05/20/2024 12:17:48 am

Trào ngược dạ dày nguy hiểm như thế nào? Tại sao không nên bỏ qua các triệu chứng bệnh

Cảm giác chua miệng mỗi khi thức dậy, khi vừa ăn xong hay luôn bị ợ hơi, nóng rát vùng ngực có thể là những biểu hiện của trào ngược dạ dày. Đây là tình trạng bệnh tương đối phổ biến mà nhiều người mắc phải. Tuy nhiên bệnh chưa được quan tâm đúng cách dù tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiệm trọng.

Bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày còn được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản được hiểu một cách đơn giản là xuất hiện tình trạng dịch trong dạ dày trào ngược lên thực quản. 

Thông thường, khi con người ăn uống hay nạp bất kỳ thức ăn nào vào cơ thể, thức ăn tiêu thụ sẽ đi từ thực quản xuống dưới dạ dày. Trên đường tiêu hóa đó, thức ăn có đi qua cơ vòng thực quản. Sau khi toàn bộ thức ăn được đưa xuống dưới, cơ vòng thực quản sẽ tự động đóng lại, ngăn cho thức ăn trào ngược trở lại phía trên thực quản.

Khi hoạt động của cơ hoành thực quản gặp vấn đề, thức ăn cùng với dịch vị trong dạ dày sẽ chỉ di chuyển xuôi chiều theo ống tiêu hóa thông thường. Khi gặp các tác nhân kích thích, chúng sẽ trào lên. Đặc biệt là trào ngược axit dạ dày gây ra cảm giác ợ chua, ợ nóng.

trao-nguoc-da-day

Tham khảo thêm: Dấu hiệu suy thận và những hậu quả khó lường cho sức khỏe và tính mạng

Nguyên nhân trào ngược dạ dày

Hiện tượng trào ngược dạ dày có liên quan tới hai bộ phận chính là thực quản và dạ dày. Do đó nguyên nhân bị bệnh có thể xuất phát từ phía chính

Nguyên nhân từ phía thực quản

Suy cơ thắt dưới thực quản 

Cơ thắt dưới thực quản là phần cơ nằm thấp nhất của thực quản nối với dạ dày. Bình thường cơ này chỉ giãn mở ra khi nuốt, sao đó tự động co thắt và đóng kín lại ngăn không cho dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. 

Tuy nhiên, cũng có lúc trương lực cơ này bị giảm, làm cho dịch vị dưới dạ dày trào ngược lên. Khi có sự trào ngược axit dạ dày, dịch nhày thực quản chứa bicarbonat và nước bọt có tính kiềm sẽ trung hòa axit, nhờ đó làm giảm hoặc mất sự tác động của dịch vị lên niêm mạc thực quản. Nhu động thực quản co thắt để đẩy dịch trào ngược trở lại dạ dày. Suy cơ thắt dưới thực quản sẽ dẫn tới hiện tượng trào ngược dạ dày – thực quản.

Các lý do làm suy cơ thắt thực quản: rối loạn nhu động thực quản, lượng nước bọt tiết ra rất ít (có thể do hút thuốc), những loại thuốc kích thích β thụ cảm, ức chế α, kháng tiết choline, theophylline; các chất kích thích, độc hại có trong thức ăn tiêu thục: caffein, cồn, nicotine, dầu mỡ,…

trao-nguoc-da-day-thuc-quan

Tham khảo thêm: Dị ứng hải sản và những lưu ý cần ghi nhớ

Thoát vị cơ hoành

Cơ hoành là bộ phận cơ dẹt hình vòm có chứa năng phân chia khoang bụng và khoang ngực. Khi cơ hoành co sẽ tăng cường sức mạnh cho cơ dưới thực quản, ngăn trào ngược dạ dày. Một phần dạ dày chi lên cơ hoành khi cơ hoành thoát vị, lúc đó cơ dưới thực quản và cơ hoành không nằm cùng mức nên dễ xảy ra trào ngược.

Nguyên nhân từ phía dạ dày

Thức ăn bị ứ đọng lại tại dạ dày

Các bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp môn vị,… làm cho quá trình tiêu hóa và lưu chuyển thức ăn từ dạ dày xuống cơ quan tiêu hóa kế tiếp bị chậm lại. Sự dồn ứ thức ăn làm tăng áp lực lên dạ dày khiến dạ dày co bóp mạnh, đẩy thức ăn trào ngược thực quản.

Áp lực ổ bụng đột ngột tăng

Hiện tượng ho, hắt hơi mạnh hoặc gắng sức cũng có thể gây ra tình trạng trào ngược dạ dày.

Các nguyên nhân khác

Cơ thể bị căng thẳng, stress

Stress sẽ kích thích cơ thể tiết ra hormone cortisol để đối mặt với căng thẳng. Tác dụng phụ của cortisol là làm tăng axit, tăng lực co bóp của dạ dày làm dịch dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản. Stress cũng ảnh hưởng tới nhu động co bóp bình thường của thực quản, khiến cơ co thắt thực quản trở nên nhạy cảm hơn. Việc giãn mở cơ xảy ra nhiều lần và kéo dài nên không ngăn giữ được dịch vị chỉ nằm nguyên trong dạ dày.

Thói quen ăn uống không khoa học. 

Các yếu tố như ăn quá no, ăn đêm, vừa ăn xong đã đi ngủ hay sử dụng đồ ăn có tính chua, tính axit khi đói, sử dụng thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ,… gây áp lực cho cơ thắt thực quản, làm cơ này bị suy yếu dần. Cùng với đó, thói quen này cũng gây nhiều vấn đề sức khỏe khác như viêm đại tràng,…

Yếu tố bẩm sinh

Một số người đã có cơ thắt thực quản dưới bị yếu, sa dạ dày, thoát vị cơ hoành,… từ khi sinh ra hay do gặp tai nạn,… Ở trẻ nhỏ, các bộ phận vẫn còn trong quá trình phát trình phát triển và hoàn thiện, do vậy hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ được xem là bình thường, biểu hiện rõ ràng nhất chính là nôn trớ. Triệu chứng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên và biến mất khi trưởng thành.

Thừa cân, béo phì

Những người có căn nặng lớn không chỉ có nguy cơ cao mắc các bệnh tiểu đường, mỡ máu cao mà cân nặng còn gây áp lực lớn lên dạ dày và cơ co thắt thực quản. Vì thế nó tạo điều kiện cho axit dạ dày và thức ăn tại đây dễ bị trào ngược hơn.

hau-qua-stress

Tham khảo thêm: Loãng xương là gì? Phương pháp điều trị loãng xương hiện nay

Triệu chứng trào ngược dạ dày

Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua

  • Ợ hơi khi đói là biểu hiện trào ngược dạ dày thường thấy.
  • Ợ nóng mang lại cảm giác nóng rất đi từ dạ dày hay vùng ngực dưới hướng lên tới cổ.
  • Ợ chua là biểu hiện của trào ngược dạ dày hay xảy ra vào mõi buổi sáng thức dậy. Ợ nóng và ợ chua thường xuất hiện cùng nhau. Người bệnh có cảm nhận vị chua trong miệng mỗi lần ợ lên.

Buồn nôn, nôn trớ, nôn khan

Ngay sau khi ăn quá no hoặc nằm luôn sau khi ăn, người bệnh thường có cảm giác buồn nôn, nôn ọe hoặc trớ hay có cảm giác mắc nghẹn thức ăn ở cổ. Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh cũng dễ bị nôn khi say tàu xe, ốm nghén, khi uống thuốc,… vì dịch dạ dày rất dễ trào lên.

Đau tức ngực

Người bệnh có cảm giác bị đè nén ở ngực, xuyên qua lưng và cả cánh tay. Triệu chứng này rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh tim mạch. Thực tế, cảm giác đau này xuất hiện ở thực quản, chạy qua ngực. Axit trào ngược lên tác động vào đầu mút các sợi thần kinh ở vùng niêm mạc thực quản, gây cảm giác giống như đang đau ngực.

Ăn dễ bị nghẹn

Người bệnh thường cảm thấy khó chịu khi ăn có đồ ăn khô, cứng, nuốt thức ăn khó hơn cũng như dễ bị nghẹn và cảm giác thức ăn để vướng lại ở cổ. Do dịch axit dạ dày trào ngược lên nhiều làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây sưng tấy, phù nề.

Ho và khản tiếng

Người bị trào ngược dạ dày có thể gặp tình trạng khản giọng và ho lâu ngày không khỏi. Triệu chứng này xuất hiện khi dây thanh quản tiếp xúc với axit dạ dày nên bị sưng tấy. Trước hết, người bệnh chỉ khản giọng nhẹ, lâu ngày chuyển sang hiện tượng ho.

Miệng tiết ra nhiều nước bọt

Đây là một phản ứng bình thường của cơ thể. Vì trào ngược axit dạ dày sẽ làm miệng bị chua, nước bọt tiết ra nhiều hơn nhằm hòa loãng, trung hòa axit.

Miệng có vị đắng

Dịch vị dạ dày trào ngược thường kèm theo dịch mật gây ra cảm giác đắng miệng. Đây là biểu hiện của sự rối loạn dây thần kinh dạ dày, làm van môn vị mở ra quá mức làm dịch mật tuôn trào.

Bên cạnh đó, nếu bệnh trầm trọng, người bệnh thường cảm thấy không muốn ăn, cân nặng giảm sút nhiều, bị thiếu máu hoặc có thể bị chảy máu đường tiêu hóa.

trieu-chung-trao-nguoc-da-day

Tham khảo thêm: Tiểu đường thai kỳ; bệnh lý nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Tác hại của bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là chứng bệnh rất nhiều người gặp phải, thậm trí là bắt gặp thường xuyên trong thời gian dài. Nên “Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?” là câu hỏi chung mà nhiều người vẫn thắc mắc.

Nếu bệnh diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm:

Viêm loét thực quản. Viêm mạc thực quản sẽ bị tổn thương khi dịch dạ dày trào lên thường xuyên, gây ra các vết viêm. Người bệnh sẽ gặp các dấu hiệu như khó nuốt, đau ngực khi bị viêm. Đặc biệt hay gặp các cảm giác buồn nôn, ói mửa, mất cảm giác thèm ăn và thấy đau sau xương ức khi ăn uốn.

Hẹp thực quản do cơ thực quản bị xơ hóa, co rút.

Tiền ung thư thực quản – Barrett thực quản. Các tế bào lót ở vùng thấp thực quản bị thay đổi màu sắc vì sự tiếp xúc nhiều lần với axit dạ dày. Tỉ lệ người bị trào ngược dạ dày sẽ tiến triển thành Barret thực quản chỉ chiếm một phần trăm rất nhỏ.

Ung thư thực quản: Hiện tượng trào ngược dạ dày có thể tiến triển lên tiền ung thư thực quản và ung thư thực quản. Các triệu chứng thể hiện nghiêm trọng và rõ ràng như: nuốt nghẹn, đau cổ và sau xương ức dai dẳng, khàn tiến, ho liên miên, có triệu chứng nhiễm trùng nổi bạt. Đôi khi ở hố thượng đòn bên trái hoặc cả hai bên có sờ thấy hạch lớn. Sau một thời gian bị bệnh, người bệnh sẽ gầy sút trầm trọng, cân nặng giảm hơn 5 kg trên tháng, bị suy dinh dưỡng. Sắc thái cũng xấu đi rõ ràng, da sạm màu, khô, nổi nhiều vết nhăn.

Mắc một số bệnh hô hấp. Một lượng nhỏ dịch axit dạ dày trào lên tới đường hô hấp gây ra viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản hay làm tổn thương phổi. Người bệnh có các biểu hiện như ho, thở khò khè kéo dài dễ bị nhầm lẫn với bệnh lao phổi nhưng không hề có biến chuyển tốt khi sử dụng thuốc. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây nên tình trạng mòn men răng, viêm tai, viêm tuyến giáp,…

chua-trao-nguoc-da-day

Tham khảo thêm: Tình trạng thoái hóa cột sống ở dân văn phòng tăng cao

Cách trị trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng phổ biến, có thể không quá ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người bệnh nhưng lại tiềm ẩn các biến chứng nguy hiểm. Theo các bác sĩ hiện nay cho biết, bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoàn toàn không thể tự khỏi mà cần được điều trị với sự tư vấn của y khoa. 

Cũng cần lưu ý rằng trào ngược dạ dày cần thời gian dài để chữa trị nhưng dễ tái phát. Các bác sĩ sẽ tư vấn các biện pháp chữa trào ngược dạ dày thực quản bao gồm: sửa đổi lối sống, điều trị ngoại khoa, điều trị nội khoa cùng một số thủ thuật khác.

Nhìn chung, người bệnh cần:

  • Chọn lựa thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa được axit: tinh bột như bánh mì, bột yến mạch, các loại đạm dễ tiêu,… Vì các thực phẩm này sẽ tránh bớt việc axit bào mòn lớp nhầy trong dạ dày, hạn chế nhịp co thắt thực quản.
  • Hạn chế các thực phẩm mang tính axit hay kích thích tăng tiết axit,…
  • Không uống rượu bia, cà phê, thuốc lá. Không nên ăn quá no, ăn vào tối muộn hay mặc quần áo quá chặt. Cũng không nên nằm trong vòng 2 giờ sau ăn hay uống quá nhiều nước trong lúc ăn.
  • Cần kiểm soát cân nặng, không để xảy ra tình trạng thừa cân hay béo phì.
  • Chữa bệnh đau dạ dày (nếu có mắc)

————————————-

Hãy liên hệ cho Nông sản Dũng Hà để mua thực phẩm sạch, chất lượng tốt nhé!

Hoặc bạn có thể qua trực tiếp tại các cơ sở Nông Sản Dũng Hà:

  • Chi nhánh 1: 11 Kim Đồng – Phường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
  • Chi nhánh 2: A10 – Ngõ 100 Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
  • Chi nhánh 3: Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh

Nguồn tham khảo: Sở Y tế Bắc Giang, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec