11/18/2024 08:06:28 pm

Bị đau mắt hột: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Bị đau mắt hột là tình trạng nhiều người dễ mắc phải do sự tấn công của một vi khuẩn gây bệnh. Bệnh dễ lây lan từ người này sang người khác. Tuy nhiên các dấu hiệu của bệnh lại tương đối dễ phát hiện. Cùng tìm hiểu toàn diện hơn về chứng bệnh này qua bài viết sau nhé!

Tìm hiểu chung về bệnh đau mắt hột

Bị đau mắt hột là bệnh lý do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra viêm kết mạc và giác mạc. Bệnh có thể trở thành mãn tính, nguy cơ cao lây lan thành dịch bệnh do người khác tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết nước mắt hay tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của người đang mắc bệnh đau mắt hột.

Tổn thương cơ bản của bệnh là gây nên các hột ở mắt. Ban đầu, bệnh đau mắt hột chỉ gây ngứa nhẹ, kích ứng vùng mí mắt và mắt. Khi nặng hơn, mí mắt có thể bị sưng và hình thành mủ chảy ra từ mắt. Mủ đọng lại ở khóe mắt, gây dính mắt mỗi khi người bệnh ngủ dậy. Bệnh dễ tiến triển nặng thêm, tạo thành các hột to nổi lên bề mặt. Khi hột này vỡ sẽ tạo thành sẹo tại kết mạc. Những vết sẹo ở mức độ nặng làm cho sụn mi ngắn lại, bờ mị bị lộn tạo điều kiện cho các lông quặm phát triển.

Tình trạng lông quặm diễn ra lâu ngày không được điều trị, gây ra loét giác mạc, thủng giác mạc, viêm nhiễm nội khoa,… Các bệnh này ảnh hưởng tới thị lực, gây ra mù lòa vĩnh viễn. Bên cạnh đó, đau mắt hột gây ra các ảnh hưởng đến thị lực như viêm bờ mi, khô mắt,…

Các giai đoạn của bệnh đau mắt hột

  • Giai đoạn 1: Viêm nang

Đây là khoảng thời gian vi khuẩn mới xâm nhập vào mắt, gây ra cảm giác ngứa và đỏ quanh mắt. Cảm giác cộm khiến người bệnh muốn dụi mắt thường xuyên nhưng hành động này chỉ làm mắt thêm đau hơn.

  • Giai đoạn 2: Viêm cường độ cao

Diễn ra sau 5 đến 12 ngày tính từ khi bệnh phát triển. Mí mắt trở nên sưng đỏ, có mủ trắng. Khi đó, khả năng lây nhiễm bệnh là cực kỳ cao.

  • Giai đoạn 3: Hình thành sẹo

Nếu người bệnh chủ quan với tình trạng nhiễm trùng ở mắt sẽ gây sẹo hóa ở vị trí mí mắt. Vết sẹo khó nhìn vì nằm ở phía trong. Tuy nhiên có một só trường hợp sẹo biến dạng gây mất tính thẩm mỹ.

  • Giai đoạn 4: Mọc ngược lông mi

Khi mí mắt bị biến dạng bởi sẹo, khả năng cao sẽ lộn ngược vào trong. Nó kéo theo lông mi cũng mọc ngược, chà xát với lớp giác mạc.

  • Giai đoạn 5: Giác mạc bị tổn thương

Mức độ lông mi chà vào giác mạc tăng dần theo thời gian làm màng giác mạc trầy xước, gây mờ giác mạc, lâu dần có thể dẫn đến mù lòa.

bi-dau-mat-hot

Tham khảo thêm: Sử dụng thuốc tổng hợp Vitamin các lọai nhiều có thực sự tốt cho sức khỏe?

Triệu chứng đau mắt hột

Bệnh đau mắt hột rất dễ được phát hiện qua các dấu hiệu tương đối điển hình, dễ cảm nhận và quan sát được. Thông thường đau mắt hột ảnh hưởng đến cả hai mắt như:

Triệu chứng bị đau mắt hột mà người bệnh cảm nhận được:

  • Ngứa nhẹ đi cùng cảm giác mắt và mí mắt bị kích ứng
  • Nghèn mắt nhiều, có chứa chất nhày hoặc mủ
  • Mí mắt sưng đỏ
  • Nhảy cảm hơn với ánh sáng
  • Đau mắt

Dấu hiệu đau mắt hột quan sát được

  • Thẩm lậu kết mạc: sự thâm nhập của tế bào viêm, đa phần là tế bào lympho.
  • Xuất hiện gai, hột: Hột thường xuất hiện trên kết mạc ở sụn mi trên, đôi lúc là sụn mi dưới, kích thước hột không đồng đều từ 0,5 mm – 1 mm.
  • Xuất hiện màng máu giác mạc: bệnh mắt hột giác mạc, hột đặc hiệu, màng máu khu trú lớp nông, phần trên giác mạc. Hiện tượng thâm nhiễm giác mạc hột và tân mạch cũng gây xuất hiện màng máu.
  • Có sẹo và vết lõm hột trên giác mạc (sẹo kết mạc là những đoạn xơ nhỏ màu trắng).
  • Nhú gai: khối đa giác có ranh giới rõ ràng, màu hồng, giữa khối nhú là một chùm mao mạch, tỏa ra xung quanh.

Đau mắt hột dễ phát hiện và được chữa khỏi khi sử dụng kháng sinh. Nếu bệnh diễn ra nhiều lần, lặp lại tình trạng nhiễm trùng mắt thì có thể gây ra các biến chứng:

  • Trong mí mắt có sẹo
  • Dị dạng mí mắt: mọc lông quặm, mí mắt có nếp gấp,… gây xước giác mạc
  • Sẹo, đục giác mạc
  • Thị lực suy giảm hoặc mất thị lực (mù lòa)

Nguyên nhân đau mắt hột

Nguyên nhân chính gây ra bệnh đau mắt hột là do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis. Loại vi khuẩn gây bệnh đau mắt hột này có các đặc điểm:

  • Chúng ngoài gây bệnh ở mắt còn là nguyên nhân gây ra bệnh ở đường tiết niệu sinh dục ở người. Đó cũng là bệnh có hột. Chúng có 15 tuýp huyết thanh khác nhau gây nên bệnh ở mắt và đường sinh dục.
  • Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis có khả năng tồn tại rất tốt ở môi trường nhiệt độ thấp. Thời gian tồn tại trong không gian lạnh có thể tính bằng tuần. Chúng chỉ có thể tồn tại mức nhiệt độ từ 50 độ C trở lên trong vòng 15 phút. Ở bên ngoài cơ thể người, vi khuẩn không sống được quá 24 tiếng.

Nguyên nhân bị bệnh đau mắt hột chỉ là do vi khuẩn. Nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đau mắt hột:

  • Điều kiện sống kém vệ sinh, sử dụng các dụng cụ vệ sinh cá nhân như khăn mặt, khăn tắm,… tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sống và lây nhiễm.
  • Không gian sống chật hẹp, đông đúc, không thoáng khí.
  • Không vệ sinh tay thường xuyên, rửa tay đúng cách.
  • Trẻ nhỏ từ 4 – 6 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao.

trieu-chung-dau-mat-hot

Tham khảo thêm: Tình trạng thoái hóa cột sống ở dân văn phòng tăng cao

Đường lây của bệnh đau mắt hột

Bệnh đau mắt hột lây qua hai đường chủ yếu:

Nguồn lây bệnh trực tiếp: Qua tiếp xúc với dịch nước mắt, từ mắt sang mắt giữa người bình thường và người bị bệnh.

Nguồn lây bệnh gián tiếp: do sử dụng chung nguồn nước bẩn nhiễm bệnh, qua tay nhiễm vi khuẩn, sử dụng chung khăn chậu rửa với người bị bệnh hoặc do sự mang phát nguồn bệnh từ dịch tiết nước mắt, mũi của người nhiễm bệnh thông qua côn trùng.

Cách chữa đau mắt hột

Bình thường, bị đau mắt hột có thể tự điều trị tại nhà với các triệu chứng nhẹ và chữa bệnh từ sớm. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn hình thành sẹo và lông mi mọc ngược thì cần phải có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa.

Phương pháp điều trị áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ:

  • Giữ vệ sinh, diệt khuẩn: dùng nước sạch để vệ sinh mắt, không đưa tay khi chưa rửa sạch, khử khuẩn sạch sẽ lên mắt, sự dụng khăn rửa mặt cá nhân, và làm sạch mắt thường xuyên.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh: loại kháng sinh đặc trị vị khuẩn đau mắt hột có tên Azithromycin.
  • Tra thuốc mắt mỡ kháng sinh:

Với người bị bệnh, tra thuốc mắt mỡ Tetracyclin 1% 8 tiếng một lần. Thực hiện ít nhất 6 lần liên tiếp.

Với trường hợp muốn phòng tránh, ngăn ngừa bệnh lây lan, tra thuốc mắt Tetrecyclin 1% 12 tiếng một lần, thực hiện 5 ngày liên tiếp. Nếu chỉ tra thuốc mắt một ngày một lần thì thực hiện trong 10 ngày liên tiếp

  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt: nhằm mục đích vệ sinh mắt thường xuyên, tránh bị khô mắt đồng thời loại bỏ xác vi khuẩn chết.

Chườm nóng. Đây là phương pháp hỗ trợ giảm sưng, đau và cộm khi bị mắt hột. Phương pháp này là cách chữa bệnh hữu hiệu vì nó kích thích tuyến lệ chảy nước mắt tự nhiên, dưỡng ẩm cho mắt, rửa trôi các vật thể lạ có trong mắt.

Khi đau mắt hột đã chuyển sang giai đoạn sau, gây ra một số biến chứng trong mắt, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể, người bệnh thường được chỉ định thực hiện một số tiểu phẫu hay phẫu thuật để loại bỏ tác nhân gây ảnh hưởng xấu cho mắt:

  • Đốt lông quặm: là phương pháp loại bỏ các sợi lông mi mọc ngược
  • Phẫu thuật: khi mí mắt bị quặm sâu, gây mất thẩm mĩ khiến người bệnh cảm thấy tự ti. Phẫu thuật sẽ đưa mí mắt trở lại trạng thái bình thường.
  • Ghép giác mạc: được chỉ định với bệnh nhân đã bị tổn thương sâu, giác mạc suy yếu, khiến thị lực kém, dẫn đến tỉ lệ mù lòa cao.

chua-dau-mat-hot

Tham khảo thêm: 7 loại thuốc Đông y chữa xương khớp cực kỳ hiệu quả

Trị đau mắt hột dân gian

Bên cách việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh để chữa đau mắt hột. Ông cha ta xưa cũng khám phá ra nhiều loại thuốc nam, dược liệu dân gian có thể điều trị bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc giúp cải thiện tình trạng đau mắt hột:

Bài thuốc 1: Dùng xuyên khu trà điều tán trị đau mắt hột

Bài thuốc được áp dụng với các triệu chứng mí mắt sưng đỏ, cộm ngứa, sợ ánh sáng nhưng thị lực vẫn còn tốt. Tuy nhiên do người bệnh dụi mắt nhiều khiến mắt bị tổn thương.

Liều lượng dùng: 4 gram khương hoạt, 4 gram tế tân, 4 gram cam thảo, 16 gram kinh giới, 16 gram xuyên khung, 16 gram phòng phong, 16 gram bạch chỉ, 32 gram bạc hà.

Cách dùng: tán nhỏ tất cả các nguyên liệu, sử dụng 15 gram sau đó uống nước chè. Thực hiện 3 lần mỗi ngày để thuốc phát huy hiệu quả.

Bài thuốc 2: Sử dụng Sài Hồ Tán

Bài thuốc áp dụng cho bệnh nhân mới bị đau mắt hột, chưa bị chảy nước mắt nhiều.

Liều lượng dùng: 10 gram cát cánh, 4 gram cam thảo, 100 gram kinh giới, 10 gram khương hoạt, 12 gram mỗi loại xích thước, sài hồ, 16 gram địa hoàng.

Cách dùng: tán nhỏ các loại thuốc trên thành bột và sử dụng tương tự bài thuốc trên: ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 gram bột tán mịn.

Bài thuốc 3: Chữa đau mắt hột với gừng và lá mơ

Công dụng của gừng là thuốc giảm đau và nâng cao hiệu quả lưu thông máu. Lá mơ lại có tác dụng diệt khuẩn nhanh chóng. Sự kết hợp cả hai vị thuốc này sẽ nâng cao hiệu quả chữa bệnh, đẩy lùi tình trạng đau mắt hột sau hai tuần.

Liều lượng dùng: 1 củ gừng và 4 ngọn cây lá mơ.

Cách dùng: giã nát gừng và lá mơ, chắt lấy nước cốt. Dùng bông thấm nước chấm vào vị trí bị đau. Tận dụng bã thuốc đắp kín vùng mắt. Mỗi ngày thực hiện 3 lần sẽ giúp khỏi bệnh nhanh hơn.

tri-dau-mat-hot-dan-gian

Tham khảo thêm: Cách bảo quản thuốc Đông y không bị ẩm mốc

Những lưu ý khi bị đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt hột không hẳn là một chứng bệnh đơn giản, dễ dàng chữa khỏi trong thời gian ngắn. Khi người bệnh không có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, vi khuẩn gây bệnh có thể tấn công nhiều lần khiến bệnh tái phát. Để chữa trị bệnh hoàn toàn, người bệnh cần chú ý giữ gìn vệ sinh mắt sạch sẽ và duy trì sử dụng cách thuốc như bác sĩ đã hướng dẫn.

Bệnh đau mắt hột có khả năng tái nhiễm khi mắt không được bảo vệ đúng cách. Cần chú ý các điều sau để bệnh không diễn biến nặng và gây lây lan cho người khác:

  • Tuyệt đối không sử dụng phương pháp kẹp, day hột. Cách làm này không thể loại bỏ được tác nhân gây bệnh mà còn gây ra các tổn thương nghiêm trọng cho mắt, tạo ra các sẹo giác mạc.
  • Quản lý chất thải phù hợp. Đặc biệt là những vật dụng như khăn mặt, giấy lau dịch tiết ở mắt,… của người bệnh cần được sử lý hợp vệ sinh

Bị đau mắt hột nên kiêng gì?

Người bị bệnh đau mắt hột nên tránh, hạn chế sử dụng một số thực phẩm để tránh khiến triệu chứng bệnh thêm khó chịu:

1. Thức ăn tanh

Đa phần các thức ăn này thường là hải sản như: tôm, cua, ốc, cá,… bên cạnh đó còn có trứng. Tính tanh của những thức ăn này làm tăng cảm giác cộm mắt, làm tình trạng bệnh không thuyên giảm được.

2. Hành tỏi

Theo Đông y, các gia vị này có tính cay nóng, ăn vào sẽ làm người bị bệnh đau mắt cảm thấy xót, nóng mắt, nước mắt chảy nhiều dễ lây lan bệnh sang mắt bên cạnh chưa bị bệnh.

3. Khói thuốc lá

Không kể người bệnh hút thuốc trực tiếp hay hít phải khói thuốc lá một cách thụ động, nicotin ở khói thuốc đều ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh, giảm khă năng điều tiết tự nhiên ở mắt.

4. Mỡ động vật

Thức ăn này chứa nhiều chất béo no làm tích tụ nhiều mỡ thừa trong cơ thể. Quá trình phục hồi ở mắt sẽ bị ảnh hưởng, khiến mắt nhòe lâu khỏi. Ngoài ra, đây cũng là tác nhân gây bệnh tim mạch, béo phì, thừa cholesterol trong máu,…

5. Đồ uống có cồn

Cồn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, có tính nhiệt gây ra bệnh nóng trong. Đồng thời bia, rượu sẽ làm giảm thị lực, giảm tác dụng của các loại thuốc đang sử dụng, và làm sức đề kháng suy yếu,…

Cách phòng bệnh đau mắt hột

  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ: diệt sạch ruồi nhặng, sử dụng nguồn nước sạch, đã qua xử lý
  • Sử dụng riêng các dụng cụ vệ sinh: khăn, chậu rửa mặt.
  • Khám các bác sĩ chuyên về khoa mắt khi mắt có biểu hiện khó chịu bất thường.
  • Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

—————–

Nông sản Dũng Hà – nơi cung cấp thực phẩm sạch cùng thuốc Nam chất lượng tốt, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, an toàn, hiệu quả cho người sử dụng.

Thông tin liên hệ

Hoặc bạn có thể qua trực tiếp tại các cơ sở Nông Sản Dũng Hà:

  • Chi nhánh 1: 11 Kim Đồng – Phường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
  • Chi nhánh 2: A10 – Ngõ 100 Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
  • Chi nhánh 3: Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Mắt Sài Gòn, Bệnh viện Mắt Hà Nội