05/09/2024 03:52:35 pm

Dấu hiệu suy thận và những hậu quả khó lường cho sức khỏe và tính mạng

Bệnh suy thận được coi như một bệnh hiểm nghèo khi người bệnh phải phụ thuộc nhiều vào sự trợ giúp của y tế để duy trì sự sống. Phát hiện được các dấu hiệu suy thận từ sớm sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình chữa bệnh và kéo dài tuổi thọ. Cũng như hạn chế được nhiều biến chứng mà bệnh suy thận gây ra.

Suy thận là gì?

Suy thận là tình trạng bệnh lý bị gây ra do thận bị tổn thương, suy giảm chức năng. Khi đó thận gần như mất vai trò, không còn khả năng lọc các chất thải từ máu.

Bệnh có hai dạng là suy thận cấp tính và suy thận mãn tính.

  • Trong suy thận cấp tính lại chia ra làm 2 trường hợp. Suy thận cấp tính trước thận do lưu lượng máu đến thận không có đủ, ảnh hưởng đến chức năng thải độc của cơ quan này. Thứ hai là suy thận cấp tính tại thận do những tổn thương ở đây vì quá tải độc tố, tắc nghẹn mạch máu thận, chảy máu trong, viêm cầu thận,…
  • Với suy thận mãn tính cũng bao gồm: Suy thận mãn tính trước thận (thiếu máu trong thời gian dài khiến thận bị co lại) và suy thận mãn tính tại thận (thận bị tổn thương lâu ngày không được điều trị kịp thời. Ngoài ra còn có trường hợp suy thận mãn tính sau thận khi đường tiết niệu bị tắc, gây áp lực lại cho thận.

Dấu hiệu suy thận bạn cần để ý

Bệnh suy thận được chia làm 5 giai đoạn. Càng ở những giai đoạn sau những dấu hiệu suy thận càng biểu hiện rõ ràng. Chứng tỏ thận bị hư hại ngày càng nghiêm trọng. Do đó nhận biết được dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu đóng vai trò cực kỳ quan trọng với tiến trình chữa bệnh.

Dấu hiệu suy thận cấp độ 1

Ở giai đoạn này, triệu chứng suy thận nhẹ thường không dễ phát hiện. Nhưng nếu để ý kỹ sẽ nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường như sau:

  • Cảm giác mệt mỏi thường xuyết hiện, đi cùng cảm giác đau đầu, choáng váng.
  • Cơ thể thiếu máu, da nhợt nhạt, yếu ớt.
  • Ăn uống không ngon miệng, cảm thấy chán ăn, không thèm ăn.
  • Thi thoảng cảm thấy đau tức ở hai bên mạn sườn.
  • Màu nước tiểu đậm bất thường, đôi khi đi tiểu có lẫn máu.
  • Huyết áp tăng cao.
  • Đôi lúc cảm thấy buồn nôn hay nôn ói.
  • Mất ngủ, giấc ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc.

dau-hieu-suy-than

Tham khảo thêm: Bệnh gan nhiễm mỡ là gì? Làm gì khi gan nhiễm mỡ

Khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ có các biểu hiện suy thận như sau:

  • Lượng nước tiểu ít hơn bình thường, hay tiểu dắt.
  • Mắt cá chân và bàn chân bị sưng phù
  • Khó thở không rõ nguyên nhân đi cùng cảm giác đau tức ngực.
  • Luôn cảm thấy buồn ngủ, uể oải.
  • Cân nặng giảm sút nhanh chóng.
  • Cảm thấy ngứa ngáy.
  • Co giật và co rút cơ (đặc biệt ở chân)
  • Hôn mê.

Phía trên là những biểu hiện chung nhất khi bị suy thận. Cũng có sự khác biệt đôi chút trong dấu hiệu của suy thận theo giới tính.

Dấu hiệu suy thận ở phụ nữ:

  • Ham muốn tình dục giảm.
  • Cơ thể chịu lạnh kém, dễ cảm thấy lạnh.
  • Ù tai
  • Tóc rụng nhiều vì thận yếu ảnh hưởng tới hoạt động của hormone nữ tuyến thượng thận.
  • Da trở nên xuống sắc: sạm màu, mắt sưng, có quầng thâm vì chất độc tích tụ trong cơ thể.
  • Tăng cân đột ngột do cơ thể bị phù nề, tích nước, nhìn rất khác so với tăng cân thông thường (mặt sưng).
  • Xuất hiện các dấu hiệu như thời kỳ tiền mãn kinh: trong người khó chịu, dễ cáu gắt.

Dấu hiệu suy thận ở nam

  • Hay rùng mình, chân tay lạnh buốt, cảm giác kéo lạnh kéo lên cả đầu gối và khuỷu tay.
  • Hay gặp ác mộng, khó ngủ.
  • Tiểu đêm thất thường, đi tiểu nhiều lần
  • Đau nhức lưng, xương cốt
  • Táo bón

Nguyên nhân suy thận

Ở phần giới thiệu về bệnh suy thận phía trên có đề cập qua về lý do bị suy thận ở mỗi trường hợp mắc bệnh. Dưới đây sẽ là tổng hợp hợp chung 

Lưu lượng máu tới thận suy giảm

Thận là bộ phận nằm ở phía dưới của hệ tuần hoàn lớn, cơ quan thường sẽ nhận được lượng máu ít hơn khi cơ thể bị thiếu máu hay lượng máu lưu thông trong mạch giảm. Bệnh tim, suy giảm chức năng ở gan, sẹo gan hay bị phỏng nặng, dị ứng, nhiễm trùng cấp độ cao,… sẽ gián tiếp gây ra thiếu máu ở thận. Lượng máu lưu thông cũng bị hạn chế bởi những loại thuốc như thuốc cao huyết áp, thuốc chống viêm.

Quá trình đào thải nước tiểu có vấn đề

Nếu quá  trình đào thải nước tiêu không được diễn ra trơn tru, đều đặn sẽ tạo điều kiện cho chất độc tích lũy trong cơ thể. Thận là một bộ phận có chức năng giải độc. Khi đường tiểu có vấn đề sẽ gây áp lực quá tải cho thận. Ví dụ về các bệnh ảnh hưởng xấu tới tuyến bài tiết nước tiểu là: ung thư đại tràng, bàng quang, với nữ giới có bệnh cổ tử cung còn ở nam giới có bệnh tiền liệt tuyến,…

Hay một số vấn đề làm tắc đường nước tiểu thường gặp là: sỏi thận, có cục máu đông trong đường tiết niệu, dây thần kinh kiểm soát bàng quang bị tổn thương, phì đại tuyến tiền liệt,….

nguyen-nhan-suy-than

Tham khảo thêm: Điểm danh 10 vị thuốc Nam chữa gan nhiễm mỡ hiệu quả tại nhà

Những nguyên nhân bị suy thận khác

Bên cạnh 2 lý do chính trên còn rất nhiều tác nhân khác có thể gây tổn hại cho thận. Có thể kể đến các nguyên nhân sau:

  • Xuất hiện các cục máu đông ở trong và xung quanh thận.
  • Nhiễm trùng nặng
  • Nhiễm độc kim loại nặng
  • Mạch máu bị viêm nhiễm
  • Mắc bệnh lupus ban đỏ
  • Viêm cầu thận
  • Tủy xương bị đau
  • Xuất huyết nhiều làm giảm tiểu cầu huyết khối
  • Sử dụng một số loại thuốc mạnh điều trị ung thư, bệnh tự miễn và thuốc kháng sinh
  • Mắc bệnh tiểu đường nhưng không kiểm soát được bệnh
  • Do tuổi tác cao nên thận bị lão hóa.

Bệnh suy thận có nguy hiểm không?

Suy thận gây ra những tác hại to lớn tới sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Nếu như suy thận cấp có thể chữa và điều trị khỏi trong vài ngày thì bệnh nhân suy thận mãn tính phải phụ thuộc vào sự hỗ trợ của các thiết bị y tế và lọc máu suốt quãng đời còn lại. 

Bên cạnh đó, dù lọc máu có thể làm giảm được khối lượng việc đáng kể cho thận thì nó cũng không thể thay thế hoàn toàn cho chức năng của thận đã bị mất đi. Người bệnh đối mặt với nguy cơ cao gặp nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng.

Các biến chứng bệnh suy thận thường gặp là: 

Thiếu máu

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị thiếu máu nhưng tỉ lệ người mắc bệnh suy thận bị thiếu máu còn cao hơn. Các dấu hiệu của thiếu máu chỉ thoáng qua ở giai đoạn đầu của bệnh. Nhưng tới giai đoạn thứ 3 – thứ 5 – những giai đoạn cuối cùng của bệnh thì sẽ trở nên trầm trọng hơn. Bởi vì thận là một bộ phận tham gia vào quá trình tạo tế bào hồng cầu trong máu. Khi thận suy yếu, cơ thể bị thiếu hụt hồng cầu dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Nguy cơ các bệnh về xương khớp và nồng độ phốt phát trong máu cao

Canxi, vitamin D và phốt pho là các dưỡng chất cần thiết cho bộ xương chắc khỏe. Thận đóng vai trò cân bằng hàm lượng các chất này trong cơ thể ở tỉ lệ ổn định, nuôi dưỡng xương phát triển. Với bệnh nhân suy thận, sự cân bằng này sẽ bị phá vỡ, hàm lượng phốt pho cao không được lọc qua thận, tích tụ lại trong máu dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm.

bien-chung-suy-than

Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách làm canh gà hầm thuốc bắc bổ dưỡng

Mắc các bệnh về tim mạch

Có thể bạn chưa biết hệ tuần hoàn có mối quan hệ mật thiết với thận. Do vậy bệnh tim là nguyên nhân chiếm tỉ lệ lớn nhất ở các trường hợp bệnh nhân tử vong dù đã được lọc máu.

Mối quan hệ này có tác động hai chiều: khi tim hoạt động không hiệu quả hay hệ mạch có vấn đề sẽ làm hoạt động vận chuyển máu bị trì trệ. Áp lực tĩnh mạch tác động trực tiếp tới thận, tắc nghẽn máu tại cơ quan này. Bởi thế nên thận bị cung cấp thiếu oxy cùng chất dinh dưỡng mà thoái hóa dần.

Một mặt khác, thận yếu làm rối loạn điều tiết hormone đóng vai trò duy trì huyết áp để kích thích nhiều máu chảy tới thận hơn. Lúc này tim phải hoạt động nhiều hơn gây ra bệnh tim. 

Vì thế khi tim hoạt động bất thường thì đó có thể là một dấu hiệu suy thận.

Máu có hàm lượng kali cao

Vai trò của kali là kiểm soát nhịp tim và hơi thở. Chất này được dung nạp vào cơ thể chủ yếu qua thực phẩm mà con người tiêu thụ nên rất dễ bị dư thừa. Thận có nhiệm vụ đào thải lượng kali dư thừa này, chỉ giữ lại một lượng ổn định trong máu.

Với bệnh nhân suy thận, quá trình này diễn ra không hiệu quả. Kali trong máu cao gây ảnh hưởng xấu cho hệ thần kinh: đầu óc không minh mẫn, khả năng tập trung kém,… Đặc biệt quá nhiều kali ảnh hưởng rất tiêu cực tới tim. Dấu hiệu suy thận được phát hiện qua làm suy yếu cơ tim, nhịp tim giảm nhanh, mạch đập không ổn định, làm hạ huyết áp, nguy hiểm hơn là làm ngừng tim. 

Cơ thể sưng phù vì tích trữ nước

Khi thận hoạt động khỏe mạnh, cơ thể có thể được đào thải các chất dư thừa trong máu, không tích tụ chất độc gây hại cho tim, phổi,… Thể hiện của tình trạng tích tụ nhiều chất gây hại là tim đập dồn dập hơn, bàn chân sưng tấy, không thoát nước ra ngoài. Lúc bị tích nước trong cơ thể, người bệnh nên hạn chế uống nước cũng như tiêu thụ thêm muối vào cơ thể.

Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần

Suy thận cũng mang đến nhiều nỗi lo, ảnh hưởng nhiều tới tinh thần người bệnh. Các vấn đề gây nên gánh nặng tâm lý, căng thẳng thần kinh cho người bệnh như:

  • Áp lực về kinh tế vì phải chạy thận định kỳ mới có thể giữ được tính mạng nhưng chi phí tương lớn. Thông thường, chỉ các bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện lớn ở thành phố mới đủ khả năng để lọc máu cho các bệnh nhân. Vì thế người nhà cùng bệnh nhân ở các vùng lân cận ngoài chi phí lọc máu còn mất phí di chuyển, thuê trọ cùng nhiều chi phí phát sinh khác.
  • Người bệnh phải tuân thủ quá trình lọc máu nghiêm ngặt.
  • Luôn cần sự hỗ trợ của người thân khiến bệnh nhân suy thận cảm thấy mình là một gánh nặng cho gia đình.
  • Cơ thể mệt mỏi, đau đớn cũng làm tinh thần trở nên vô cùng khó chịu.

Thức phẩm tốt cho thận

Với những tác hại như trên, bệnh suy thận cực kỳ nguy hiểm. Chúng ta không chỉ nên nắm bắt được dấu hiệu suy thận để điều trị bệnh từ sớm. Mà hơn hết cần phải bảo vệ thận thật khỏe mạnh, không để cơ quan này bị tổn thương.

Dưới đây là những thực phẩm tốt cho thận yếu:

Hãy liên hệ cho Nông sản Dũng Hà để mua thực phẩm sạch, chất lượng tốt nhé!

Hoặc bạn có thể qua trực tiếp tại các cơ sở Nông Sản Dũng Hà:

  • Chi nhánh 1: 11 Kim Đồng – Phường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
  • Chi nhánh 2: A10 – Ngõ 100 Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
  • Chi nhánh 3: Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh -Tamanh Hospital