05/09/2024 04:54:16 pm

Bệnh nhồi máu cơ tim gây nguy hiểm như thế nào cho sức khỏe?

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm, rất dễ dẫn đến đột quỵ và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong ở nhiều người. Mỗi người cần trang bị cho mình những hiểu biết về căn bệnh này từ sớm để có cách ứng phó kịp thời, giúp gia tăng tuổi thọ, sống lâu, sống khỏe. Hãy cùng Nông sản Dũng Hà tìm hiểu nhé!

Nhồi máu cơ tim là bệnh gì?

Tim là bộ phận quan trọng của hệ tuần hoàn nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung. Cơ quan này đóng vai trò bơm máu đến từng tế bào để đi nuôi cơ thể. Hai nhánh mạch máu: động mạch vành phải cùng với động mạch vành trái là những mạch chính nuôi dưỡng tim.

Bệnh nhồi máu cơ tim xảy ra khi 2 nhánh mạch máu trên đột ngột bị tắc đồng thời hoặc từng nhánh một. Điều này dẫn đến tim bị thiếu máu, chất dinh dưỡng cùng oxy làm chết một vùng cơ tim. Khi đó hoạt động của tim không còn nhịp nhàng như trước, nên sớm gây ra các hậu quả như sốc tim, suy tim hoặc đột tử,…

Nguyên nhân gây bệnh nhồi máu cơ tim

Nguyên nhân cơ bản thường bắt gặp nhất gây ra bệnh nhồi máu cơ tim chính là xơ vữa động mạch. Cụ thể là do các mảng xơ vữa tích tụ thời gian dài trên thành mạch máu. Mảng xơ vữa được cấu tạo từ các chất: cholesterol, mảnh vỡ tế bào cùng canxi. Tác nhân này khiến:

  • Thành mạch thô ráp, dễ gây vỡ tiểu cầu, xuất hiện cục máu đông
  • Lòng mạch bị nhỏ lại, lưu thông máu kém. Lượng máu đi nuôi tim vừa ít hơn lại dễ bị tắc nghẽn.
  • Độ đàn hồi, co dãn của thành mạch kém hơn

Ban đầu, các mảng xơ vữa bám vào vị trí thành mạch bị viêm. Đến một thời điểm nhất định, mảnh xơ vữa này sẽ bong ra khỏi thành mạch, nứt vỡ và xô vào các tiểu cầu trong máu. Từ đó các cục máu đông được hình thành, gây ra bít tắc lòng mạch máu. Từ đoạn tắc, máu không thể được vận chuyển ra các phần phía sau để nuôi tim. Hậu quả xảy ra là tim bị hoại tử và vùng cơ tim tại đó bị chết. Đây là lý do dẫn đến nhồi máu cơ tim

Từ khoảng 30 tuổi, quá trình hình thành và phát triển mảng xơ vữa bắt đầu diễn ra trong cơ thể người. Quá trình này có thể kéo dài từ vài năm tới vài chục năm. Tùy thuộc và thể trạng sức khỏe, thói quen ăn uống và sinh hoạt của mỗi người.

nhoi-mau-co-tim

Tham khảo thêm: Tại sao phải giải độc gan? Những vị thuốc giải độc gan hiệu quả

Những đối tượng có nguy cơ bị mắc bệnh nhồi máu cơ tim cao:

Đây là những người có mắc bệnh lý hay có thói quen xấu đóng góp vào quá trình đẩy nhanh sự tổn thương mạch máu theo thời gian. Các rối loạn này sẽ khiến các phân tử cholesterol lắng đọng và bám vào mạch máu dễ hơn. 

Cụ thể đây là các đối tượng dễ bị nhồi máu cơ tim

  • Huyết áp cao
  • Người đã từng bị tai biến mạch máu não
  • Bệnh nhân bị tiểu đường
  • Người có tiền căn nhồi máu cơ tim, hoặc gia đình có người cũng từng mắc bệnh động mạch vành sớm (yếu tố di chuyền)
  • Bệnh nhân suy thận mãn tính hay tiền căn bệnh tự miễn.
  • Mắc chứng đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật ở thời kỳ mang bầu.
  • Rối loạn mỡ máu: lượng cholesterol, triglycerid trong máu cao.
  • Người đã ngoài 40 tuổi, hệ mạch bắt đầu thoái hóa.
  • Béo phì, thừa cân
  • Người có thói quen hút thuốc lá
  • Ít, lười vận động.

Triệu chứng nhồi máu cơ tim

Các dấu hiệu nhồi máu cơ tim thường xuất hiện là:

  • Cảm giác hồi hộp, tim đậm mạnh (đánh trống ngực)
  • Ngực đau thắt. Mức độ đau tùy thuộc vào độ tắc thành mạch. Trường hợp nhẹ, người bệnh có cảm nhận như bị đè nặng lên ngực trái, cảm giác nóng rát. Cấp độ mạnh hơn là cơn đau dữ dỗi giống như bị dao đâm, tim như bị siết chặt lại. Cơn đau ngoài xuất hiện ở vùng ngực còn có kể kéo lên vùng cổ, hàm dưới. Vai trái, lưng, cánh tay trái hay bụng cũng đều là những vùng cơn đau có thể lan tới. Thời gian đau thường kéo dài hơn 20 phút.
  • Triệu chứng khó thở, thở gấp.
  • Mồ hồi chảy nhiều.
  • Cảm giác như người thiếu máu: chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn.
  • Huyết áp tăng cao hoặc huyết áp thấp.
  • Chân tay lạnh giá, nhiều mồ hôi.
  • Tâm trạng bất ổn, dễ căng thẳng, lo lắng, sợ hãi hay bị kích động.
  • Ngất
  • Đột tử
  • Trong một số ít trường hợp, người bệnh không hề trải qua các dấu hiệu như trên mà chỉ cảm thấy khó chịu nhẹ ở vùng thượng vị (khu vực gần tim) và cơ thể cảm nhận có chút thiếu hụt năng lượng.

Xét nghiệm nhồi máu cơ tim

Khi người bệnh đi thăm khám do xuất hiện các biểu hiện trên cùng với 1 số vấn đề về sức khỏe có liên quan khác, họ sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu sau để chuẩn đoán bệnh nhồi máu cơ tim một cách chính xác.

Các xét nghiệm người bệnh cần thực hiện nằm trong danh sách sau đây:

  • Đo lường điện tâm đồ thường quy.
  • Đo điện tâm đồ gắng sức.
  • Thực hiện siêu âm tim 4D.
  • Thực hiện siêu âm tim gắng sức.
  • Xét nghiệm máu để tìm ra những dấu hiệu cho thấy tim bị hoại tử thông qua men Troponin T.
  • Chụp CT động mạch vành.
  • Chụp động mạch vành bằng DSA.

trieu-chung-nhoi-mau-co-tim

Tham khảo thêm: Tình trạng thoái hóa cột sống ở dân văn phòng tăng cao

Phác đồ điều trị nhồi máu cơ tim

Điều trị nhồi máu cơ tim sẽ hiệu quả hơn khi phát hiện bệnh càng sớm càng tốt. Nếu người bệnh có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh động mạch vành sớm hay có mang các nguy cơ về bệnh tim mạch hay bắt gặp các triệu chứng nêu trên đi khám và sàng lọc các bệnh về tim mạch lập tức.

Chữa bệnh nhồi máu cơ tim 

Bao gồm các biện pháp điều trị hỗ trợ và điều trị chính

Điều trị hỗ trợ

  • Người bệnh có dấu hiệu giảm oxy máu cần được hỗ trợ thở oxy.
  • Cung cấp các thuốc giảm đau thắt ngực.
  • Chỉ định sử dụng các thuốc kiểm soát nhịp tim, hỗ trợ hoạt động co bóp của tim, trợ tim

Điều trị chính

  • Can thiệp mạch vành (PCI)

Các bác sĩ chuyên khoa tim mạch sẽ là người đảm nhận thực hiện thủ thuật y khoa này. Trong quá trình tiến hành thủ thuật, người bệnh vẫn giữ được sự tỉnh táo và hoàn toàn có thể quan sát toàn bộ quá trình diễn ra thủ thuật trên màn hình video. Trước hết, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê vào vị trí đùi hay cổ tay bệnh nhân. Sau đó luồn hệ thống ống dẫn tại đùi/ cổ tay theo mạch máu đi về phía tim. Dựa trên nhình ảnh thu được tại màn hình phẫu thuật, các bác sĩ sẽ tìm ra vị trí động mạch bị tắc. Họ sẽ thực hiện đặt ống thông (stent) tại vị trí tắc này. Khi strent bung ra, lòng mạch được khơi thông  và máu sẽ di chuyển như bình thường.

  • Mổ bắc cầu mạch vành (CABG).

Đây là trường hợp sẽ tiến hành phẫu thuật tim. Bệnh nhân sẽ được gây mê trước khi tiến hành ca phẫu thuật. Các bác sĩ tiến hánh lấy những đoạn mạch máu tốt tại nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể để làm cầu nối giữa vị trí trước và sau nút tắc. Máu sẽ được điều hướng di chuyển theo một con đường khác về nuôi tim. Thực tế, nếu tính tổng chiều dài của mạch máu trong cơ thể thì con số đo được có thể lên tới gần 100.000 km. Trong khi phần mạch máu bị lấy đi trong phẫu thuật chỉ là một phần rất nhỏ. Do vậy nó hoàn toàn không có tác động xấu đến sức khỏe con người.

Những thực phẩm tốt cho tim mạch

1. Dưa hấu

Dưa hấu là trái cây cực kỳ phổ biến, xuất hiện chính vào mùa hè. Tuy nhiên với sự phát triển của nền nông nghiệp hiện nay, bạn có thể sử dụng dưa hấu quanh năm. Trái dưa hấu giàu chất xơ cùng với chất oxy hóa, chứa nhiều lycopen làm nguy cơ bị các bệnh liên quan tới tim giảm xuống.

2. Sữa chua

Đây không chỉ là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa nhờ các vitamin, chất xơ, probiotic mà còn ngăn ngừa bệnh viêm nha chu. Vì thế nó gián tiếp bảo vệ tim. Sữa chua có thể sử dụng mỗi ngày, rất phù hợp cho một thực đơn ăn uống lành mạnh, hỗ trợ giảm cân.

3. Cà chua

Ngoài cung cấp chất lycopen như ở dưa hấu, cà chua còn chứa nhiều vitamin C – đóng vai trò như chất oxy hóa. Cà chua có tác dụng phòng ngừa tình trạng viêm trong cơ thể, kiểm soát huyết áp và hạ nguy cơ đột quỵ.

4. Trái bơ

Quả bơ là trái cây chứa nhiều chất béo không bão hòa – dạng chất béo cần thiết, an toàn cho cơ thể cũng như kali, vitamin, chất xơ,… Các chất oxy hóa trong cơ thể sẽ bị hấp thụ khi kết hợp sử dụng bơ cùng các loại rau: chân vịt, cà rốt.

chua-nhoi-mau-co-tim

Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách nấu bạch quả bổ dưỡng bồi bổ sức khỏe

5. Dâu tây

Dâu tây tươi hay dâu tây sấy dẻo đều có mang giá trị dinh dưỡng tương đối cao, trong khi lượng calo và chất béo thấp. Dâu hỗ trợ hạ mức đường huyết, chuyển hóa chất béo thành năng lượng và tăng cường sự phát triển của xương.

6. Cải xoăn

Cải xoăn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, C, K  cùng các khoáng chất trong khi lượng calo tương đối thấp. Rau có công dụng để máu đông bình thường, ngăn cản tình trạng vôi hóa diễn ra tại động mạch. Thậm trí còn bảo vệ xương không bị thoái hóa.

7. Các loại đậu

Nhìn chung các loại đậu cung cấp lượng lớn chất xơ hòa tan, protein thực vật, axit béo omega – 3 và các khoáng chất. Có thể kể tới như: đậu trắng, đậu Hà Lan, đậu đen, đậu nành,… Tất cả đều tốt cho tim mạch.

8. Cá hồi

Đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng cực kỳ tốt cho tim mạch mà mọi người nên sử dụng. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, nếu ăn cá hồi mỗi tuần có thể giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành lên tới 30 %. Thực phẩm này giúp quá trình vận chuyển máu cũng như hoạt động co bóp của tim diễn ra ổn định, bình thường.

9. Yến mạch

Thuộc dạng ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch có vai trò duy trì cân nặng, hỗ trợ quá trình giảm cân. Khi ăn yến mạch, cơ thể hấp thu nhiều dưỡng chất tốt lại no lâu, không thèm ăn vặt (các thức ăn chứa nhiều đường, muối và giàu mỡ).

10. Hạnh nhân

Hạnh nhân cung cấp một dưỡng chất cực kỳ có lợi cho sức khỏe tim đó là vitamin E. Tác dụng của vitamin E là ngăn ngừa nhiễm trùng, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên có một điểm yếu là lượng calo của hạnh nhân tương đối cao, chỉ nên sử dụng một vài hạt mỗi ngày.

Liên hệ cho Nông sản Dũng Hà để mua thực phẩm sạch, chất lượng tốt nhé!

Hoặc bạn có thể qua trực tiếp tại các cơ sở Nông Sản Dũng Hà:

  • Chi nhánh 1: 11 Kim Đồng – Phường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
  • Chi nhánh 2: A10 – Ngõ 100 Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
  • Chi nhánh 3: Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Hellobacsi