05/09/2024 04:43:05 pm

Thuốc Nam và những thực phẩm chữa phổi tắc nghẽn mạn tính

Những người hút thuốc lá nhiều hay làm xuyên trong điều kiện môi trường có nhiều khói bụi có khả năng cao mắc bệnh COPD khi ngoài 50 tuổi. Do phổi bị suy thoái từng ngày và không có khả năng hồi phục. Vậy có những vị thuốc nam nào hay có những thực phẩm gì chữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hãy tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không?

Đã là một bệnh mãn tính, bệnh tắc nghẽn phổi hay COPD hiện nay chưa có phương pháp nào để chữa khỏi hoàn toàn. Các phương pháp điều trị nhằm mục đích duy trì sức khỏe, cải thiện các triệu chứng và để bệnh không phát triển tệ hơn. Nếu người bệnh giữ gìn sức khỏe tốt vẫn duy trì tuổi thọ lâu dài. Cụ thể họ cần duy trì điều trị trong thời gian dài, sử dụng thuốc đều đặn để giảm tần xuất các đợt cấp. Cùng với đó việc lựa chọn thực phẩm và tuân thủ lối sống khoa học sẽ đem lại lợi ích sức khỏe cho bệnh nhân.

Thuốc đông y chữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Một số vị thuốc nam có dược tính tốt, được sử dụng để cải thiện tình trạng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Có thể kể đến là nghệ vàng, cỏ xạ hương, hoa đu đủ đực, bạc hà,… Chúng được người dân Việt xưa sử dụng khá phổ biến do có đặc điểm an toàn, lành tính khi sử dụng trong thời gian dài cùng với đặc điểm đây đều là các loại cây quen thuộc, dễ tìm kiếm và không phải mặt hàng đắt đỏ.

Củ nghệ vàng

Đây là nguyên liệu được sử dụng nhiều trong tạo màu thức ăn có sắc vàng tự nhiên, bắt mắt. Trong Đông y, củ nghệ còn có tên gọi khác là Khương hoàng, chúng cùng họ với gừng.

Củ nghệ đươc dùng để làm thuốc do có nhiều chất xơn, vitamin các loại (C, E, K), khoáng chất và protein,… Đặc biệt, thành phần quan trọng nhất chính là curcumin. Tinh bột nghệ ngoài công dụng chữa đau dạ dày vốn cực kỳ nổi tiếng thì còn mang nhiều dược tính khác. Ví dụ như chống oxy hóa, bảo vệ gan, bảo vệ thận, làm đẹp da, chữa bệnh cholesterol máu cao,…

Hoạt chất curcumin trong nghệ đã được chứng minh là có thể kháng virus, chống viêm, phòng ngừa ung thu, hỗ trợ tích cực trong chữa phổi tắc nghẽn mạn tính.

Cỏ xạ hương

Cây có tên khoa học là thymus vulgaris, được nuôi trồng nhiều tại các tỉnh xứ lạnh nước ta như Sapa, Đà Lạt. Cỏ xạ hương được mệnh danh là thần dược tốt cho hô hấp. Trong ẩm thực phương Tây, xạ hương được sử dụng như một gia vị phổ biến bởi mùi hương hấp dẫn. Với người phương Đông, xạ hương được xem là thảo dược với nhiều công dụng quý.

Trước hết, cỏ xạ hương trị ho rất tốt. Tinh dầu từ lạ xạ hương sẽ giảm bớt tình trạng ho lâu ngày, chữa phổi tắc nghẽn mạn tính một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, dược liệu này cũng có tác dụng tốt với việc làm giảm các biến chứng mà bệnh tắc nghẽn phổi có thể gây ra như: hỗ trợ tình trạng huyết áp cao, nâng cao hệ thống miễn dịch nhờ cung cấp các vitamin, giảm viêm,… Cỏ xạ hương chữa chứng bệnh rối loại tiêu hóa, kích thích sự thèm ăn cũng như giải tỏa căng thẳng, cho người bệnh ăn ngon, ngủ tốt, bệnh tật tiến triển tích cực hơn.

xa-huong

Tham khảo thêm: Sử dụng dầu gội thảo dược cho mái tóc chắc khỏe tại nhà

Hoa đu đủ đực

Cây đu đủ hẳn không có gì xa lạ với mọi người. Quả đu đủ là nguyên liệu cho nhiều món ngon từ ngọt tới mặn. Nhưng chắc ít người biết rằng hoa đu đủ đực cũng có thể sử dụng được, không chỉ trong nấu ăn mà còn bào chế một số loại thuốc. 

Vitamin A, vitamin B1, vitamin E, vitamin C, các chất oxy hóa như tannin beta carotene,… là các thành phần dinh dưỡng có ở hoa đu đủ đực. Thuốc Nam hoa đu đủ đực có hiệu quả tốt trong việc kiểm soát lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường thông qua cơ chế tăng lượng insulin. Hoa đu đủ đực có tác động tốt lên chỉ số cholesterol toàn phần, bổ máu, điều hòa nhịp tim cho một trái tim khỏe mạnh.

Với chữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, dược liệu từ cây đu đủ này có tác dụng giảm ho, đau rát cổ họng khi kết hợp cùng mật ong. Thuốc có tác dụng kháng sinh, sử dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Thông thường, trong nấu ăn người ta sẽ luộc trước trong nước sôi từ 30 – 35 phút rồi ngâm nước lạnh để làm giảm bớt độ đắng và ngái vốn có của hoa. Không nên sử dụng hoa có nhiều bởi sẽ gây ra tác dụng phụ vàng da (dù không gây nguy hiểm).

Bạc hà

Thêm một loại thuốc Đông y quen thuộc có công dụng tốt với bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Trước hết, theo y học hiện đại, chỉ một lượng nhỏ bạc hà đã có thể kích thích khu thần kinh, tăng độ hưng phấn, làm giãn nở mạch máu, mồ hôi tiết nhiều hơn từ đó làm hạ thân nhiệt. Theo y học cổ truyền, bạc hà có công dụng giảm đau, trị cảm mạo, hạ sốt, chữa đau đầu, làm thông mũi, dễ thở. Công dụng bổ sung của dược liệu bạc hà là làm đẹp da, giảm mụn, giữ hơi thở thơm mát, phòng ngừa sâu răng,…

Nhìn chung, bạc hà hỗ trợ chữa phổi tắc nghẽn mạn tính thông qua việc nâng cao hệ miễn dịch, làm thông khí phế quản để bệnh nhân dễ thở hơn.

bac-ha

Tham khảo thêm: Dấu hiệu suy thận và những hậu quả khó lường cho sức khỏe và tính mạng

Bài thuốc Đông y chữa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Ngoài các vị thuốc nêu trên còn rất nhiều loại thuốc Nam khác bổ trợ sức khỏe, làm thuyên giảm triệu chứng bệnh tắc nghẽn phổi. Các dược liệu được kết hợp với nhau để để nâng cao hiệu quả chữa bệnh. Dưới đây là một vài bài thuốc đơn giản chữa phổi tắc nghẽn mạn tính có thể áp dụng tại nhà, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn, giảm ho, dễ thở.

  • Bài thuốc thứ nhất: sử dụng 1 củ cải trắng, 3 lát gừng tươi, 5 hạt hồ tiêu, 1 lát nhân trần để sắc nước uống. Công dụng bài thuốc: làm sạch chất nhầy, giảm đờm, giảm ho, thông thoáng đường thở.
  • Bài thuốc thứ hai: sử dụng mộc nhĩ trắng 6 gram, sa sâm và bách hợp 9 gram, có thêm chút đường phèn sắc nước uống. Nếu chỉ sử dụng nguyên mộc nhĩ trắng thì lượng là 5 gram. Công dụng bài thuốc: dưỡng phổi, làm ấm phổi, trị ho khan.
  • Bài thuốc thứ ba:  sử dụng 120 gram hạt vừng đen và 30 gram đường trắng sao chín cùng nhau dể ăn. Công dụng bài thuốc chữa phổi tắc nghẽn mạn tính: giảm ho, giảm đờm.
  • Bài thuốc thứ tư: sử dụng 1 quả tuyết lê, 6 gram mộc nhĩ trắng, 3 gram xuyên bối mẫu sắc thuốc uống. Công dụng bài thuốc: giảm ho, nhuận tràng
  • Bài thuốc thứ năm: nguyên liệu cần chuẩn bị: chao đậu 12 gram, 2 – 4 bìa đậu phụ, hành tây 15 gram. Cách chế biến: đun sôi chao đậu, đậu phụ cùng 1 bát nước trắng chờ tới khi nước cạn bớt một nửa thì bỏ hành tây vào nấu cùng. Nên ăn khi còn nóng, rồi trùm chăn kín cho mồ hôi tiết ra. Công dụng bài thuốc: làm dịu cơn ho và khai thông đường thở.
  • Bài thuốc thứ sáu: Sử dụng chanh tươi và mật ong pha một ly nước ấm. Đây được xem là cách làm cực kỳ đơn giản nhưng vẫn có hiệu quả nhất định. Axit ở chanh nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng nhẹ,, giảm các triệu chứng viêm nhiễm, long đờm, giảm đờm.
  • Bài thuốc thứ bảy:  Sử dụng 4 lá húng quế và 1 khúc quế nhỏ đun trong 500 ml nước sôi từ 1 tới 2 phút. Cho thêm mật ong và sử dụng khi còn nóng. Công dụng: lá húng quế có tính sát trùng, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Quế cũng là thảo mộc giảm nguy cơ nhiễm trùng. Kết hợp cả hai loại thuốc Nam trên để giảm đờm phế quản.

chua-phoi-tac-nghen-man-tinh

Tham khảo thêm: Tiêm phòng HPV và những điều cần biết về tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên ăn gì?

Khoảng 74% bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính bị suy dinh dưỡng. Tình trạng thể lực sẽ quyết định nhiều tới khả năng sống của người bệnh. Các nghiên cứu chỉ ra rằng hai yếu tố là thiếu oxy trong máu cùng với các gốc tự do sản sinh ra do việc hút thuốc lá sẽ làm gia tăng nồng độ các chất gây viêm trơn cơ thể. Các chất này gây nên tình trạng chán ăn, sốt, mệt mỏi đồng thời còn làm tiêu hao năng lượng lớn, phân giải protein. Theo thời gian, bệnh nhân suy giảm dần khả năng vận động, mất nhiều khối cơ khối mỡ,… Tất cả các yếu tố trên là câu trả lời cho tình trạng suy dinh dưỡng ở các bệnh nhân tắc nghẽn phổi mãn tính.

Vì thế, để có một chế độ dinh dưỡng nâng cao thể trạng, duy trì sức khỏe, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm sau:

1. Thức ăn nhiều đạm

Các thực phẩm giàu protein mà người bệnh nên bổ sung nhiều hơn là thịt gia cầm, thịt lợn, bò, trứng các loại. Đặc biệt là thịt cá có chứa nhiều đạm cũng chất béo có lợi, omega 3 như cá hồi, cá thu, cá mồi,… có lợi cho sức khỏe bệnh nhân COPD.

2. Carbohydrate phức hợp

Những loạt thức ăn chứa carbohydrate hỗn hợp: khoai tây nguyên vỏ, hạt diêm mạch, yến mạch, lúa mạch, đậu Hà Lan, đậu các loại,… chiếm vị trí quan trong trong chế độ ăn của người đang chữa phổi tắc nghẽn mạn tính. Chúng đều là những thực phẩm chứa nhiều chất xơ, cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa đồng thời người bệnh có thể kiểm soát được lượng đường trong máu khi sử dụng các thức ăn này.

3. Rau củ, hoa quả tươi

Rau củ quả là nguồn cúng cấp nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Đây đều là các dưỡng chất không thể thiếu để tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe. Đa phần, bệnh COPD cần dùng steroid, khi sử dụng chất này lâu dài sẽ làm tăng nhu cầu canxi của người bệnh. Trong khi đó, để tổng hợp canxi, cơ thể cần có đủ vitamin D để không bị loãng xương. Do vậy, trong trường hợp bổ sung cả canxi và các thực phẩm chức năng cung cấp vitamin, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.

4. Thức ăn chứa nhiều kali

Ion kali có vai trò quan trọng với chức năng tại phổi theo như các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định. Cơ thể sẽ gặp các vấn đề về hô hấp khi thiếu hụt kali. Do đó, khi đang trong quá trình chữa phổi tắc nghẽn mạn tính, người bệnh cũng nên tích cực sử dụng các thức ăn giàu kali như là: các loại rau xanh đậm, măng tây, bở, củ dền, cam, chuối,…

5. Các chất béo lành mạnh

Người bệnh nên loại bỏ bớt các chất béo có nguồn gốc động vật ra khỏi thực đơn sử dụng hằng ngày vì chúng chứa nhiều cholesterol xấu LDL. Thay vào đó là tiêu thụ các chất béo lành mạnh từ cá, thực vật: bơ, ô liu, dừa, các loại hạt,… Các chất béo này sẽ hạn chế việc tăng lượng CO2 trong máu, đồng thời là nguồn cung cấp năng lượng lớn. hỗ trợ hệ dinh dưỡng trong lâu dài.

dieu-tri-phoi-tac-nghen-man-tinh

Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách làm canh gà hầm thuốc bắc bổ dưỡng

Các thức ăn người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên kiêng

1. Muối

Người bệnh cần hạn chế ăn những thực phẩm chức nhiều natri, do chất này sẽ tăng trữ nước, làm tăng huyết áp, gây gánh nặng cho tim. Lượng muối cho một bữa ăn nhẹ không nên vượt quá 300mg và tổng lượng muối trong tất cả bữa ăn trong ngày không nên vượt quá 600mg.

2. Một số loại trái cây có hạt cứng

Được kể đến gồm: đào, mơ, dưa,… do gây ra tình trạng đầy hơi vì đường trong quả sẽ lên mên khi tiêu hóa. Về lâu dài, nó có thể gây ra các vấn đề hô hấp.

3. Một số loại rau khó tiêu, gây đầy hơi

Tương tự với quả, một số rau và cây họ đậu như bắp cải, ngô, tỏi tây, hành, đậu lăng,.. cũng tạo khí khi tiêu hóa và gây chướng bụng khó tiêu. Tuy nhiên, tình trạng này không đáng kể. Nếu bệnh nhân cảm thấy hoàn toàn bình thường khi sử dụng các loại rau này thì vẫn có thể tiếp tục xếp chúng vào thực đơn ăn hằng ngày.

4. Một số sản phẩm chế biến từ sữa

Các sản phẩm như phô mai, bơ,… làm cho chất nhày trở nên đặc hơn. Nó có tác động trầm trọng tới sức khỏe người bệnh.

5. Chocolate

Đây là thực phẩm mà người mắc chứng tắc nghẽn phổi mãn tính hạn chế hoặc không nên ăn. Vì chocolate chứ nhiều caffein, được xem là tác nhân ảnh hưởng xấu tới các loại thuốc đang dùng để điều trị COPD.

Lưu ý:

Tư thế ngồi ăn là điều mà người bệnh COPD cũng đáng quan tâm. Bởi nếu để bị nghẹn, thức ăn khó trôi sẽ gây ra ngạt thở, làm phát bệnh cấp. Khi ăn, người bệnh nên ngồi trên ghế cao, thẳng lưng để giảm thiểu áp lực từ ổ bụng lên cơ hoành, đường thở được thông thoáng hơn.

Phòng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Hãy liên hệ cho Nông sản Dũng Hà để mua thực phẩm sạch, chất lượng tốt nhé!

Hoặc bạn có thể qua trực tiếp tại các cơ sở Nông Sản Dũng Hà:

  • Chi nhánh 1: 11 Kim Đồng – Phường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
  • Chi nhánh 2: A10 – Ngõ 100 Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
  • Chi nhánh 3: Khu phố 3 – Đường Trng Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh

Nguồn tham khảo:  Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Vinmec, Nhà thuốc Long Châu