05/20/2024 01:29:13 am

Cách chữa đau dạ dày bằng các vị thuốc Nam quen thuộc mà hiệu quả

Dạ dày là chứng bệnh phổ biến mà nhiều người gặp phải. Bệnh đau dạ dày có nhiều triệu chứng kéo dài gây khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Nó không chỉ là cảm giác đau ê ẩm mà còn lại sự chán ăn, làm sức khỏe người bệnh yếu dần. Bài viết dưới đây chỉ ra một vài cách chữa đau dạ dày bằng thuốc Nam thường được nhiều người áp dụng.

Triệu chứng đau dạ dày

Đau dạ dày là một bệnh lý thuộc đường tiêu hóa khá phổ biến hiện nay. Dạ dày bị tổn thương chủ yếu do viêm loét. Bệnh đem đến cảm giác đau âm ỉ, vô cùng khó chịu. Lúc người bệnh quá no hay rất đói đều cảm nhận được vùng bụng bị đau. Đồng thời cơn đau cũng xuất hiện khi người bệnh làm việc quá sức, thần kinh căng thẳng. Tâm trạng thay đổi thất thường làm cho tình trạng đau ngày càng tăng dần.

5 dấu hiệu đau dạ dày thường gặp nhất là:

1. Đau vùng thượng vị

Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh đau dạ dày. Người bệnh sẽ cảm thấy bụng nóng rát rất khó chịu, cơn đau kéo dài ê ẩm, đau tức kéo dài,…

Những cơn đau bụng dữ dội không thường xuất phát từ vùng thượng vị. Vị trí đau dạ dày có thể xuất phát từ bụng lan lên ngực hoặc lan ra cả đằng sau lưng. Triệu chứng này thường xuất hiện trong khoảng hai tuần đầu của bệnh sau đó tái phát nhiều lần. Ở thời điểm giao mùa hay thay đổi thời tiết, cơn đau đều xuất hiện. Người bệnh tá tràng cũng có biểu hiện tương tự.

cach-chua-dau-da-day

Tham khảo thêm: Bệnh gan nhiễm mỡ là gì? Làm gì khi gan nhiễm mỡ

2. Cảm giác chán ăn

Người bị bệnh đau dạ dày thường có biểu hiện kém ăn thông qua việc lượng thức ăn tiêu thụ giảm rõ rệt, kén ăn, không thấy đồ ăn ngon miệng. Nguyên nhân là do hoạt động của dạ dày không hiệu quả, thức ăn bị tiêu hóa rất chậm. Sau khi ăn, người bệnh bị chướng bụng, đầy hơi, cảm giác bụng nặng nề, khó chịu. Đi kèm với đó là cảm giác đau, bỏng rát tại vùng thượng vị. Cơn đau lan lên xương ức, gây cảm giác buồn nôn.

3. Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng

Hầu như mọi người sẽ nhận biết bệnh đau dạ dày của mình thông qua các biểu hiện ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày. Lý do xảy ra hiện tượng này là hoạt động của dạ dày bị rối loạn, thức ăn còn tồn tại trong ống tiêu hóa nhiều chưa kịp được xử lý sẽ lên men, tạo khí. Người bệnh sẽ cảm nhận được vị đắng hoặc chua khắp miệng. Khi thức ăn, hơi đẩy lên tận trên họng mà chỉ lên nửa chứng, sẽ gây ra cảm giác đau ở xương ức hoặc sau vùng ức mũi.

4. Cảm giác buồn nôn, nôn

Đây là dấu hiệu chung của nhiều bệnh lý liên quan đến dạ dày như: viêm dạ dày cấp,  dạ dày viêm loét, xuất huyết dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày. Người bệnh nôn quá nhiều có thể kéo theo hậu quả là rách niêm mạc thực quản, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Khi nôn, cơ thể sẽ bị mất nhiều nước cũng như các chất điện giải trong dịch dạ dày. Nghiêm trọng hơn là dẫn đến tình trạng tụt huyết áp, trụy tim mạch. Người bệnh cũng vì thế mà sút cân nhanh chóng, thiếu máu,…

5. Chảy máu tiêu hóa

Chảy máu tiêu hóa là hiện tượng các mạch máu trong mao mạch ống tiêu hóa bị vỡ, máu đi vào trong lòng ống tiêu hóa. Biểu hiện đau dạ dày này rất nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến sự sống của người bệnh.

Những biểu hiện cho thấy người bệnh đang bị chảy máu tiêu hóa: nôn ra máu tươi hoặc máu đen, máu có lẫn trong phân. Đi cùng đón người bệnh sẽ bị choáng váng, hoa mắt, huyết áp hạ đột ngột do tình trạng mất máu cấp.

Chảy máu dạ dày chỉ xuất hiện khi cơ quan này đã bị tổn thương nghiêm trọng, có thể đã bị viêm loét dạ dày nặng, chuyển sang ung thư,… Do đó, cần hết sức quan tâm sức khỏe của người bệnh khi rơi vào tình trạng này.

Cách chữa đau dạ dày bằng thuốc nam

1. Chè dây

Theo y học cổ truyền, chè dây là vị thuốc có tính mát, vị ngọt. Lá cây dùng làm cách chữa đau dạ dày, khắc phục được các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, viêm loét hành tá tràng, dạ dày,…  Chúng có tác dụng cầm máu hiệu quả, bao gồm cả hiện tượng chảy máu trong. Gốc và rễ cây chè dây điều trị các bệnh về gan, chữa cảm, ho lâu ngày, xoa dịu tình trạng mẩn ngứa, mụn nhọt,… Ngoài ra dược liệu này còn có một số vai trò khác trong điều trị các bệnh về máu.

Sở dĩ, cây thuốc chè dây được dùng trong nhiều bệnh trên do y học hiện đại đã khám phá và kiểm chứng các công dụng của loại thuốc này. Cụ thể, các chất trong chè dây có tác dụng chống viêm loét dạ dày, làm giảm các cơn đau, chống oxy hóa cùng với tính kháng khuẩn cao,…

Các bài thuốc chè dây chữa đau dạ dày được rất nhiều người tin tưởng do đem lại hiệu quả chữa bệnh rõ rệt.

Cách chữa đau dạ dày bằng chè dây:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 30 – 50 gram chè dây
  • Sắc hoặc hãm thuốc uống nhiều lần. Sử dụng bài thuốc liên tục trong vòng 15 tới 30 ngày

che-day-chua-dau-da-day

Tham khảo thêm: 5+ cách trị sỏi thận bằng thuốc nam đơn giản, mang hiệu quả cao

2. Nghệ vàng

Nghệ vàng có vi đắng, mùi hương hơi hắc. Loại thuốc nam này đã quá quen thuộc với người dân Việt Năm khi được sử dụng phổ biến trong nấu ăn. Hầu như ai cũng biết rằng nghệ có công dụng làm đẹp da tự nhiên: mờ sẹo, làm trắng da và đặc biệt là bài thuốc tinh bột nghệ chữa đau dạ dày.

Nổi bật trong củ nghệ là tinh chất curcumin được biết đến là chất chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả. Chất này có tác dụng tốt trong việc khử trùng các viết thương vì bỏng hay vết bầm tím. Nghệ cũng có tác dụng tốt với bệnh nhân tiểu đường, điều trị bệnh hen suyễn, chứng alzheimer hay bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Với những bệnh nhân đau dạ dày, tinh bột nghệ như một vị cứu tinh làm giảm hình thành các vết loạt trong cơ quan này. Cách chữa đau dạ dàytinh chất nghệ thực hiện là kháng viêm, chống oxy hóa, thêm một lớp màng bảo vệ cho niêm mạc dạ dày. Nghệ cũng chữa lành những vết loét dạ dày đã có từ trước, giảm kích thích dạ dày – tác nhân gây những cơn đau đớn, khó chịu. Đồng thời, nghệ còn tăng kích thích tiết mật, cải thiện đáng kể tình trạng đầy hơi, khó tiêu,…

Có nhiều cách chữa đau dạ dày bằng nghệ:

  • Sử dụng nghệ tươi nấu ăn: canh cá nấu củ nghệ tươi, bò xào củ nghệ,…
  • Trộn tinh bột nghệ cũng lượng vừa phải mật ong tại thành viên đan để uống
  • Pha nước tinh bột nghệ

3. Dạ cẩm

Cây dạ cẩm chữa đau dạ dày cũng là bài thuốc nam được nhiều người sử dụng. Cây thuốc mọc chủ yếu ở các tỉnh miền núi và trung du Bắc bộ như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn,… Dược liệu dạ cẩm có vị ngọt, tính bình, các tác dụng thanh nhiệt, giải độc tốt.

Dạ cẩm trị bệnh đau bao tử hiệu quả nhờ tác dụng làm giảm cơn đau, trung hòa axit dạ dày. Bệnh nhân sẽ hạn chế các tình trạng ợ chua, viêm loét,… nên có cảm giác thoải mái dễ chịu hơn nhiều.

Các dược liệu được bào chế từ cây dạ cẩm có tới ba loại: thuốc lá khô, cao và dạng bột tán mịn

Cách chữa đau dạ dày từ dạ cẩm:

  • Với thuốc lá: chuẩn bị từ 10 – 25 gram lá và ngọn dạ cẩm khô sắc thuốc uống 2 tới 3 lần trong ngày, sử dụng thuốc khi đau và trước khi ăn.
  • Với thuốc cao: chuẩn bị nguyên liệu: 7kg lá dạ cẩm khô, 2kg đường kính, 1lit mật ong. Các thực hiện: nấu lá da cẩm với 1 lít nước sau đó cho thêm đường vào, đánh tan và đun đến khi hỗn hợp cô đặc lại, cuối cùng thêm mật ong. Bảo quản cao trong lọ thủy tinh để sử dụng dần. Sử dụng thuốc khi bị đau, trước khi ăn, mỗi lần một thìa to, ngày dùng 2 tới 3 lần.
  • Với thuốc bột: trộn bột dạ cẩm, cam thảo, đường kính theo tỉ lệ 7:1:2 cùng hồ nếp vừa đủ để kết dính viên thành viên nang. Sử dụng thuốc khi bị đau, trước khi ăn, ngày dùng 2 lần.

da-cam-chua-dau-da-day

Tham khảo thêm: 5 bài thuốc chữa chảy máu cam ngay tại nhà

4. Mơ lông

Mơ lông có nhiều tên gọi khác nhau trong dân gian: rau mỡ, ngũ hương đằng, mẫu cẩu đằng. Theo Đông y, rau có vị chua, tính bình, mang đặc tính giải độc, trừ phong hoạt huyết, thấp tiêu thũng. Bệnh đau dạ dày chủ yếu do nhiễm vi khuẩn HP gây ra, trong khi đó, lá mơ có tính sát khuẩn tố nên sẽ giúp ức chế, loại bỏ dần các vi khuẩn gây bệnh này. Ngoài công dụng chữa các bệnh nóng trong như sôi bụng, khó tiêu, kiết lỵ,.. lá mơ cũng có hiệu quả trong điều trị các bệnh ngoài da như: trị mụn, trị ghẻ, bệnh đậu mùa,…

Sử dụng lá mơ chữa bệnh đau dạ dày:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: sử dụng 30 – 40 gram lá mơ lông tươi
  • Cách thực hiện: Rửa sạch lá mơ sau đó đem giã nát. Vắt lấy nước cốt từ phần lá đã giã nát và đem đi hấp thủy. Sử dụng thuốc lúc còn nóng, đều đặn uống 2 lần trước mỗi bữa ăn sáng và tối 30 phút.

Ngoài ra người bệnh cũng có thể sử dụng lá mơ để chế biến các món ăn trong bữa cơm hàng ngày. Tuy nhiên không nên sử dụng quá nhiều.

5. Hoàng liên

Cây thuốc hoàng liên mọc dại nhiều ở các tỉnh miền núi nước ta. Nó được biết đến rộng rãi như một dược liệu quý trong điều trị các bệnh về đường tiêu hóa. Dược tính của thuốc kháng viêm, sát trùng, giúp an thần, hạ nhiệt. Cây được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của một số chủng vi khuẩn trong có các khuẩn tại đường tiêu hóa.

Hoàng liên điều trị chứng ho gà, cao huyết áp, kích thích vỏ não. Bên cạnh đó vị thuốc này cũng phòng chống các bệnh về tim mạch, đột quỵ. Các tình trạng căng thẳng, hồi hộp, đổ mồ hôi trộm vào ban đêm cũng được cải thiện tích cực nhờ công dụng của hoàng liên.

Cách chữa đau dạ dày với bài thuốc hoàng liên:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Hoàng liên, hạt dành dành, trạch tả, bối mẫu, mẫu đơn bì mỗi vị 8 gram, bạch thược 12 gram, trần bì cùng ngô thù mỗi vị 6 gram.
  • Sắc chung tất cả các vị thuốc trên trong một ít nước cho tới khi lượng chất lỏng chỉ còn một nửa. Bỏ bã thuốc và chia lượng thuốc thành 3 phần để sử dụng trong ngày

Hoàng liên có dược liệu chứa ít độc tố nhưng có dược tính cực mạnh, vì vậy không nên sử dụng cho trẻ em hãy phụ nữ đang mang thai, cho con bú.

hoang-lien-chua-dau-da-day

Tham khảo thêm: Điểm danh 7 vị thuốc Nam trị viêm xoang hiệu nghiệm

6. Lá bàng

Bàng thường được nhắc tới là loại cây thân gỗ, trồng để lấy bóng mát trong khuôn viên trường học, vỉa hè,… Tuy nhiên ít người biết rằng lá bàng chứa rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe. Cây bàng thân thuộc có rất nhiều công dụng bất ngờ. Lá bàng có chứa các thành phần như: corilagin, acid elagic, acid galie, tanin, flavonoid, phytosterol,…

Các công dụng của lá bàng:

  • Chữa sốt, giải cảm, đau đầu
  • Trị viêm da cơ địa, trị ngứa
  • Chữa mụn bọc sưng đỏ, đau
  • Chữa viêm họng, đau họng
  • Chữa chàm ở trẻ em
  • Điều trị một số bệnh phụ khoa: viêm âm đạo, viêm lộ tuyến
  • Điều trị bệnh trĩ
  • Chữa sâu răng, viêm nướu, nhiệt miệng
  • Giảm đau nhức xương khớp, tê bì chân tay

Lá bàng cải thiện hệ thống đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa đồng thời tham gia khắc phục, chữa lành những vết viêm loét ở dạ dày. Chất tanin trong lá bàng sẽ tạo một lớp thành màng nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nhờ đó, dạ dày sẽ được bảo vệ trước các tác động của axit dịch vị, khiến bệnh không tiến triển xấu hơn.

Bài thuốc lá bàng chữa đau dạ dày:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Chuẩn bị 1 nắm lá bàng non rửa sạch
  • Cắt nhỏ lá bàng thành đoạn khoảng 2 cm, cho vào đun cùng 2 lít nước sôi. Sử dụng nước lá bàng uống thay cho nước lọc hằng ngày.

Hãy liên hệ cho Nông sản Dũng Hà để mua thực phẩm sạch, chất lượng tốt nhé!

Hoặc bạn có thể qua trực tiếp tại các cơ sở Nông Sản Dũng Hà:

  • Chi nhánh 1: 11 Kim Đồng – Phường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
  • Chi nhánh 2: A10 – Ngõ 100 Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
  • Chi nhánh 3: Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Nhà thuốc Long Châu