05/20/2024 06:53:37 pm

Trẻ ra mồ hôi trộm có đáng lo? Làm gì để khắc phục

Ở trẻ nhỏ, nhiệt độ cơ thể thường cao hơn so với người lớn vì thế lượng mồ hôi tiết ra tương đối nhiều. Tuy nhiên hiện tượng trẻ ra mồ hôi trộm nhiều, diễn ra trong thời gian dài có thể khiến bố mẹ lo lắng. Vì đây có thể là dấu hiệu nguy hiểm cho một vài bệnh lý nguy hiểm ở trẻ nhỏ.

Tìm hiểu về mồ hôi trộm

Đổ mồ hôi trộm là hiện tượng mồ hôi chảy ra nhiều bất thường vào ban đêm, tới mức làm quần áo và giường ngủ bị ướt. Nó gây ra sự lo lắng do đây có thể là biểu hiện của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Trẻ em ra mồ hôi trộm vào ban đêm thường hay quất khóc, khiến bố mẹ vì thế mà cũng lo lắng mất giấc ngủ. Nếu đắp nhiều chăn có thể bé bị nóng hay nhiệt độ trong phòng cao. Đồng thời bố mẹ cũng lo lắng nếu bé bị ốm.

Thành phần của mồ hôi trộm đa phần là nước (chiếm tỉ lệ tới 90% lượng mồ hôi tiết ra) cùng muối và các chất thải, chất cặn bã. Do đó, khi gặp phải tình trạng đổ mồ hôi trộm thường xuyên, cơ thể của trẻ có thể rơi vào trạng thái mất đi một lượng lớn nước và muối, khiến cho trẻ cảm thấy mệt, dần suy kiệt.

Đổ mồ hồi trộm có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không loại trừ giới tính hay độ tuổi. Ở trẻ em thì hiện tượng đổ mồ hôi trộm xảy ra phổ biến hơn.

Mồ hôi trộm có những dạng nào

Theo sự phân chia của y học, mồ hôi trộm sẽ bao gồm 2 loại là mồ hôi trộm bệnh lý và mồ hôi trộm sinh lý.

  • Mồ hôi trộm bệnh lý: hiện tượng này xuất hiện những trẻ do mắc bệnh lý gây ra, ví dụ như bệnh còi xương,… Cách nhận biết trong trường hợp này là trẻ có ra mồ hôi rất nhiều trong khi các yếu tố về môi trường, thời tiết đều bình thường, không phải là nguyên nhân dẫn tới mồ hôi. Nhất là khi bé ra mồ hôi nhiều hơn sau khi bú sữa mẹ hoặc khi đang ngủ. Những vùng đổ mồ hôi nhiều nhất là lưng, nách, bàn chân, bàn tay, hay trẻ ra mồ hôi ở đầu

Ra mồ hôi trộm bệnh lý còn đi cùng những biểu hiện xấu ở trẻ như: kén ăn uống, đầu xương to, ngực nhô,… 

  • Mồ hôi trộm sinh lý: Trẻ ra mồ hôi trộm là hiện tượng khá phổ biến vì ở trẻ nhỏ, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn so với người lớn. Ra mồ hôi chính là phản ứng trao đổi chất bình thường của cơ thể để thoát nhiệt ra ngoài. Khi đó, hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ không hề tác động xấu đến sức khỏe.

tre-ra-mo-hoi-trom

Tham khảo thêm: 7+ dược liệu làm đẹp da, nuôi dưỡng da từ sâu bên trong

Các biểu hiện của trẻ ra mồ hồi trộm

  • Trẻ ra mồ hôi trộm ở tay chân cùng những vùng có tuyến mồ hôi dưới da nhiều như lưng, trán, háng, nách,… sẽ là nơi tiết mồ hôi mạnh nhất.
  • Dấu hiệu thường gặp khác làm trẻ ngủ không ngon giấc, hay giật mình tỉnh giấc giữa đêm nên quấy khóc nhiều hơn. Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, khi trẻ ngủ sâu nhất cũng là lúc đổ mồ tiết ra nhiều do hệ điều chỉnh nhiệt độ còn chưa được hoàn thiện. Cùng với đó, trẻ có số lượng tuyến mồ hôi so với trọng lượng và kích thước cơ thể tương đối cao.

Những lý do trẻ ra mồ hồi trộm

Hiện tượng trẻ đồ mồ hôi trộm diễn ra trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đây có thể là do các nguyên nhân:

  • Thiếu vitamin D. Xương sẽ phát triển mạnh trong giai đoạn trẻ còn nhỏ, đặc biệt là ở những em bé sơ sinh. Do đó nhu cầu về vitamin D phục vụ cho quá trình tổng hợp xương là rất lớn. Khi thiếu vitamin D, trẻ ra mồ hôi nhiều. Đặc biệt là những em bé sinh non, gặp phải các vấn đề sinh trưởng và phát triển. Có thể kể đến như là bị nhẹ cân, mức chứng còi xương, rối loạn tiêu hóa hoặc mắc các bệnh do nhiễm vi khuẩn.
  • Hội chứng tăng tiết mồ hôi. Chứng này cũng bắt gặp ở những người trưởng thành như chân tay luôn ướp nhẹp vì mồ hôi tiết ra quá nhiều. Hiện tượng này cũng tương tự khi xuất hiện ở trẻ em. Tức là ngay cả khi ở trong điều kiện thoáng đãng, có thấm mồ hôi thì trẻ vẫn ra mồ hôi rất nhiều.
  • Dấu hiệu của việc mắc bệnh tim bẩm sinh. Khi có những biểu hiện trẻ ra mồ hôi trộm liên tục, không chỉ trong lúc ngủ thì các bố mẹ cần hết sức lưu ý tới sức khỏe của bé. Nguyên nhân của tình trạng này có thể xuất phát từ các bệnh lý về tim mạch.
  • Hôi chứng ngừng thở khi ngủ. Gặp phổ biến ở những em bé sinh non, chưa đủ tháng tuổi. Trẻ có thể ngưng thở trong vòng 20 giây, làm cho cơ thể thiếu oxy khiến da tái nhợt đi. Bé phát ra thở khò khè và đổ nhiều mồ hôi.
  • Chứng đột tử SIDS ở trẻ sơ sinh là hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ em do tắc nghẽn đường thở, thiếu máu đi nuôi tim. Xảy ra khi cơ thể bé bị thắt chặt do quần áo, chăn gối hay nằm sấp, nhiệt độ phòng thay đổi quá đột ngột hoặc do các bệnh lý vốn có ở trẻ sinh non. Bé sẽ ngủ li bì, ra mồ hôi nhiều và ngừng thở.

tre-do-mo-hoi-trom

Tham khảo thêm: Bí kíp làm thịt chân giò hầm thuốc bắc siêu ngon tại nhà

Những điều nên làm khi trẻ ra mồ hôi trộm

Từ các nguyên nhân kể trên, để trẻ hết ra mồ hôi trộm, các cha mẹ có thể tham khảo những biện pháp dưới đây:

  • Tăng cường vitamin D cho bé. Để cung cấp thêm vitamin D cho bé, có rất nhiều cách thức hiện. Cách làm tự nhiên nhất là cho bé tắm nắng vào khoảng thời gian từ 6 đến 9 giờ sáng mùa hè và từ 9 đến 10 giờ sáng khi vào mùa đông. Chú ý: chỉ để da bé tiếp xúc với ánh sáng, không nên để ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào mắt bé.
  • Tạo cảm giác thoải mái, giữ cơ thể trẻ luôn mát mẻ. Vệ sinh phòng sạch sẽ, tạo không gian rộng, thoáng khí đồng thời cấp ẩm cho phòng để tránh cảm giác bí bách, ngột ngạt. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ. Bố mẹ nên bổ sung nhiều loại rau củ, quả có tính mát vào khẩu phần ăn của trẻ như là: cam, rau má, rau cải, bí đao,… Tránh để trẻ ăn những thức ăn nóng, chứa nhiều dầu mỡ khiến cơ thể bị nhiệt, nóng dẫn đến đổ mồ hôi nhiều, để trẻ bị mụn, ngứa.
  • Kiểm tra sức khỏe: Khi thay đổi các điều kiện môi trường, nhiệt độ thích hợp nhưng trẻ vẫn không ngừng chảy mồ hôi, các bố mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để kiểm tra, phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm để kịp thời chữa trị.

Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ

Với hiện tượng trẻ đồ mồ hôi trộm do sinh lý, theo y học dân gian từ xưa kia đã tìm ra nhiều phương pháp để khắc phục rất hiệu quả. Đặc biệt, sử dụng một số loại cây thuốc Nam là một phương pháp đơn giản mà đem lại nhiều tác dụng. Vậy trẻ ra mồ hôi trộm tắm lá gì? Hay sử dụng thuốc nam chữa mồ hôi trộm như thế nào? Đây là các loại lá thường được dùng để chữa mồ hôi trộm:

Lá đinh lăng chữa cho trẻ ra mồ hôi trộm

Liệu pháp chữa mồ hôi trộm bằng cách sử dụng lá đinh lăng dựa trên nguyên tắc thẩm thấu. Trộn lá đinh lăng trong gối ngủ của trẻ, sau một thời gian, các tinh chất từ lá sẽ ngấm dần vào cơ thể.

Cách làm: chọn những đinh lăng già còn xanh, chưa bị héo làm nguyên liệu ngồi gối. Rửa lá thật sạch, đem phơi khô để lá chuyển dần sang màu nâu nhạt (thời gian phơi từ 2 đến 3 ngày). Khi lá đã đạt được độ ẩm nhất định, đem rang cho thật giòn. Nhưng cần lưu ý rằng khi rang nhớ nhẹ tay, đảo trong lửa nhỏ để tránh làm vỡ vụn lá. Cuối cùng trộn lá với bông gòn theo tỉ lệ 1: 1 làm ruột gối. Chỉ nên làm gối đầu cao tầm 3 cm đến 5 cm để trẻ nằm thoải mái, dễ thở.

Để trẻ nằm gối làm từ lá đinh lăng trong thời gian dài, có thể kéo dài từ 8 tháng đến 1 năm cho tới khi hiện tượng trẻ mồ hôi trộm ở đầu hay bất kỳ bộ phận nào không còn xuất hiện. Bởi tinh chất từ đinh lăng sẽ có tác dụng từ từ. Trong suốt quá trình sử dụng cần chú ý phơi gối hoặc thay ruột gối thường xuyên để tránh ẩm mốc, vi khuẩn tích tụ, gây hại ngược trở lại cho trẻ.

Chữa đổ mồ hôi trộm từ lá dâu tằm

Đây cũng là cách chữa mồ hôi trộm tại nhà được áp dụng phổ biến cho cả trẻ em và người lớn. Lá dâu tằm có nhiều công dụng tốt như là: tốt cho người bị tiểu đường, chống viêm, bảo vệ sức khỏe tim mạch, an thần, chữa bệnh mất ngủ,… Lá dâu cải thiện sức khỏe kết hợp cùng hến có tính hàn sẽ cải thiện chứng ra mồ hôi trộm một cách rõ rệt.

Cách làm: sử dụng hến đã loại bỏ sạch vỏ và làm sạch đen nấu cháo hoặc canh với lá dâu tằm. Đồng thời vẫn phải duy trì chế độ ăn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé.

Cho trẻ em sử dụng món ăn trên liên tục trong 5 – 15 ngày cho tới khi trị dứt điểm việc đổ mồ hôi trộm.

do-mo-hoi-trom

Tham khảo thêm: Điểm danh 7 vị thuốc Nam trị viêm xoang hiệu nghiệm

Lá lốt chữa đổ mồ hôi trộm

Lá lốt được sử dụng nhiều trong việc chữa các bệnh ngoài da như mụn nhọt, do tính năng kháng khuẩn, đào thải độc tốt hiệu quá. Vị thuốc nam này cũng được dùng để khắc phục chứng ra mồ trộm. Vì là loại lá quen thuộc, ăn được lại có hương vị đặc trưng nên các mẹ có thể ứng dụng nhiều cách khác nhau để cải thiện tình trạng tiết mồ hôi của bé.

Cách làm. Sử dụng lát lốt nấu với nước muối để ngâm chân hoặc tắm cho trẻ. Nên dùng nước ấm để các tinh chất thấm sâu hơn cũng như dãn nở lỗ chân lông cho cơ thể bé thêm thư giãn, đào thải được nhiều chất độc. Cũng có thể kết hợp lá lốt trong các món ăn thường ngày hay pha nước lá lốt uống thay nước lọc hằng ngày.

Với việc dùng lá lốt để ăn hoặc uống, liều lượng phù hợp để sử dụng là 50 gram mỗi ngày, vừa đủ để cơ thể hấp thụ.

Chữa ra mồ hôi trộm bằng rau má

Rau má cũng là loại dược liệu có tính mát, có thể thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Rau có tác dụng điều trị viêm amidan, ho, viêm họng hay hỗ trợ bệnh nhân ngộ độc thực phẩm,…  Trong rau má chứa chất triterpenoids có tác dụng đẩy nhanh thời gian phục hồi vết thương, giảm lo âu, căng thẳng ở hệ thần kinh.Vị thuốc quý này cũng được các cụ từ xưa kia để cải thiện chứng ra mồ hôi nhiều.

Với trẻ nhỏ, vì bé tương đối kén ăn với các loại rau xanh. Bố mẹ nên ép rau má lấy nước, có hòa cùng đường để tăng hương vị cho bé dễ sử dụng. Hoặc sử dụng bột rau má ăn dặm cho trẻ nhỏ. Với sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm hiện nay, bột rau má ăn dặm có mang đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như hương vị thơm ngon kích thích vị giác của bé. Bố mẹ cần chú ý lựa chọn những sản phẩm đảm bảo chất lượng, uy tín.

Rau má là loại rau lành tính, rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy chúng cực kỳ an toàn cho việc sử dụng đều đặn trong thời gian dài.

Tới ngay Nông sản Dũng Hà để mua thực phẩm sạch sạch, dược liệu uy tín, chất lượng.

Thông tin liên hệ

Hoặc bạn có thể qua trực tiếp tại các cơ sở Nông Sản Dũng Hà:

  • Chi nhánh 1: 11 Kim Đồng – Phường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
  • Chi nhánh 2: A10 – Ngõ 100 Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
  • Chi nhánh 3: Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh

Nguồn: Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Cleanipedia