05/20/2024 07:13:45 am

Râu ngô – Vị thuốc quen thuộc giúp mát gan, đẹp da, giải độc cơ thể

Râu ngô được biết đến với hàm lượng dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài ra, nó còn là một loại thuốc hỗn hợp của nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên cần thiết cho cơ thể chống oxy hóa tốt hơn bất cứ một loại thuốc bổ nào. Tuy là vị thuốc quen thuộc nhưng không phải ai cũng có thể hiểu rõ về tác dụng của râu ngô. Hãy cùng banthuocnam tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này ngay bài viết dưới đây nhé!

Mô tả đặc điểm cây ngô và râu ngô

Đặc điểm cây ngô

Cây ngô thuộc cây thân thảo, với chiều cao trung bình khoảng 1-2m. Thân cây khá dày, dạng như đốt tre nhưng mỏng hơn và gồm nhiều bẹ với nhau. Lá cây to, bản khá rộng với mép lá có nhiều lông thô ráp. Hoa ngô có màu xanh lục, bông khá dài hình trụ.

Cây ngô có cây đực và cây cái. Hoa cái thường mọc ở nách lá, thành một bông rất to, được bao bởi nhiều lá bắc xung quanh màng. Nhụy hoa dạng sợi, màu vàng, mọc túm lại thành chùm, dài khoảng 15cm. Đậu nhụy có màu nâu tím hơi sẫm.

Bắp ngô có hình trứng thuôn dài với nhiều hạt mềm đặc, xếp khít lại với nhau tạo thành các dây hạt khá cứng và bóng. Khi xanh có màu trắng sữa, càng về già sẽ chuyển sang màu vàng óng.

Đặc điểm râu ngô

Râu ngô là bộ phận được sử dụng làm thuốc chữa bệnh hiệu quả. Râu ngô hay còn được gọi là vòi nhụy mang những công dụng tuyệt vời.

Phân bố và thu hái

Ngô phân bố rộng rãi ở nhiều quốc gia để làm lương thực và làm thuốc. Ớ nước ta, ngô được trồng nhiều ở các vùng nông thôn miền Bắc. Người ta thường thu hái bắp ngô và sau đó sẽ lấy bắp riêng và râu ngô riêng.

Sau khi thu được râu ngô, chúng được phơi khô, loại bỏ các sợi râu đen, râu hỏng và giữ lại những sợi màu nâu óng mượt.

Thành phần dinh dưỡng trong râu ngô

Theo nghiên cứu, râu ngô chứa rất nhiều các vitamin K, A, B1, B2, B6, C và các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như muối kali, lipid, tannin, tinh dầu, chất vi lượng.

Theo Đông y, râu ngô có vị ngọt, tính bình can, giúp lợi tiểu. Khi uống nước râu ngô có cảm giác ngọt và thanh mát.

Tác dụng của râu ngô

Nhờ hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào mà râu ngô mang một số tác dụng nổi bật như sau:

Giúp ổn định lượng đường huyết

Râu ngô có khả năng làm giảm lượng đường huyết trong cơ thể, đồng thời tăng cường sản xuất insulin. Từ đó, nó được sử dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, suy tim, xung huyết, điều hòa cholesterol cao,…

Nguồn cung cấp vitamin C dồi dào

Râu ngô chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa. Sử dụng thường xuyên nước ngô có khả năng ngăn ngừa các bệnh tim mạch, lão hóa các bộ phận trong cơ thể dẫn đến những bệnh nguy hiểm.

Giảm đau nhức xương khớp, chữa Gout

Gout là tình trạng viêm khớp do nồng độ acid uric trong máu tăng cao dẫn đến xưng các mối nối khớp. Bệnh thường xảy ra khi cơ thể hấp thụ quá dư thừa lượng đạm.

Khi sử dụng râu ngô giúp giảm tiêu sưng, đồng thời giảm đau đớn trong các mối nối sưng. Ngoài ra, râu ngô còn giúp giảm đau nhức xương khớp, tê bì chân tay.

Lợi tiểu, chống nhiễm trùng đường tiểu

Ở trẻ em thường mắc tiểu rắc, tiểu khó khăn, màu sắc nước tiểu lạ,… có thể đã gặp phải những vấn đề về thận. Râu ngô giúp hỗ trợ điều trị bệnh về thận, giải độc, ổn định lượng đường huyết, đồng thời chống nhiễm trùng đường tiểu, viêm bàng quang, sỏi thận,

Bổ máu

Trong râu ngô chứa nhiều vitamin K – hoạt chất có khả năng kiểm soát quá trình sản sinh máu, giúp máu hồi nhanh hơn. Đặc biệt với phụ nữ có thai, sau sinh lượng máu thường hay bất ổn, các vết thương thường xuyên chảy máu dẫn đến lượng máu không đủ để bù đắp cho cơ thể. Ngoài ra, râu ngô còn giúp bổ máu, máu được lọc tốt hơn.

Chữa mất ngủ, cải thiện chất lượng giấc ngủ

Râu ngô chứa chất chống viêm giúp giảm đau, ngăn ngừa tình trạng đau đầu từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, nước râu ngô cải thiện chức năng tuần hoàn và xương khớp, giảm độ cứng ở phần vai và cổ, hàm,…

Giảm cân

Râu ngô thường được sử dụng cùng với thục địa, quả la hán, mía lau hay lá dứa để cung cấp lượng nước nhiều hơn bình thường, không chỉ để giải nhiệt mà còn giảm béo hiệu quả. Đồng thời, kéo dài thời gian vận động của cơ thể.

Nhờ có tính mát mà râu ngô giúp thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa tình trạng thải độc gan và kiểm soát lượng mỡ thừa hiệu quả.

Đẹp da, mịn màng

Râu ngô được dùng để điều trị các vấn đề về da như phát ban và mụn nhọt, giúp giảm ngứa và đau do vết cắn của côn trùng, vết xước và các vết cắt nhỏ. Ngoài ra, nó chứa các tính chất kháng khuẩn và sát khuẩn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

Đối tượng sử dụng râu ngô

  • Người mắc tiểu rắt, phù nề, tiểu ra máu
  • Bệnh nhân viêm tiết niệu, sỏi đường tiết niệu
  • Người bị xuất huyết nội tạng
  • Người bị huyết áp cao
  • Người bị các bệnh liên quan đến gan như xơ gan cổ trước, gan mật, vàng da
  • Người bình thường vẫn có thể sử dụng với mục đích thanh nhiệt cơ thể, tránh bị loãng máu, tránh tích nước trong cơ thể.

Cách chế biến râu ngô

Bạn chuẩn bị một nắm râu ngô tươi, rửa sạch rồi đun sôi với khoảng 1 lít nước trong 10 phút sau đó tắt bếp. Chờ nước nguội rồi chia thành 3-4 lần uống trong ngày.

Ngoài ra, bạn có thể phơi khô râu ngô để dự trữ uống dần. Mỗi lần lấy ra một ít, tráng qua nước nóng như pha chè rồi cho nước vào nấu sôi và để uống cả ngày thay cho nước chè.

Nước ngô có vị ngọt thanh nhưng nếu thích ngọt bạn có thể thêm một ít đường để cảm thấy dễ uống hơn.

Lưu ý khi sử dụng râu ngô

Tuy là một loại thực phẩm mát, có thể dùng thường xuyên nhưng các bạn không nên quá lạm dụng. Mỗi người nên uống khoảng 10 ngày trong 1 tháng.

Chọn râu ngô nên chọn sợi to, bóng và có màu nâu. Nếu mua sản phẩm đóng gói sẵn, nên cân nhắc mua tại các cơ sở uy tín.

Hạn chế sử dụng vào buổi tối vì loại nước này có tác dụng lợi tiểu.

Dùng râu ngô tươi vẫn tốt hơn khô nhưng chỉ nên dùng râu được trồng hữu cơ, không phun thuốc.

Bằng những kiến thức mà mình học hỏi được qua bài viết, hãy đảm bảo sử dụng râu ngô đúng cách, đúng lượng giúp tăng cường sức khỏe hiệu quả nhất!