05/20/2024 09:54:02 am

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và những biến chứng nguy hiểm

Một trong những bộ phận quan trọng của hệ hô hấp là phổi. Khi con người thường xuyên hít thở trong môi trường khói bụi, đặc biệt là hít phải khói thuốc lá sẽ gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Bệnh dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng và hiện nay chưa có phương pháp để chữa trị hoàn toàn. Người bệnh cần học cách chung sống cùng bệnh…

Chức năng của phổi

Phổi là bộ phận thuộc hệ hô hấp, cơ quan này gồm hai lá phổi cấu tạo thành. Vị trí của phổi nằm ở lồng ngực bên trái và bên phải. Nhìn từ phía trước, phổi nằm trong khoảng từ phía trên xương quai xanh (hay còn gọi là xương đòn) ở phía trên ngực xuống tới xương sườn thứ 6. Quan sát từ phía sau, vị trí kết thúc của phổi sẽ ở khoảng xương sườn thứ 10. Khi hít vào, màng phổi phồng lên, có thể kéo dài tới tận xương sườn thứ 12, lấp đầy khoang ngực và tách nhau ở giữa bởi trái tim.

Vai trò chính của phổi là giữ lại oxy từ trong không khí mà cơ thể hít vào rồi đem đi nuôi cơ thể thông qua các tế bào máu hồng cầu. Phổi cũng có nhiệm vụ loại bỏ khí CO2 thông qua đường thở ra. Một số chức năng của phổi đảm nhận khác như là:

  • Gia tăng hoặc giảm lượng CO2 để điều chỉnh độ pH máu (trong trường hợp máu nhiễm toan hoặc kiềm)
  • Lọc những cục máu đông nhỏ được tạo thành ở tĩnh mạch.
  • Lọc những bóng khí khi chúng xuất hiện trong máu.
  • Chuyển hóa một chất hóa học tên là angiotensin I trong máu thành angiotensin II để kiểm soát chỉ số huyết áp.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là gì

Một trong các thắc mắc chung của nhiều người “Bệnh COPD là bệnh gì?“bởi khi nghe tên thì không biết đây thuộc bệnh tại cơ quan nào. Thực tế đây chính là tên gọi khác của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính – một chứng bệnh viêm phổi mãn tính (lâu ngày và khó chữa) do luồng khí bị tắc nghẽn tại phổi.

Ước tính có khoảng 251 triệu người mắc COPD trên toàn cầu năm 2016 theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, trong đó tỉ lệ dân số từ 40 tuổi trở lên mắc bệnh là khoảng 12%. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là nguyên nhân gây ra 5% tổng số ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu, cụ thể là 3,2 triệu ca. Ở Việt Nam, các ca COPD chiếm tỉ lệ 7,1% ở nam giới và 1,9% ở nữ giới từ 40 tuổi trở lên.

Biểu hiện chung của người người bị bệnh là tình trạng khó thở, ho lâu ngày kèm theo dịch đờm và thở phát ra tiếng khò khè. Sự giới hạn về luồng khí thở trong phổi gây ra do các khí độc hại hay hạt vật chất kích thích mà cơ thể hít phải, thường là do khói thuốc. Những người bị phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, ung thư phổi và gặp một số bệnh lý khác.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được chia làm 2 dạng:

  • Khí phế thũng: túi khí trong phổi bị tổn thương.
  • Viêm phế quản mãn tính: biểu hiện đặc trưng chính là hiện tượng ho khạc đờm liên tục do tăng tiết dịch đờm ở phế quả. Biểu hiện này kéo dài ít nhất 3 tháng trong năm và xảy ra từ 2 năm liên tiếp trở lên.

Những người nằm ở độ tuổi trung niên hay cao tuổi hút thuốc thường mắc bệnh COPD. Tuy nhiên, không nhiều người không phát hiện ra mình bị bệnh do nghĩ rằng các triệu chứng là điều bình thường, không đáng lo ngại. Những vấn đề về hô hấp thường sẽ xấu dần theo thời gian, ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Điều trị sẽ giúp cải thiện bệnh.phoi-tac-nghen-man-tinh

Tham khảo thêm: 5+ vị thuốc nam giải độc gan hiệu quả

Nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Khói thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ra tắc nghẽn phổi bao gồm cả những trường hợp hút thuốc (chủ động) hay hít phải khói thuốc thường xuyên (thụ động). Phần lớn những người bị tổn thương phổi tới mức bị COPD đều là những người đã tiếp xúc với khói thuốc trong thời gian dài. Thời gian hút thuốc cũng như mức độ hút thuốc tỉ lệ thuận với nguy cơ mắc bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính.

Không chỉ có thuốc lá thông thường mà tất cả các loại thuốc hút bao gồm: thuốc lào, xì gà, thuốc lá điện tử, cần sa,… đều có khả năng gây bệnh.

Bên cạnh đó, nếu con người có sẵn hoặc tiếp xúc nhiều với các yếu tố sau sẽ là bệnh phổi trở nên nặng thêm như:

  • Mắc các bệnh hen suyễn, viêm phế quản.
  • Môi trường sống, làm việc có nhiều khói, khí độc hại, bụi mịn gây nguy hại cho phổi.
  • Hít phải bụi, khói Cadmium trong ngành công nghiệp luyện kim, làm pin, bụi silica (sản xuất xi măng, thủy tinh,…), khói hàn, bụi than.
  • Một phần do yếu tố di truyền nhưng nó chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong các trường hợp bị bệnh

Triệu chứng bệnh phổi COPD

Biểu hiện phổi tắc nghẽn mãn tính như sau:

  • Cảm giác khó thở tăng dần theo thời gian, nhất là khi người bệnh hoạt động nhiều.
  • Ho khan dai dẳng kèm theo đờm. Vài người chỉ cho đây là hiện tượng rất bình thường khi bị cảm cúm nhẹ, ngứa cổ khi gặp lạnh hoặc một số chỉ xem là do hút thuốc lá gây ra.
  • Ngực thường xuyên bị nhiễm trùng.
  • Thở khò khè liên tục

Nếu không được điều trị, bệnh sẽ diễn biến ngày càng nặng. Cũng có những thời điểm do có sự tác động thêm từ môi trường ngoài, các triệu chứng trở nên tệ hơn, được gọi là đợt bùng phát hay đợt cấp phát.

benh-phoi-tac-nghen-man-tinh

Tham khảo thêm: Điểm danh 7 vị thuốc Nam trị viêm xoang hiệu nghiệm

Biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bệnh COPD gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tại phổi và các bộ phận khác ngoài phổi.

Tràn khí màng phổi

Biến chứng thường gặp nhất và người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính phải đề phòng là tràn khí màng phổi. Ở các bệnh nhân COPD, đường khí bị tắc nghẽn làm cho không khí vào trong phế nang không thoát ra được. Khí tích tụ lâu ngày sẽ làm giãn các phê nang gây ra tình trạng phế thũng. Do đó, phế nàng ngày càng phồng to, mỏng và dễ vỡ mà khoang màng phổi. Các biểu hiện khi đó cũng tương tự như biến chứng tràn khí màng phổi mà bệnh lao phổi gây ra.Cụ thể đó là mất dấu hiệu rì rào ở phế năng, mất hay rung thanh giảm, có cả trường hợp phổi bị xẹp vì áp lực mạnh, bị suy hô hấp. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể bị ngạt thở mà tử vong.

Tăng áp lực động mạch phổi

Phế nang giãn ra quá mức sẽ chèn ép mao mạch phổi từ đó làm tăng áp lực tác động lên động mạch phổi. Áp lực này cũng một phần được tạo ra do tình trạng thiếu ox khiến có các tiểu động mạch phải co thắt nhiều hơn. Tăng áp lực động mạch phổi khiến người bệnh tăng khó thở, ảnh hưởng xấu đến tiên lượng bệnh.

Suy tim phải

Khi áp lực động mạch phổi tăng cao cũng với tình trạng thiếu oxy lâu ngày sẽ làm suy tim phải – nơi có các động mạch dẫn đến phổi. Bệnh nhân tắc nghẽn phổi mãn tính thường khó tránh khỏi biến chứng suy tim phải. Các dấu hiệu suy tim bao gồm: tâm thất phải đập ở vùng mũi ức, tĩnh mạch cổ nổi, gan to, hai chân sưng phù. Suy tim ở bệnh nhân COPD được gọi là “tâm phế mạn”, chứng bệnh này sẽ gây cản trở cho việc điều trị

Rối loạn nhịp tim

Thường gặp nhất là bệnh rung nhĩ hay gặp ở người bệnh viêm phổi cấp. Nguyên nhân chính khiến rung tâm nhĩ là do thiếu oxy, tim suy yếu hoặc rối loạn các chất điện giải – tình trạng phổ biến ở các bệnh nhân này. Rung nhĩ cũng khiến bệnh nhân khó thở hơn trong các đợt cấp, gây nguy cơ tắc mạch máu não do cục máu bên tâm nhĩ trái. Bên cạnh đó, các chứng rối loạn nhịp tim khác mà người mắc phổi tắc nghẽn mạn tính gặp phải là ngoại tâm thu các loại, cơn nhịp nhanh nhĩ đa ổ,…

Đa hồng cầu

Đây là một biến chứng khác do tình trạng thiếu oxy vì phổi bị tắc nghẽn gây ra. Lượng hồng cầu tăng thêm trong trường hợp này tương đồng với cơ chế tăng hồng cầu khi con người lên đến các vùng núi cao, không khí loãng, thiếu oxy – phản ứng của cơ thể để thích nghi với sự thay đổi. Lượng hồng cầu nâng lên nhanh sẽ làm tắc mạch, hình thành cục máu đông, có thể gây nhồi máu cơ tim nếu nó làm tắc mạch máu nuôi tim.

tac-nghen-phoi-man-tinh

Tham khảo thêm: Sử dụng dầu gội thảo dược cho mái tóc chắc khỏe tại nhà

Biến chứng thần kinh

Người bệnh hay gặp các tình trạng cụ thể như: đau đầu, choáng váng, chóng mặt, mất ngủ, rối loạn ý thức. Vì thiếu lượng oxy máu não cộng thêm lượng CO2 tích tụ nhiều gây hại cho các tế bào thần kinh. Thậm trí, một số trường hợp lượng CO2 quá cao khiến người bệnh hôn mê, bất tỉnh. Người mắc COPD thường lơ đễnh, mất tập trung, dễ quên, khả năng làm việc trí óc bị mất hoặc suy giảm.

Biến chứng khác

Ngoài các biến chứng nói trên, bệnh nhân tắc nghẽn phổi mạn tính có thể ở trong tình trạng tăng nồng độ men chuyển angiotensin trong máu, ho nhiều, sức lực suy kiệt dần, rối loạn các chất điện giải và mất thăng bằng kiềm toan ở nhiều mức độ khác nhau. Tất cả các biến chứng làm việc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn thêm phức tạp và khó khăn.

Cách chữa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Các giai đoạn tiến triển của bệnh

Có nhiều cách phân loại khác nhau cho tiến trình phát triển của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Trong đó có phân loại GOLD được sử dụng để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh từ đó chỉ ra kế hoạch điều trị phù hợp.

Bốn giai đoạn của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính GOLD dựa trên giá trị FEV1 – thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên:

  • Bệnh tắc nghẽn phổi giai đoạn 1: FEV1 lớn hơn bằng 80% trị số lý thuyết
  • Phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2: FEV1 nằm trong khoảng từ 50% đến dưới 80% trị số lý thuyết.
  • Tắc nghẽn phổi mãn tính giai đoạn 3: FEV1 có giá trị từ 30% đến dưới 50% trị số lý thuyết
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 4: Chỉ số FEV1 chỉ bằng dưới 30% so với lý thuyết.

Các tiến vào các giai đoạn sau, chức năng của phổi càng suy giảm. Bên cạnh đó, bệnh cũng được phân loại dựa trên triệu chứng khó thở và tổng số lần trở nặng trong năm.

chua-tac-nghen-phoi-man-tinh

Tham khảo thêm: 5 bài thuốc chữa chảy máu cam ngay tại nhà

Chữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính kéo dài theo thời gian, không thể chữa khỏi được. Người bệnh cần học cách chung sống với bệnh. Bởi nếu tìm đúng phương pháp điều trị và tuân thủ nghiêm túc lời khuyên của bác sĩ thì các triệu chứng bệnh sẽ suy giảm đáng kể và kéo dài tuổi thọ.

Điều kiện đầu tiên để chữa bệnh là người bệnh bắt buộc phải bỏ thuốc nếu đang có thói quen hút thuốc lá.

Nền tảng trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhthuốc giãn phế quản, sử dụng đường phun hít hay khí dung.

Trong trường hợp người bệnh bị suy hô hấp cần sự hỗ trợ thở oxy dài hạn tại nhà hoặc thở máy.

Người bệnh cũng cần tái khám định kỳ để kiểm tra chức năng hô hấp, đánh giá hiệu quả chữa bệnh cũng như phát hiện sớm các biến chứng mà bệnh gây ra.

Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân phẫu thuật bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trong trường hợp bệnh nặng hoặc khi các phương pháp điều trị khác đều thất bại và phần lớn khả năng là người bệnh bị một dạng khí phế thũng nghiêm trọng.

Đặc biệt, người bệnh cần hết sức lưu ý như mình mắc bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính cùng các bệnh khác như:

  • Bệnh tim mạch: huyết áp cao, rối loạn nhịp tim, bệnh thiếu máu cơ tim, bệnh mạch máu ngoại biên,…
  • Bệnh hô hấp: ngưng thở khi ngủ, giãn phế quản, lao phổi, ung thư phổi
  • Bệnh tiêu hóa: Trào ngược dạ dày
  • Bệnh nội tiết: rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường,…
  • Loãng xương
  • Các vấn đề về tâm lý: trầm cảm, lo âu,…

 

Hãy liên hệ cho Nông sản Dũng Hà để mua thực phẩm sạch, chất lượng tốt nhé!

Hoặc bạn có thể qua trực tiếp tại các cơ sở Nông Sản Dũng Hà:

  • Chi nhánh 1: 11 Kim Đồng – Phường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
  • Chi nhánh 2: A10 – Ngõ 100 Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
  • Chi nhánh 3: Khu phố 3 – Đường Trng Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh

Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM,…