05/20/2024 12:52:42 am

Tìm hiểu cách trị trào ngược dạ dày thực quản mang lại hiệu quả cao

Ợ chua, ợ hơi là dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh phản ánh thực tràng hay dạ dày đang có vấn đề. Hiện nay chưa có cách trị trào ngược dạ dày khỏi hoàn toàn, người bệnh phải kiên trì và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để từng bước cải thiện bệnh, không để bệnh tái phát. 

Bệnh trào ngược dạ dày, thực quản

Trào ngược dạ dày, thực quản là tình trạng thức ăn và dịch vị trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản mà thông thường, vốn có cơ ngăn giữa dạ dày và thực quản để ngăn cho điều này không xảy ra.

Nhiều nguyên nhân gây trào ngược dạ dày

  • Do thực quản có vấn đề: chức năng cơ dưới thực quản bị suy giảm, thoái hóa cơ hoành.
  • Do dạ dày suy yếu: có thể do dạ dày bị tổn thương, mắc phải các bệnh lý đau dạ dày, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp môn vị,… Hoặc cũng có thể do lượng thức ăn tiêu thụ lớn nhưng tỉ lệ tiêu hóa chưa cao, thức ăn dồn nén trong dạ dày nhiều,… gây hiện tượng chướng bụng, đầy hơi, táo bón cùng với trào ngược dạ dày.
  • Do các tác động mạnh đến vùng bụng: như hiện tượng ho mãn tính, hắt hơi mạnh hoặc gập bụng đột ngột gây ra tác động lên vùng bụng đồng thời trong dạ dày tích lũy nhiều axit.
  • Do thói quen sống: những vấn đề về căng thẳng thần kinh, bệnh tâm lý hay thói quen ăn uống thiếu kiểm soát, ít vận động, hiện tượng thừa cân, béo phì,… cũng đều gây áp lực lên dạ dày gây trào ngược axit dạ dày.

ly-do-trao-nguoc-da-day

Tham khảo thêm: Vì sao ung thư cổ tử cung lại là nỗi lo lắng lớn của nữ giới

Cần điều trị trào ngược dạ dày vì bệnh gây ra một số triệu chứng như:

  • Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng
  • Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng, khó nuốt
  • Buồn nôn, nôn
  • Miệng có vị đắng, tiết nhiều nước bọt
  • Đau tức ngực
  • Ho, khản tiếng

Thực tế có thể thấy các triệu chứng này không ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt của người bệnh nếu nó thi thoảng mới xuất hiện. Do vậy người bệnh thường phớt lờ các dấu hiệu bị bệnh. Tuy nhiên, bệnh trào ngược dạ dày có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến là: viêm loét thực quản, hẹp thực quản, ung thư thực quản,  gây ra một số bệnh hô hấp: viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản,… các bệnh tai mũi họng: mòn men răng, viêm tai,…

Cách điều trị trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày nói riêng và các bệnh về tiêu hóa nói chung thường rất khó điều trị dứt điểm, cần thời gian dài chữa bệnh nhưng lại rất hay tái phát. Theo các chuyên gia đánh giá, cách trị trào ngược dạ dày theo phác đồ điều trị của bộ Y tế chỉ đảm bảo 50% khả năng chữa bệnh dù bệnh nhân có tuân thủ chính xác, tỉ lệ còn lại phụ thuộc rất nhiều vào bệnh nhân và các tác động bên ngoài khác. Dưới đây là phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản của Bộ y tế.

Phương pháp điều trị không dùng thuốc

Với bệnh nhân trào ngược axit dạ dày có triệu chứng bình thường, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thì chỉ cần áp dụng phương pháp điều trị là thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống. Khi tuân theo các nguyên tắc sau, các biểu hiện của bệnh sẽ từng bước được đẩy lùi:

  • Hạn chế các thực phẩm gây kích thích hệ tiêu hóa, khó tiêu: gồm đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, cồn, thuốc lá,…
  • Hạn chế các thực phẩm gây hại, tăng tính axit dạ dày và dễ gây trào ngược: đồ ăn ngọt, hoa quả chua, chocolate, caffeine,…
  • Không mặc quần áo chật, sử dụng nịt bụng,… Do làm tăng áp lực lên ổ bụng, dẫn đến trào ngược dạ dày.
  • Ăn uống đúng bữa, đúng giờ, không bỏ bữa. Không nên uống nhiều nước trước và sau khi ăn 30 phút.
  • Không nằm hay ngủ sau khi ăn. Tư thế ngủ tạo độ dốc từ dạ dày xuống khoang miệng sẽ hạ bớt cơn đau bụng và trào ngược.
  • Tập thể dục: vận động thường xuyên sẽ là thói quen tốt nâng cao sức khỏe toàn diện, giúp tăng cường tuần hoàn máu, thư giãn tinh thần, cho hệ vận động khỏe mạnh đồng thời nâng cao hiệu quả chuyển đổi chất trong cơ thể.

tri-trao-nguoc-da-day

Tham khảo thêm: Những dấu hiệu ung thư cổ tử cung đáng lưu ý

Cách trị trào ngược dạ dày có dùng thuốc

Khi các biểu hiện của bệnh ngày càng nặng, dù bệnh nhân có tuân thủ những chỉ định trong thói quen ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, họ sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc. Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào có thể điều trị bệnh hoàn toàn. Tác dụng của thuốc tập trung vào mục đích làm giảm các triệu chứng, từng bước cải thiện chứ năng dạ dày,… Do vậy, nếu không tuân thủ chính sách tiến trình điều trị, sử dụng thuốc như chỉ dẫn của bác sĩ thì việc chữa bệnh hoàn toàn không có hiệu quả. Ngược lại còn làm cho bệnh nặng hơn, kéo dài dai dẳng.

Các loại thuốc thường được sử dụng trong chữa bệnh trào ngược dạ dày:

Thuốc trung hòa axit dạ dày

  • Smectite: trung hòa axit, phù hợp với bệnh nhân bị trào ngược kiềm
  • Maalox, Phosphalugel.
  • Sucralfat: bảo vệ và hỗ trợ chữa lành niêm mạc dạ dày, trung hòa acid.

Thuốc điều hòa nhu động

  • Metoclopramide: tăng vai trò nhu động thực quản, tuy nhiên tác dụng phụ là có thể gây kích thích tiêu hóa với triệu chứng khó tiêu, đầy bụng.
  • Domperidon: điều hòa nhu động, tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới.

Thuốc giảm tiết axit dạ dày

  • Thuốc ức chế bơm proton
  • Thuốc kháng Histamin

Điều trị phẫu thuật

Cách trị trào ngược dạ dày bằng phẫu thuật chỉ áp dụng cho một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân, trong trường hợp sức khỏe bệnh nhân suy giảm nghiêm trọng vì bệnh và không đáp ứng với hai phương pháp điều trị phía trên. 

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thăm khám, đánh giá tình trạng sức khỏe để đưa ra phương án phẫu thuật thích hợp nhất. Có hai phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến: Nội soi và Nissen – Fundoplication.

  • Phẫu thuật nội soi: các bác sĩ sẽ quan sát trực tiếp và chi tiết các hình ảnh bên trong dạ dày, thực quản kiểm soát triệu chứng trào ngược dạ dày.
  • Phẫu thuật Nissen- Fundoplication: cách trị trào ngược dạ dày này sẽ can thiệp vào thực quản trong ổ bụng, nhằm điều chỉnh độ dài thích hợp của bộ phận này để không gây áp lực đên đầu xa thực quản. Đồng thời bác sĩ cũng khắc phục những khiếm huyết trong lỗ thực quản.

cach-tri-trao-nguoc-da-day

Tham khảo thêm: Tiêm phòng HPV và những điều cần biết về tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Chế độ ăn cho người trào ngược dạ dày

Sử dụng các loại trái cây ít chua hoặc không có tính chua. Đa phần các loại trái cây thuộc họ chanh, cam quýt đều có tính axit nên dễ dây kích ứng dạ dày. Do đó những loại trái cây nhạt, có tính ngọt sẽ phù hợp để sử dụng hơn. 

Trị trào ngược dạ dày bằng mật ong. Mật ong chứa một lượng chất chống oxy hóa giúp giảm viêm, làm lành vết thương. Đồng thời, độ pH trong dạ dày sẽ dược cân bằng khi sử dụng mật ong, trung hòa axit dư thừa trong dạ dày. Các loại trái cây tốt như: táo-giàu chất xơ, làm tam chất béo, bảo vệ cơ thể khỏi dư thừa cholesterol. Dưa hấu cung cấp nước. Chuối có hàm lượng dinh dưỡng cao, cung cấp chất điện giải.

Sử dụng yến mạch trong các bữa ăn. Yến mạch là nguồn cung cấp tinh bộ phổ biến ở các nước phương Tây trước đây. Sử dụng yến mạch sẽ cung cấp nhiều chất xơ lành tính cũng như dễ tiêu hóa và hấp thụ, cải thiện hiệu quả làm việc của dạ dày.

Dùng lòng trắng trứng để bổ sung nguồn protein phong phú, lành mạnh đồng thời cũng dễ ăn và không bị nghẹn.

Sử dụng gừng để trung hòa axit dạ dày và nâng cao khả năng kháng viêm. Gừng có tính ấm nhưng hoàn toàn không gây nóng bụng như nhiều người vẫn thường nghĩ.

Ăn các loại thịt nạc, không chứa nhiều mỡ. Thịt nguyên nạc sẽ cung cấp đủ chất đạm cần thiết cho cơ thể, lại dễ tiêu hóa và không làm tăng cân mất kiểm soát.

Ăn sữa chua mỗi ngày: sữa chua là nguồn bổ sung lợi khuẩn tự nhiên, phong phú mà lại rất dễ ăn. Hiệu quả tiêu hóa thức ăn sẽ được cải thiện cùng với sức khỏe đường ruột được tăng cường. Đa số người bệnh đều nhận thấy rằng các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, khó tiêu,… của họ được cải thiện rõ rệt khi sử dụng sữa chua đều đặn mỗi ngày.

Nghệ mật ong chữa đau dạ dày, trị trào ngược dạ dày. Đây là bài thuốc chữa bệnh đã quá nổi tiếng bởi công dụng thần kì của nó. Chất Curcumin trong nghệ có khả năng kháng khuẩn tuyệt vời, phục hồi các vết viêm loét.  Nên kết hợp nghệ trong các món ăn hằng ngày để nâng cao hiệu quả như cơm nghệ, uống sữa nghệ,…

Tiêu thụ các thức ăn mềm: như món hầm, súp, cháo,… để giảm áp lực lên dạ dày, thức ăn cũng dễ lưu chuyển trong ống tiêu hóa hơn.

Người bệnh cần từ bỏ thói quen hút thuốc lá. Ai cũng đã biết, hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra hàng loạt các bệnh, tàn phá sức khỏe con người, ảnh hưởng tới cả tâm lý người bệnh. Dạ dày sẽ tăng tiết axit dưới tác động của các chất độc trong thuốc lá, áp lực cơ thực quản cũng tăng.

cach-chua-trao-nguoc-da-day

Tham khảo thêm: Dấu hiệu suy thận và những hậu quả khó lường cho sức khỏe và tính mạng

Bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì?

Trong những cách trị trào ngược dạ dày tại nhà, người bệnh cũng cần quan tâm đến các đồ uống giúp cải thiện triệu chứng bệnh và những loại đồ uống nên tránh:

Trào ngược axit dạ dày thực quản nên uống:

  • Nước lọc. Uống đủ ngước mỗi ngày giúp nâng cao hiệu quả ctrao đổi các chất trong cơ thể: tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng, tuần hoàn máu, thải độc,… Nước cũng hòa loãng làm trung hòa axit dư thừa trong dạ dày. Cung không nên uống quá nhiều nước làm phá vỡ sự cân bằng trao đổi chất.
  • Trà thảo dược. Đây là thức uống đước rất nhiều người ưa chuộng trong thời điểm hiện tại. Hương vị trà thơm ngon, thích kích uống đủ nước lại có nhiều công dụng cho sức khỏe: điều hòa huyết áp, an thần, giải nhiệt, giảm buồn nôn, đau đầu… Các loại trà thảo dược hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày: trà gừng, cam thảo, trà hoa cúc,…
  • Nước muối ấm. Nước muối pha ở nồng độ loãng sẽ hỗ trợ tích cực trong điều trị các bệnh đau dạ dày: khắc phục rối loạn dạ dày, bổ sung khoáng chất, chất điện giải,…
  • Giấm táo là lựa chọn tốt cho những người bị trào ngược dạ dày. Thức uống này bổ sung nhiều vitamin, lợi khuẩn cho đường ruột, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cũng như nân cao sức khỏe đường ruột. Sử dụng giấm táo với liều lượng hợp lý để không làm tăng axit dạ dày
  • Nước ép trái cây. Không chỉ có công dụng thải bỏ độc tố, làm đẹp da, nước ép cũng có nhiều lợi ích trong chữa trào ngược dạ dày. 

Hạn chế sử dụng các đồ uống sau khi trào ngược dạ dày

  • Nước ngọt có gas gây ra đầy bụng, chướng khí, làm khó tiêu. Gas trong nước ngọt sẽ tác động lên thực quản, tăng trào ngược dạ dày,… Nếu thực sự thèm nước có gas, người bệnh chỉ nên dùng một lượng nhỏ và có khuấy cho bọt khí gas bay ra bớt.
  • Những loại nước có tính axit cao làm tăng cảm giác nóng rát vùng bụng, khiến dạ dày bị tổn thương, kéo dài thời gian phục hồi. Acid citric trong nước ép cam, quýt, bưởi cũng gây hại nghiêm trọng cho thực quản.
  • Hạn chế sử dụng cà phê và nước chè đặc: Caffein kích thích sản sinh nhiều axit dạ dày, với bệnh trào ngược, đây không giống gì một chất độc khiến các triệu chứng bệnh thêm trầm trọng.

——————————-

Hãy liên hệ cho Nông sản Dũng Hà để mua thực phẩm sạch, chất lượng tốt nhé!

Hoặc bạn có thể qua trực tiếp tại các cơ sở Nông Sản Dũng Hà:

  • Chi nhánh 1: 11 Kim Đồng – Phường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
  • Chi nhánh 2: A10 – Ngõ 100 Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
  • Chi nhánh 3: Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Đa khoa Medlatec, Bệnh viện Thu Cúc