trạng sốt nhẹ (có thể chỉ bị sốt về chiều) kéo dài hơn 3 tuần, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm đờm hay chụp X-quang phổi để tìm trực khuẩn lao.
  • Ho có đờm, thường dịch đờm có màu trắng.
  • Ho ra máu hoặc dịch đờm lẫn máu, lượng máu sẽ tăng dần theo thời gian,
  • Bắt gặp cảm giác khó thở thường xuyên, khi khám thì nhận thấy ran ẩm, ran nổ vùng tổn thương trong phổi.

Tác nhân gây bệnh lao phổi

Như đã đề cập ở trên, bệnh do vi khuẩn lao gây ra, có tính truyền nhiễm. Mầm bệnh lây lan trong không khí nhưng không phải tồn tại sẵn trong tự nhiên hay không có vật trung gian gây bệnh. Nguồn lây bệnh chính đến từ người mắc bệnh lao phổi hay động vật có nhiễm vi khuẩn lao. Khi tiếp xúc với các đối tượng mang vi khuẩn lúc ho, hắt hơi sẽ có khả năng mắc bệnh rất cao. Vì vi khuẩn theo hạt nước bọt nhỏ bắn ra ngoài, lửng lơ trong không khí. Những người xung quanh rất dễ hít phải và mắc bệnh.

Bệnh lao phổi có nguy hiểm không?

Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh lao phổi vẫn được xếp vào danh sách các bệnh truyền nhiễm gây tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới, vượt qua cả bệnh sốt rét hay HIV/AIDS. Cụ thể, Tổ chức Y tế Thế giới WHO ước tính rằng có khoảng 2 tỷ người trên toàn thế giới có tiềm năng mắc bệnh lao và gần 3 triệu người đã chết vì lao. Đa phần, lao phổi xảy ra nhiều ở các nước nghèo, các quốc gia đang phát triển. Tỷ lệ bệnh nhân mắc mới là 95% và tỷ lệ tử vong tại đây là 99% so với toàn thế giới.

Theo một số liệu thống kê từ năm 2017, Việt Nam có hơn 12.000 người đã chết vì lao phổi. Năm 2018, Việt Nam được xếp đứng thứ 16 trên danh sách 30 quốc gia có tỉ lệ bệnh lao phổi cao nhất trên thế giới, đáng buồn hơn là chúng ta đứng thứ 15 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất toàn cầu.

tac-hai-lao-phoi

Tham khảo thêm: Những dấu hiệu ung thư cổ tử cung đáng lưu ý

Cách điều trị bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi có chữa được không?

Trước đây, bệnh nhân bị lao phổi sẽ bị kỳ thị và chắc chắn sẽ tử vong vì mang mầm bệnh lây nhiễm cao lại không có thuốc chữa trị. Họ suy kiệt dần rồi qua đời. Trải qua thời gian dài nghiên cứu và phát triển, y học hiện đại đã bào chế ra thuốc kháng sinh cùng nhiều thuốc điều trị lao phổi tích cực. Bệnh lao phổi có thể được chữa trị khỏi, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Phương pháp điều trị lao phổi

Bệnh ho lao chữa khỏi hoàn toàn. Các bệnh nhân gần như khỏi bệnh mà không có bất kỳ biến chứng nào nếu được phát hiện sớm và tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị. Hiện tại, phương pháp điều trị lao phổi phổ biến là tối thiểu dùng kháng sinh trong 6 tháng. Với mỗi bệnh nhân cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn cách chữa bệnh riêng.

Phương pháp chữa bệnh lao theo quy chuẩn của bộ y tế hiện nay gồm:

  • Điều trị theo phác đồ chuẩn được Bộ Y tế ban hành cho những trường hợp lao phổi mới được phát hiện
  • Điều trị có kiểm soát trực tiếp (DOTS)

Ba nguyên tắc đặt ra trong quá trình chữa bệnh gồm:

  • Uống thuốc đúng phác đồ
  • Uống thuốc đúng thời gian
  • Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc đều dặn, không bỏ thuốc làm gián đoạn quá trình điều trị.

Bệnh nhân lao phổi phải được đăng ký điều trị và theo dõi sát sao suốt thời gian chữa bệnh. Với sự đầu tư và phát triển trong hệ thống y tế hiện nay, các bệnh nhân có thể chữa trị bệnh ngay trong địa bàn sinh sống tại các bệnh viện tuyến huyện và tỉnh. Trong hai tháng đầu, tiên, người bệnh cần được giám sát và điều trị từ các cán bộ  y tế. Khi bệnh được kiểm soát và có dấu hiệu hồi phục tích cực, người thân hoặc nhân viên y tế có thể trực tiếp chắm sóc bệnh nhân.

Di chứng sau khi điều trị lao phổi

Bệnh nhân mắc lao phổi nếu không được chữa trị từ sớm, hay không tuân thủ theo phác đồ điều trị, không nghe lời khuyên của bác sĩ sẽ có nguy cơ cao đối mặt với những di chứng lao phổi nặng nề như sau:

Tràn khí và tràn dịch màng phổi

Thông thường, khoang màng phổi sẽ có một chút dịch nhờn để bôi trơn. Dịch này có tác dụng hỗ trợ phổi nở ra trong hô hấp, thở ra hít vào dễ dàng hơn. Ngoài ra sẽ không chứa các dịch bất thường hay khí.

Biến chứng có thể xuất hiện khi bị lao là vi khuẩn tấn công, làm tạo lỗ thông giữa phổi và các khoang này. Do đó khoang màng phổi sẽ ứ đầy dịch và bị khí xâm nhập ồ ạt. Lượng khí và dịch trong khoang màng phổi nhiều chèn lấn không gian của phổi, khiến thể tích trong phổ chỉ còn lại rất ít, gây thiếu khí cung cấp cho cơ thể. Hiện tượng này gọi là tràn dịch phổi. Bệnh nhân sẽ bị ngạt thở và tử vong nhanh chóng khi không kịp khai thông đường thở.

Phổi bị xơ

Xơ phổi nằm trong số những biến chứng nguy hiểm nhất mà vi khuẩn lao gây ra. Chúng xâm nhập và tấn công các tế bào trong phổi, khiến lá phổi không ngừng bị phá hủy, chịu tổn hại nghiêm trọng. Đến một mức độ bị tàn phá nhất định, cả 2 bên phổi đều bị xơ hóa, mất chức năng trao đổi khí gây suy hô hấp và gây tử vong.

Ho ra máu

Đây là một dấu hiệu bệnh lao phổi từ giai đoạn sớm hoặc là di chứng để lại sau khi điều trị bệnh, người bệnh không thể chủ quan với hiện tượng này. Ho ra máu là biểu hiện cho thấy vi khuẩn gây bệnh lao phổi đã xâm nhập vào trong phổi, bắt đầu làm tan cầu trúc vốn có ở phổi, xuyên thủng các mạch máu tại cơ quan này.

Chúng sẽ tấn công từ từ, bắt đầu từ các mạch máu yếu, nhỏ ở phế nang rồi mở rộng ra các vùng mạch máu lớn hơn. Đáng lưu ý rằng, nếu ho ra máu vì lao phổi thì sẽ máu sẽ không thể tự cầm được, chảy máu diện rộng. Bệnh nhân sẽ mất rất nhiều máu và tới lượng nhất định mới khác ra được.

Đặc biệt nguy hiểm khi chỉ phát hiện ra bệnh lúc vi khuẩn lao đã tấn công vào mạch máu lớn, khiến máu chảy ồ ạt, người bệnh có thể mất mạng trong thời gian ngắn.

di-chung-benh-lao-phoi

Tham khảo thêm: Bệnh nhồi máu cơ tim gây nguy hiểm như thế nào cho sức khỏe?

Viêm mang não

Thực tế, vi khuẩn Mycobaterium Tuberculosis có thể tấn công bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể như thận, cột sống, dây thần kinh, tủy xương,… Sau khi tấn công phổi, chúng sẽ di chuyển đến màng và mô não. Biến chứng này có thể xảy ra ngay từ những ngày đầu nhiễm khuẩn hoặc sau một thời gian điều trị bệnh.

Viêm màng não gia tăng áp lực bên trong hộp rõ, làm tổn thương các mô thần kinh một cách trầm trọng. Bệnh sẽ có một vài triệu chứng như: đau đầu dai dẳng, dữ dỗi, chán ăn, đau cứng cổ,…

Nhiễm nấm Aspergillus

Tỉ lệ bệnh nhân gặp di chứng sau khi điều trị bệnh lao là 20% tới 40%. Khi các vi khuẩn lao tấn công vào nhu mô phổi, chúng gây ra các hoại tử bã đậu để lại hang lao. Nếu như hang lao nhỏ có thể tự biến mất thì những hang lao lớn lại tồn tại rất lâu, tạo điều kiện cho thể nấm Aspergillus phát triển. Chủng nấm này gây ra tình trạng ho, mệt mỏi, tức ngực,… Hình ảnh nấm được nhìn thấy rõ ràng khi chụp X-quang hay CT vùng ngực.

Hãy liên hệ cho Nông sản Dũng Hà để mua thực phẩm sạch, chất lượng tốt nhé!

Hoặc bạn có thể qua trực tiếp tại các cơ sở Nông Sản Dũng Hà:

  • Chi nhánh 1: 11 Kim Đồng – Phường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
  • Chi nhánh 2: A10 – Ngõ 100 Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
  • Chi nhánh 3: Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh

Nguồn tham khảo: Hellobacsi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Nhà thuốc Long Châu