Sỏi thận là bệnh lý được hình thành do tích tụ chất cặn tạo nên những khối kết tủa. Chúng lớn dần, tác động tới hệ bài tiết gây nên cảm giác đau đớn, khó chịu và xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Cách trị sỏi thận bằng thuốc Nam khá đơn giản và đem lại hiệu quả tốt. Cùng tham khảo những vị thuốc dưới đây nhé!
Tìm hiểu về bệnh sỏi thận
Sỏi thận là bệnh lý sỏi tiết niệu. Đây là một khối cứng và rắn được hình thành do khoáng chất hoặc muối axit kết tủa trong nước tiểu. Khối sỏi thận sau khi được hình thành có thể nằm yên trong thận hoặc di chuyển đến vị trí niệu quản. Hầu hết đường nước tiểu sẽ dẫn sỏi thận nhỏ thải ra ngoài. Tuy nhiên cũng tồn tại một số có kích thước lớn hơn hẳn và không thể dịch chuyển ra khỏi thận. Một số khác bị kẹt trong niệu quản khi theo đang dịch chuyển, làm tắc đường nước tiểu và gây ra các triệu chứng. Dù thuộc trường hợp nào thì cũng cần điều trị sỏi thận. Bệnh nhân có thể có nhiều hơn một sỏi thận cùng lúc.
Bất kỳ ai cũng có thể mắc sỏi thận. Ở nam giới, tỷ lệ mắc cao hơn 12% gấp hơn hai lần nữ giới (chỉ 5%). Do ở nam giới có cấu tạo đường tiết niệu phức tạp hơn phái nữ khiến sỏi khó được đào thải ra ngoài.
Dấu hiệu sỏi thận
Các triệu chứng sỏi thận là do những tác động của viên sỏi lên hệ tiết niệu gây ra, không phải nằm ở bản thân viên sỏi.
Cơn đau sỏi thận quặn, dữ dội
Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi trong thận có sỏi là những cơn đau dữ dội, thường được gọi là “cơn đau quặn thận”.
Sỏi gây ra những cơn đau ở vùng hố thắt lưng một phía, lan ra phía trước bụng và xuống dưới. Mới đầu, cơn đau xuất hiện một cách khởi phát, không đoán trước được, gây nên sự bất ngờ không kịp phản ứng. Nó có thể xuất hiện sau khi hoạt động gắng sức. Khi những tác hại của viên sỏi gây ra nghiêm trọng hơn đồng nghĩa với việc cường độ đau sẽ tăng lên. Người bệnh cảm thấy đau đớn quằn quại, vô cùng khổ sở, vật vã. Họ gần như không thể tìm được tư thế nào để giảm cơn đau sỏi thận.
Có hai trường hợp đau sỏi thận như sau:
- Cơn đau vì sỏi thận tắc nghẽn ở bể thận và đài thận: nguồn gốc cơn đau xuất hiện ở hố thắt lưng, nằm dưới xương sườn 12, sau đó cơn đau lan về phía trước của vùng rốn và hố chậu.
- Cơ đau vì sỏi niệu quản: cũng bắt đầu từ hố của thắt lưng nhưng lan dọc xuống dưới, đi theo đường niệu quản, hướng về phía hố chậu bộ phận sinh dục, phía trong của đùi.
Đi cùng với những cơn đau quặn, bệnh sỏi thận gây ra cảm giác buồn nôn, ói mửa, đầy hơi, khó tiêu do liệt ruột. Người bệnh có thể bị sốt, rét run khi mắc cả nhiễm trùng tiết niệu. Khi thăm khám bác sĩ, các điểm trên cơ thể như: xương sườn lưng, niệu quản đều có cảm giác đau, thận to.
Không có minh chứng nào cho thấy sự liên quan giữa kích thước và số lượng sỏi trong thận với tần suất và mức độ của cơn đau. Một vài người có thể gặp sỏi thể yên lặng, người bệnh hoàn toàn không có triệu chứng đau. Hoặc có thể chỉ đau nhẹ, ê ẩm vùng thắt lưng một hoặc hai bên…
Tham khảo thêm: Những dấu hiệu ung thư cổ tử cung đáng lưu ý
Tiểu ra máu
Khi viên sỏi có bề mặt nhám hay gai san hô,… nó sẽ gây cọ xát vào đường tiểu khiến nước tiểu có lẫn máu. Với các sỏi thận dạng bình thường sẽ không gặp hiện tượng này. Nhưng nếu bệnh nhân hoạt động quá nhiều hoặc vận động mạnh thì cũng có thể bị đi tiểu ra máu.
Bế, tắc đường tiểu
Đường tiểu có vai trò như một ống dẫn rỗng để dẫn nước tiểu ra ngoài. Khi hòn sỏi vướng lại trên đường ống này, nó sẽ gây tắc nghẽn nước tiểu. Hậu quả gây ra sẽ là bí tiểu, thận bế tắc, thận tích nước nên bị căng to. Vì các dấu hiệu này khá giống với nhiều bệnh khác nên cần thăm khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân bị bệnh.
Tác hại của sỏi thận
Phản ứng của cơ thể khi tồn tại sỏi thận được chia làm ba giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn, nó sẽ gây ra những tác hại cụ thể:
- Giai đoạn chống đối: Đường tiết niệu cố gắng co bóp để đẩy viên sỏi ra ngoài. Tuy nhiên niệu quản và bể thận bên trên chưa kịp giãn ra. Áp lực co bóp đột ngột này sẽ gây nên những cơn đau quặn thận
- Giai đoạn giãn nở: sau khoảng thời gian 3 tháng co bóp liên tục mà vẫn ko thể đẩy viên sỏi ra, niệu quản, đài thận và bể thận sẽ giãn nở tại vị trí viên sỏi tắc lại. Dẫn đến nhu động niệu quản bị giảm.
- Giai đoạn biến chứng: Viên sỏi bám dính gây xơ niêm mạc đồng thời chức năng thận dần suy giảm. Lâu ngày, người bệnh có thể chuyển sang giai đoạn suy thận mạn tính.
Cách trị sỏi thận bằng thuốc nam
1. Ké đầu ngựa
Có thể nói, ké đầu ngựa mọc hoang khắp các vùng nước ta. Nó có thể phát triển ở bất cứ đâu từ bãi đất hoang, bờ ruộng, ven đường,.. Cả thân cây đều được tận dụng làm thuốc khi đã phơi khô. Như lá và rễ cây phơi khô, tán thành bột mịn đắp lên mụn nhọt hay sử dụng làm thuốc chữa đau răng.
Một số dược tính nổi bật của ké đầu ngựa như:
- Kháng viêm
- Thư giãn đầu óc tinh thần, loại bỏ căng thẳng
- Ổn định đường huyết
- Trị các bệnh ngoài da vì viêm nhiễm: viêm da cơ địa, ngứa ghẻ, côn trùng cắn
- Chữa viêm xoang
- Hỗ trợ điều trị sỏi thận
Cách trị sỏi thận bằng dược liệu ké đầu ngựa:
Bài thuốc 1
Dược liệu gồm:
- Ké đầu ngựa 20 gram
- Vòi voi 40 gram
- Lá lốt 20 gram
- Ngưu tất 10 gram
Đem hãm chung thuốc với nước sôi, chia thành nhiều phần sử dụng trong ngày.
Tham khảo thêm: 7+ dược liệu làm đẹp da, nuôi dưỡng da từ sâu bên trong
Bài thuốc 2
Dược liệu gồm:
- Ké đầu ngựa 12 gram
- Rễ cỏ xước 40 gram
- Hy thiêm 30 gram
- Thổ phục linh 20 gram
- Cỏ nhọ nồi 16 gram
- Ngải cứu 12 gram
Tất cả các vị thuốc cần được sao vàng trước khi sắc nước uống.
2. Cây mã đề
Cây thuốc mã đề thuộc nhóm cây thân thảo. Thuốc có chứa lượng lớn vitamin A, vitamin C, chất làm nhầy cùng nhiều khoáng chất khác.
Tác dụng nổi bật của mã đề là chữa ho, tiêu đờm, tốt cho gan,… Đặc biệt chính là cực kỳ tốt cho thận. Mã đề chữa các chứng viêm thận, viêm bàng quang, có sỏi ở đường tiết niệu, khó đi tiểu,…
Cách trị sỏi thận từ cây mã đề
Bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu
Dược liệu gồm:
- Mã đề 20 gram
- Bồ công anh 15 gram
- Hoàng cầm 15 gram
- Lá chi tử 15 gram
- Cùng một số thảo dược khác: kim tiền, ích mẫu, rễ cỏ tranh, cây nhọ nồi, cam thảo
Trộn đều các vị thuốc, thang thuốc trên uống trong 1 ngày, uống đều đặn 10 ngày.
Bài thuốc điều trị viêm bể thận cấp tính
Dược liệu gồm:
- Mã đề tươi 50 gram
- Rễ cỏ tranh tươi 50 gram
- Cỏ bấc đèn tươi 500 gram
Liều lượng trên đủ cho sắc uống trong 5 tới 7 ngày, ngày uống thuốc 2 lần. Sử dụng thuốc đều đặn trong vòng 1 tháng
3. Cây dứa dại
Cách trị sỏi thận bằng thảo dược tiếp theo là từ cây dứa dại. Đây là loại thuốc Nam được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc điều trị sỏi thận vì tất cả các bộ phận của cây đều tốt cho cơ quan này:
- Đọt dứa: tán nhiệt, giải độc cho gan và cũng tán sỏi, thải độc thận.
- Hoa dứa: có tính hàn, điều trị các bệnh liên quan đến viêm đường tiết niệu, tiểu tiện,…
- Rễ dứa: có tác dụng tốt với những bệnh liên quan đến thận, trong đó có bệnh sỏi thận
- Quả dứa dại. Công dụng chính là chữa bệnh sỏi thận, nó cũng giúp bổ xung khí huyết, tán sỏi.
Bài thuốc dứa dại chữa bệnh sỏi thận, tiểu buốt, tiểu ra máu
Dược liệu gồm:
- Đọt dứa non 120 gram
- Ngải cứu 20 gram
- Cỏ bợ 30 gram
- Phèn đen 10 gram
Giã nhỏ các nguyên liệu cùng nhau sau đó chắt lấy nước rồi uống
Tham khảo thêm: Bí kíp làm thịt chân giò hầm thuốc bắc siêu ngon tại nhà
4. Cây kim tiền thảo
Sử dụng thuốc từ kim tiền thảo cũng là cách trị sỏi thận hiệu quả. Thuốc có tác dụng lợi tiểu tức là tăng lượng nước tiểu cùng đó là chậm quá trình tăng kích thước của viên sỏi. Thậm chí, nó còn có thể bào mòn sỏi. Nhìn chung, dược liệu này tương đối lành tính nên nó có ít tác dụng phụ dù cho sử dụng trong thời gian dài.
Y học Cổ truyền đã sử dụng kim tiền thảo như một vị thuốc thanh nhiệt, giải độc, đào thải canxi trong nước tiểu, tránh sự tích tụ cặn hình thành nên sỏi. Tính kháng viêm, kháng khuẩn của thuốc hỗ trợ giảm phù nề niệu quản, giúp sỏi dễ di chuyển, đào thải khỏi cơ thể.
Có rất nhiều bài thuốc kim tiền thảo trị sỏi thận:
Bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu, có sỏi trong đường tiết niệu
Dược liệu gồm:
- Kim tiền thảo 30 gram
- Hạt mã đề 15 gram
- Dừa nước 15 gram
- Kim ngân hoa 15 gram.
Sử dụng thuốc sắc trong ngày
Bài thuốc trị bệnh sỏi đường tiết niệu, tiểu buốt, có đi cùng táo bón:
Dược liệu gồm:
- Kim tiền thảo 30 gram
- Xa tiền tử 10 gram
- Ô dược 10 gram
- Thanh bì 10 gram
- Đào nhân 10 gram
- Ngưu tất 12 gram
Sử dụng thuốc sắc trong ngày.
5. Cây sung
Sung là loại cây khá phổ biến tại vùng nông thôn. Cả lá và quả sung xanh đều có vị chát, được sử dụng trong nhiều món ăn đặc trưng của người Việt. Quả sung khi chín có màu đỏ, vị ngọt, thơm. Tác dụng của quả sung là nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa, thông tiện; tiêu thũng giải độc, lợi hầu nhuận phế. Trong quả sung cũng có chứa các hoạt chất và axit béo rất tốt cho tim mạch.
Quả sung được sử dụng như một cách trị sỏi thận vì cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu. Được kể đến như vitamin A, vitamin B, các khoáng chất tốt cho sức khỏe như phốt pho, sắt, magie, các loại đường và axit hữu cơ,.. Chúng có tác dụng bào mòn sỏi từ từ nên có hiệu quả tốt trong điều trị sỏi thận.
Cách dùng quả sung chữa sỏi thận
Sử dụng sung tẻ thái lát, đã phơi khô sao vàng để sắc thuốc. Liều lượng 100 gram sung khô với 4 bát con nước. Sắc lửa thật nhỏ cho nước cạn dần, đến khi còn khoảng 1 chén thuốc. Phương pháp này sử dụng thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả chữa bệnh sỏi thận cao. Vì sỏi có thể tan dần và bị đào thải qua đường tiểu.
Tham khảo thêm: Điểm danh 10 vị thuốc Nam chữa gan nhiễm mỡ hiệu quả tại nhà
6. Đu đủ xanh
Đu đủ là loại quả quen thuộc nhưng có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Papain trong đu đủ có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ giảm viêm xương khớp, các bệnh viêm khớp dạng thấp. Đu đủ cũng giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tim mạch khỏi những biến chứng đột quỵ….
Theo y học dân gian, đu đủ xanh có vị ngọt, tính hàn giúp thanh nhiệt, giải độc, bổ tỳ, cải thiện các triệu chứng của bệnh như đau thận, buồn nôn, tiểu rắt, … Sử dụng đu đủ sẽ hỗ trợ hiệu quả các trường hợp sỏi thận ở mức độ nhẹ. Với trường hợp bệnh nặng, tốt nhất nên thăm khám bác sĩ để được điều trị thích hợp.
Bài thuốc đu đu chữa sỏi thận
Đu đủ luộc, đu đủ hấp thủy: dùng nửa quả đu đủ xanh, gọt vỏ, bỏ hạt và ngâm sạch mủ. Đu đủ được làm nấu chín dùng trực tiếp, ngày 1 lần. Ăn liên tục trong 1 tuần.
Nông sản Dũng Hà – nơi cung cấp thực phẩm sạch cùng thuốc Nam chất lượng tốt, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, an toàn, hiệu quả cho người sử dụng.
Thông tin liên hệ
- Hotline: 1900 986865
- Website: https://nongsandungha.com/
Hoặc bạn có thể qua trực tiếp tại các cơ sở Nông Sản Dũng Hà:
- Chi nhánh 1: 11 Kim Đồng – Phường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
- Chi nhánh 2: A10 – Ngõ 100 Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
- Chi nhánh 3: Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh
Nguồn tham khảo: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, thuocdantoc.vn