05/20/2024 08:57:15 am

Bệnh viêm loét dạ dày: triệu chứng, nguyên nhân và những biến chứng thường gặp

Trong các bệnh về tiêu hóa, viêm loét dạ dày chiếm tỉ lệ rất cao. Bệnh thường xuất phát từ hai nguyên nhân chính là do nhiễm vi khuẩn HP và thói quen sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm lâu ngày. Các triệu chứng bệnh gây cơn đau và cảm giác khó chịu cho người bệnh khi các vết viêm sưng ngày càng lan rộng.

Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh tiêu hóa khá phổ biến do lớp niêm mạc dạ dày hoặc phần đầu ruột non (tá tràng) bị tổn thương. Đây chính là lớp màng lót trong cùng của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn, viêm sưng, làm các lớp bên dưới dạ dày, thành ruột bị lộ ra. Viêm loét dạ dày thường đi cùng viêm tá tràng. Đa phần vết loét nằm ở vị trí tá tràng (95%), 60% vét loét nằm ở dạ dày trong đó 25% trường hợp vị trí của vết loét là ở bờ cong nhỏ dạ dày.

Bệnh viêm loét dạ dày trong giai đoan đầu hoàn toàn có thể tự lành mà không cần điều trị do các vết loét còn nhỏ. Tuy nhiên, nhiều vết loét sẽ lớn dần, gây ra các triệu chứng khó chịu, người bệnh cần sử dụng thuốc và sự tư vấn của bác sĩ.

Triệu chứng viêm loét dạ dày

Triệu chứng loét dạ dày rất đa dạng, có một số triệu chứng đặc trưng để nhận biết bệnh. Các dấu hiệu viêm loét dạ dày thường gặp nhất là:

  • Đau bụng vùng thượng vị (xung quanh rốn)

Thượng vị là khu vực bụng nằm giữa hai bên xương sườn, thẳng mũi xương ức xuống. Đây là  nơi tập trung nhiều cơ quan tiêu hóa và các tuyến điều tiết hormone quan trọng trong cơ thể. Đau vùng thượng vị là dấu hiệu chung của các bệnh đau dạ dày. Cơn đau thường xuất hiện khi đói, lúc sau ăn khoảng 2 – 3 tiếng và thời điểm lúc nửa đêm về gần sáng. Người bệnh cảm thấy vùng bụng đau âm ỉ kéo dài, thi thoảng bị đau tức hay quặn lại từng cơn. Đau lan cả ra phía sau lưng.

  • Đầy hơi, khó tiêu cùng cảm giác buồn nôn

Triệu chứng viêm dạ dày tiếp theo là đầy bụng và buồn nôn khan. Hệ tiêu hóa bị hư hại nên làm việc kém hiệu quả. Dẫn đến thức ăn không được phân giải thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Khi đại tràng bị tổn thương cũng có triệu chứng tương tự. Người bệnh cảm thấy tức bụng và hay nôn ọe. 

  • Ợ hơi, ợ chua, vùng thượng vị nóng rát

Hầu hết các trường hợp bị viêm loét dạ dày đều gặp phải triệu chứng này. Ngay từ những ngày đầu bị bệnh, triệu chứng viêm dạ dày ợ chua, ợ hơi đã xuất hiện do hiện tượng trào ngược dạ dày. Miệng bệnh nhân có cảm giác chua do axit dạ dày trào ngược lên thực quản, đồng thời cảm nhận rõ sự nóng rát ở vùng thượng vị

 

viem-loet-da-day

Tham khảo thêm: Những dấu hiệu ung thư cổ tử cung đáng lưu ý

  • Ngủ không ngon giấc

Người mắc bệnh viêm loét dạ dày thường có giấc ngủ bị gián đoạn vì cảm giác khó chịu ở bụng. Bụng đầy hơi, nặng bụng hoặc ê ẩm đau vì đói lúc gần sáng khiến bệnh nhân mất ngủ, trằn trọc, khó chịu.

  • Rối loạn tiêu hóa

Tiêu chảy hay táo bón cũng là biểu hiện của viêm loét dạ dày. Hoạt động của dạ dày bị viêm loét không được tốt khiến hệ tiêu hóa nhạy cảm hơn với đồ ăn lạ. Không chỉ là đồ ăn gây dị ứng cho cơ thể, món ăn nấu chưa hợp vệ sinh thực phẩm mà cả những thức ăn lâu ngày không sử dụng cũng kích thích dạ dày phản ứng lại. Đồng thời các thức ăn đã được tiêu thụ lại không được tiêu hóa gây ra khó tiêu.

  • Sút cân

Với các biểu hiện nêu phía trên, người bệnh viêm loét dạ dày thường chán ăn vì không cảm thấy thèm ăn, ăn uống ngon việc. Đồng thời hiệu quả tiêu hóa kém làm cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng, người bệnh bị sút cân nhanh, làm cơ thể suy nhược, mệt mỏi.

Nguyên nhân viêm loét dạ dày

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau do chính thói quen của người bệnh hoặc do sự xâm nhập của vi khuẩn:

  • Vi khuẩn Helicobacter. pylori gây viêm niêm mạc dạ dày

Tên gọi ngắn gọn của chủng vi khuẩn trên là HP. Loại vi khuẩn này tồn tại và phát triển trong dạ dày người. Do dạ dày có tính axit, để trung hòa môi trường sống, vi khuẩn HP đã tiết ra một loại enzyme có tên là Urease để trung hòa nồng độ axit. Chúng chui vào niêm mạc dạ dày, tiết ra enzyme trên làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày, ức chế cơ thể sản sinh chất bảo vệ niêm mạc gây nên các vết loét ở cả dạ dày và tá tràng.

  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) trong thời gian dài

Tình trạng sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau trong thời gian dài sẽ gây tác hại trực tiếp lên dạ dày. Các loại thuốc này làm ức chế  quá trình tổng hợp prostaglandin – là chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, lớp niêm mạc không còn được bảo vệ kỹ lưỡng nên dễ xảy ra viêm loét.

nguyen-nhan-viem-loet-da-day

Tham khảo thêm: Vì sao ung thư cổ tử cung lại là nỗi lo lắng lớn của nữ giới

  • Các nhóm nguyên nhân khác

Ngoài hai nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày phía trên, còn có một số trường hợp ít gặp hơn như: 

Tăng tiết axit trong dạ dày. Lý do có thể đến từ yếu tố di truyền, thói quen sinh hoạt không lành mạnh: hút thuốc lá, căng thẳng hay do tính chất của thực phẩm mà người bệnh tiêu thụ.

Hội chứng dư thừa axit trong dạ dày Zollinger – Ellison. Tình trạng này thường hiếm gặp

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày cao hơn

Người có thói quen hút thuốc lá hay phải ngửi khói thuốc lá thường xuyên. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong thuốc lá chứa hơn 200 loại chất gây hại với sức khỏe con người, đặc biệt là nicotine. Chất này kích thích cơ thể tiết ta nhiều cortisol là nguyên nhân chính gây ra các vết loét dạ dày.

Những người hay sử dụng rượu bia và các đồ uống chứa cồn khác

Căng thẳng thần kinh, stress gây ra rất nhiều tác hại cho cơ thể, không chỉ về sức khỏe tinh thần mà còn gây suy yếu về mặt thể chất. Căng thẳng lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của dạ dày, ảnh hưởng tới quá trình tiết axit.

Thói quen ăn uống không lành mạnh như bỏ bữa sáng, ăn khuya, ăn không đúng giờ giấc, ăn vặt nhiều,… tác động rất xấu tới sức khỏe, bộ phận chịu tác động trước hết chính là dạ dày. 

Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày được chia làm hai giai đoạn

Giai đoạn 1: Viêm loét dạ dày cấp tính

Đặc điểm nhận dạng bệnh viêm loét dạ dày cấp tính là các triệu chứng bệnh xuất hiện đột ngột nhưng rất rõ ràng, diễn ra trong thời gian ngắn. Nếu trong giai đoạn này, người bệnh có chú tâm tới sức khỏe, phát hiện và điều trị bệnh đúng cách, bệnh viêm loét dạ dày có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nhiều người lại thường bỏ qua vấn đề sức khỏe khi các triệu chứng qua đi, không chủ động tham khảo ý kiến bác sĩ, tự ý sử dụng thuốc làm diễn biến bệnh thêm phức tạp.

Giai đoạn 2: Viêm loét dạ dày mãn tính

Khi các vết sưng loét ở dạ dày kéo dài nhiều ngày, bệnh sẽ chuyển sang mãn tính. Các tổn thương lan rộng, dạ dày bị suy giảm chức năng khiến bệnh khó điều trị. Khi ấy, sẽ xuất hiện các biến chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe, đe dọa tính mạng con người như:

  • Xuất huyết tiêu hóa: đây là biến chứng thường gặp nhất khi dạ dày viêm loét. Người bệnh bị mất máu bất ngờ, cảm giác chóng mặt, choáng váng, da nhợt nhạt đi cùng hiện tượng thổ huyết, đi ngoài có lẫn máu.
  • Thủng dạ dày: vết loét ăn sâu vào từng lớp của dạ dày, tạo lỗ thủng tại bộ phận này. Khi bị thủng dạ dày, người bệnh cảm thấy đau đột ngột, dữ dội.
  • Hẹp môn vị: đây là phần cuối của dạ dày, nơi chuyển tiếp với hành tá tràng. Các vết loét dạ dày được phục hồi hình thành nên các mô viêm xơ, cản trở dòng lưu chuyển của thức ăn trong ống tiêu hóa. Dấu hiệu hẹp môn vị là nôn ói, bụng óc ách, tiêu hóa cực kỳ lâu và cân nặng giảm nhanh.
  • Ung thư dạ dày: viêm loét dạ dày là một trong những yếu tố dẫn đến hình thành các khối u ác tính ở dạ dày.

trieu-chung-viem-loet-da-day

Tham khảo thêm: Tiêm phòng HPV và những điều cần biết về tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Chẩn đoán viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày nên được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Do vậy, ngay khi nhận thấy các triệu chứng bị bệnh dạ dày, người bệnh nên sắp xếp thời gian tới các cơ sở chữa bệnh uy tín để thăm khám kịp thời.

Trước hết các bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải, thời điểm diễn ra cùng tiền sử bệnh và các loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng. Tùy vào tình hình, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các các xét nghiệm như:

  • Nội soi dạ dày. Xét nghiêm này được thực hiện rộng rãi để bác sĩ có cái nhìn trực quan nhất về tình trạng dạ dày, đồng thời có thể can thiệp cầm máu.
  • Xét nghiệm kiểm tra nhiễm khuẩn HP: vi khuẩn HP tồn tại ở một số nơi trong cơ thể, các xét nghiệm để phát hiện ra chúng: xét nghiệm máu – tìm kháng thể kháng HP, xét nghiệm phân, xét nghiệm hơi thở.

Cách chữa viêm loét dạ dày

Điều trị viêm loét dạ dày

Bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori nếu nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn HP.

Đồng thời, người bệnh cũng được yêu cầu dừng việc sử dụng tất các thuốc NSAID để quá trình chữa bệnh đem lại hiệu quả cao.

Với các trường hợp viêm loét dạ dày phức tạp, đã và có khả năng gây ra biến chứng, các bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà

Để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, người bệnh cần tuân theo đúng các chỉ dẫn của bác sĩ: uống thuốc đúng loại, đúng liều, đúng thời gian; ăn kiêng theo chỉ định và nhớ thăm khám định kỳ,…

Dưới đây là những lưu ý trong việc xây dựng chế độ ăn mà người bệnh cần chú ý khi chữa bệnh viêm loét dạ dày tại nhà cũng là cách phòng bệnh cho những người khỏe mạnh:

Các thức ăn cần tránh:

  • Không sử dụng các đồ uống có gas, chứa nhiều caffein, không uống sữa khi đang bị viêm loét dạ dày. Thay vào đó người bệnh có thể sử dụng nước lọc hay các loại trà thảo dược thanh nhiệt rất tốt cho sức khỏe.
  • Không sử dụng các thức ăn cay nóng: ớt, gừng, hạt tiêu,… làm nóng bụng, khiến vết loét thêm trầm trọng
  • Không sử dụng rượu bia, hút thuốc lá.
  • Các thức ăn có tính axit. Bao gồm các trái cây có vị chua như cam, bưởi, chanh, me,.. đồ muối chua, giấm, thức ăn đóng hộp, lên men,… do làm tăng tính axit trong dạ dày.
  • Các thức ăn quá cứng, gây áp lực cho dạ dày: ổi, sụn cứng, gân, rau chứa quá nhiều chất xơ,…
  • Thịt đỏ: do nó là các protein khó tiêu hóa làm dạ dày phải tiết nhiều axit để tiêu hóa, bất lợi cho việc phục hồi vết viêm.

Thói quen ăn uống có lợi cho bệnh viêm loét dạ dày

  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày là cách tốt để giảm áp lực lên dạ dày, nâng cao hiệu quả tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.
  • Tiêu thụ nhiều rau củ quả tươi: nên ưu tiên các loại rau củ non và rau họ cải vì chúng chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa, hỗ trợ làm lành vết thương.
  • Sử dụng các loại đạm dễ tiêu: thịt nạc các loại: thịt lợn, ức gà, các,… với cách chế biến đơn giản là luộc, hầm, hấp thủy,… (hạn chế đồ ăn tái, sống hay đồ chiên rán).
  • Các loại tinh bột dễ tiêu: cơm, yến mạch, khoai luộc,…
  • Sử dụng dầu ăn thực vật thay cho mỡ động vật.

——————————

Hãy liên hệ cho Nông sản Dũng Hà để mua thực phẩm sạch, chất lượng tốt nhé!

Hoặc bạn có thể qua trực tiếp tại các cơ sở Nông Sản Dũng Hà:

  • Chi nhánh 1: 11 Kim Đồng – Phường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
  • Chi nhánh 2: A10 – Ngõ 100 Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
  • Chi nhánh 3: Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec