05/19/2024 07:11:56 am

Những điều cần biết về bệnh viêm đại tràng

Bệnh viêm đại tràng là một trong những bệnh thường gặp. Nó xảy ra do việc ăn uống thiếu khoa học. Bạn đầu bệnh chỉ có những biểu hiện nhẹ, dễ bị phớt lờ nhưng về lâu dài tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Hãy cùng Nông sản Dũng Hà tìm hiểu thêm về loại bệnh này qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh đại tràng là gì?

Đại tràng còn được gọi là ruột già. Đây là một bộ phận quan trọng trong hệ tiêu hóa. Nó nằm ngay phía trên hậu môn. Đại tràng có 3 bộ phận cấu thành bao gồm: manh tràng, trực tràng và kết tràng với độ dài từ 1,5  – 1,9 m. 

Bộ phận tiêu hóa này đảm nhiệm vai trò quan trọng trong hấp thụ các chất lỏng, chất dinh dưỡng và điện giải. Đại tràng cũng là nơi phân hủy chất bã dư thừa và đẩy xuống hậu môn.

Vì thức ăn chưa tiêu hóa được lên men tại đại tràng nên đây là nơi chứa một lượng lớn vi khuẩn bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Do vậy nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ viêm đại trạng hay đau đại tràng ở lớp lót phía bên trong làm rối loạn hệ tiêu hóa.

viem-dai-trang

Tham khảo thêm: Tầm quan trọng của giải độc gan

Nhận biết những vị trí bệnh đại tràng

Đau bụng âm ỉ tại vùng bụng dưới rốn là những biểu hiện của bệnh đại tràng. Bệnh xuất hiện ở vùng bụng thấp, từ dưới giữa rốn kéo sang bên trái và hai hố chậu. Thực tế, cơn đau đại tràng cũng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau.

Bệnh đại tràng sẽ gây đau ở các vị trí sau:

  • Đau vùng hạ vi
  • Đau vùng hố chậu phải
  • Đau vùng hố chậu trái
  • Đau vùng rốn
  • Đau vùng hạ sườn trái

Triệu chứng bệnh đại tràng

Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh đại tràng mà mỗi người sẽ có những triệu chứng bệnh khác nhau, đưới đây là tổng hợp các triệu chứng nhận biết bệnh viêm đại tràng:

  • Đại tiện không ổn định: số lần đại tiện trong ngày từ 5 lần trở lên, phân không đều, có khi bị táo bón nhưng có khi lại tiêu chảy,… Cảm giác dễ chịu sau khi đi ngoài và đi rồi vẫn muốn đi tiếp.
  • Đau bụng: cơ đau bụng kéo đến bất ngờ, có khi chỉ đau nhẹ, âm ỉ nhưng có lúc quặn lại. Kết quả tiêu hóa kém, bụng cứng, đầy hơi, khó chịu.
  • Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, cân nặng giảm vì cơ thể tiêu hóa không hiệu quả
  • Nhạy cảm với những đồ ăn lạ, đồ tươi sống.

viem-dai-trang-cap-tinh

Tham khảo thêm: 5 dấu hiệu nhận biết thiếu máu não ở người trẻ

Nguyên nhân bị đại tràng

Bệnh viêm đại tràng bao gồm bệnh cấp tính và mãn tính. Ở mỗi loại sẽ có nguyên nhân gây bệnh riêng.

Nguyên nhân bị viêm đại tràng cấp tính – bệnh khỏi phát bất ngờ trong thời gian ngắn:

  • Ngộ độc thức ăn
  • Phản ứng với đồ ăn lạ
  • Sử dụng thực phẩm không an toàn vệ sinh
  • Táo bón, khó tiêu kéo dài
  • Căng thẳng, stress
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh

Viêm đại tràng mãn tính sảy vì các lý do sau:

  • Do viêm đại tràng cấp tính lâu ngày không chữa trị, khiến đường ruột bị nhiễm trùng, ký sinh trùng, nấm.
  • Không chuẩn đoán được nguyên nhân

Tác hại

Bệnh viêm đại tràng thường bị phát hiện muộn. Do trong giai đoạn đầu bị viêm, người bệnh có các triệu chứng không quá nguy hiểm và bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên khả năng tái phát bệnh cao và có nguy cơ chuyển biến thành ung thư đại tràng.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm đại tràng như:

  • Đại tràng bị xuất huyết ồ ạt
  • Thủng đại tràng
  • Giãn đại tràng cấp tính
  • Ung thư đại tràng

ung-thu-dai-trang

Tham khảo thêm: Chữa ho lâu ngày không khỏi  

Cách chữa đau đại tràng

Nguyên tắc điều trị bệnh đại tràng

  • Điều trị càng sớm càng tốt
  • Xác định đúng tác nhân gây bệnh
  • Giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh
  • Làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Theo y học hiện đại ngày nay, có sự kết hợp của 2 phương pháp trong điều trị bệnh viêm đại tràng:

  • Điều trị nội khoa: sử dụng thuốc để chống nhiễm trùng, giảm cơn đau và co thắt đại tràng. Thuốc điều trị tiêu chảy. Người bệnh cũng kèm các thực phẩm bổ sung nước và chất điện giải để bù vào lượng nước đã mất
  • Điều trị ngoại khoa: phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng bị viêm nhiễm nặng. Đây là phương pháp được ưu tiên phía sau vì nó gây ảnh hưởng nhiều tới tâm lý và sức khỏe người bị bệnh.

Yếu tố giữ vai trò quan trọng trong điều trị bệnh đại tràng chính là cải chiến chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Bởi trước hết bệnh xuất phát từ chính chế độ ăn của người bệnh. Mỗi người cần cần tự ý thức được việc tiêu đủ một lượng thức ăn vừa phải, đảm bảo an toàn vệ sinh cho một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Các chất kích thích, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ cũng là mối nguy cho đại tràng nói riêng và toàn cơ thể nói chung.

Đau đại tràng không nên ăn gì?

Trước hết, khi có những biểu hiện của bệnh viêm đại tràng, người bệnh cần tìm đến bác sĩ để thăm khám. Qua đó sẽ tìm phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất, cũng như không để bệnh tiến triển thêm. Cùng với đó, dưới đây là danh sách những đồ ăn mà người bị viêm đại tràng nên kiêng:

  • Các sản phẩm chứa lactose: đường sữa, phô mai, kem béo,… Bởi một số bệnh nhân viêm đại tràng không dung nạp được lactose. Sử dụng các sản phẩm từ sữa khiến các triệu chứng tiêu chảy, đau bụng trở nên trầm trọng hơn.
  • Các chất kích thích: rượu, bia, trà, cà phê, nước có gas… Tương tự với lactose, chất kích thích gây tiêu chảy, làm chướng bụng, đầy hơi. 
  • Rau có màu xanh đậm, chứa nhiều chất xơ: súp lơ, bắp cải, … Vì chất xơ vốn khó tiêu hóa. Khi đại tràng bị viêm, hoạt động của nó vốn đã kém hiệu quả. Cộng thêm việc phải phân hủy chất khó tiêu làm đại tràng co bóp mạnh hơn gây ra những cơn đau bụng dữ dội.
  • Thức căn chứa nhiều dầu mỡ bao gồm thức ăn nhanh, đồ chiên rán, mỡ động vật để giảm bớt khối lượng chất mà đại tràng cần phân hủy.
  • Đồ ăn cay nóng gây viêm, loét đại tràng
  • Và cuối cùng chính là những thực phẩm tươi sống, chưa chế biến kĩ. Người bệnh cần hạn chế tối đa việc những vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể thông qua việc ăn uống.

viem-dai-trang-khong-an-gi

Đau đại tràng ăn gì?

Vậy những đồ ăn được khuyến khích sử dụng với người bị bệnh đại tràng là gì? Đó là những đồ ăn dễ phân giải, cung cấp năng lượng, tăng sức đề kháng và vitamin. Bao gồm:

  •  Đồ ăn dạng mềm, tinh bột nhẹ: ngũ cốc, khoai tây, khoai lang,… mà đại tràng dễ dàng hấp thụ được dưỡng chất, thời gian tiêu hóa nhanh hơn.
  • Thức ăn giàu protein: thịt nạc, cá, đậu,…
  • Các rau xanh, non: bí đao, rau ngót, rau muống,… để thanh nhiệt, cung cấp vitamin, nâng cao sức đề kháng và chống lại vi khuẩn.
  • Trái cây tươi: , chuối chín, táo,…  thúc đẩy làm lành phần ruột bị viêm, đẩy lùi triệu chứng bệnh
  • Men vi sinh probiotic có trong sữa chua, sữa chua uống ít đường. Chúng bổ sung lợi khuẩn thúc đẩy tiêu hóa phần thức ăn chưa được phân hủy.
  • Bên cạnh đó người bệnh cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Tóm lại, bệnh viêm đại tràng bắt nguồn từ việc nhiễm khuẩn đường ruột do thức ăn không phù hợp. Bệnh gây khó chịu và cản trở sinh hoạt bình thường nhưng thường phát hiện khi đã muộn. Hãy căn nhắc đồ ăn thức uống cho phù hợp để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.