Bên cạnh công dụng chế biến thành các món ăn, đồ uống giải nhiệt, theo Đông y bí đao còn được dùng để hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ. Hãy cùng tìm hiểu thêm về bệnh mỡ máu cao cũng như công thức trị mỡ máu cao từ bí đao ngay bài viết dưới đây.
1. Mỡ máu cao là gì?
Bệnh mỡ máu cao hay còn được gọi là rối loạn lipid máu, là tình trạng chỉ số các chất béo trong máu vượt quá ngưỡng giới hạn.
Bệnh mỡ máu cao được phát hiện khi thực hiện xét nghiệm mỡ máu, tùy thuộc vào chỉ số tăng thế nào mới có thể đánh giá được mức độ nguy hiểm của bệnh.
2. Nguyên nhân mỡ máu cao
Nguyên nhân mỡ máu cao xuất phát từ 2 yếu tố: yếu tố lối sống và yếu tố sức khỏe.
Yếu tố lối sống:
- Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu khoa học, thường xuyên ăn các thực phẩm nhiều chất béo, mỡ động vật.
- Lười vận động, thừa cân, béo phì
- Sử dụng nhiều chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá,…
Yếu tố sức khỏe:
Ngoài ra, còn có nguyên nhân dẫn tới rối loạn lipid máu là do biến chứng của các bệnh lý như: đái tháo đường, suy thận, suy gan,… do lạm dụng thuốc tránh thai, lợi tiểu,…
3. Dấu hiệu nhận biết mỡ máu cao
Thông thường, mỡ máu cao sẽ được phát hiện trong quá trình xét nghiệm máu hoặc với một số trường hợp bệnh trở nặng có thể có những dấu hiệu mỡ máu cao sau đây:
- Do chất béo tích tụ xung quanh gân và khớp nên dưới da xuất hiện các nếp nhăn màu vàng
- Có một vòng cung màu trắng ở xung quanh giác mạc mắt
- Xuất hiện các khối u trên cơ thể hoặc các cục u ở góc trong của mắt
Khi thấy được các dấu hiệu trên tức người bệnh đang ở giai đoạn nặng có thể gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng cần được điều trị kịp thời.
4. Mỡ máu cao có nguy hiểm không? Gây nguy hiểm như thế nào?
Tình trạng bệnh được chẩn đoán là mỡ máu cao gây nguy hiểm không nhỏ đến người bệnh. Mỡ máu cao có nhiều giai đoạn phát triển có thể ngay những giai đoạn đầu người bệnh không cảm nhận được những biểu hiện bất thường nên chủ quan. Tuy nhiên khi bệnh chuyển qua giai đoạn nặng hơn thì có những nguy hiểm sau:
4.1. Mỡ máu cao gây nguy hiểm tới tim mạch
Lượng cholesterol trong máu tăng cao tạo thành các mảng xơ vữa động mạch ngăn cản quá trình vận chuyển máu tới tim từ đó gây ra các tình trạng nguy hiểm: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim,…
4.2. Tai biến mạch máu não
Cholesterol tập trung bám vào thành mạch giảm độ co giãn, hình thành mảng xơ vữa động mạch. Các mảng xơ vữa di chuyển theo mạch máu lên não từ đó làm giảm lưu lượng máu lên não gây thiếu máu não. Khi xuất hiện quá nhiều mảng xơ vữa gây tắc nghẽn tăng cao nguy cơ đột quỵ.
4.3. Huyết áp không ổn định
Các mảng xơ vữa làm hẹp thành mạch, mạch trở nên kém đàn hồi vì vậy để cung cấp máu cho các hoạt động của cơ thể thì tim cần phải hoạt động nhanh và tích cực. Chính vì vậy mà mỡ máu cao gây ra tăng nhịp tim, cao huyết áp.
4.4. Mỡ máu cao gây ra bệnh đái tháo đường
Rối loạn lipid máu có thể gây ra tiểu đường type II bởi lượng đường huyết trong máu tăng cao, vòng eo lớn, HDL – cholesterol thấp,…
4.5. Mỡ máu cao tác động gây ra viêm tụy
Một trong những biến chứng của bệnh mỡ máu cao không thể không nhắc đến chính là viêm tụy. Khi hàm lượng triglyceride tăng gây sưng tuyến tụy dẫn đến các biển hiện: đau bụng, đi ngoài, sốt, buồn nôn, tim đập nhanh.
4.6. Gan nhiễm mỡ
Khi chế độ ăn uống không hợp lý, toàn bộ thức ăn sẽ được chuyển hóa trực tiếp vào gan và gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nặng hơn: xơ gan, viêm gan, ung thư gan.
4.7. Mỡ máu cao làm giảm chức năng sinh lý
Mỡ máu cao không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới đời sống tình dục. Khi cholesterol trong máu cao ở nam giới xuất hiện biểu hiện rối loạn cương dương, suy thận giảm chức năng sinh lý. Ngoài ra, cholesterol trong máu cao ở nữ giới có biểu hiện suy giảm ham muốn tình dục.
5. Cách phòng ngừa bệnh máu nhiễm mỡ
Từ những biến chứng mỡ máu cao mang lại trên là đã thấy được độ nguy hiểm của nó. Vì vậy các bạn cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý khoa học để tránh những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Chế độ ăn uống dinh dưỡng
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây tự nhiên để được bổ sung các dưỡng chất thiết yếu
- Hạn chế ăn thực phẩm nhiều chất béo, mỡ động vật, đồ ăn nhanh
- Nên sử dụng các loại trà hỗ trợ thanh lọc cơ thể
- Bổ sung các loại nấm trong chế độ ăn hàng ngày
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá,…
Tập thể dục thường xuyên
Ngoài chế độ ăn uống khoa học, các bạn nên dành thời gian luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe, giảm mỡ xấu. Có thể không vận động mạnh các bạn cũng nên dành ra 30 phút/ngày đi bộ hoặc chạy bộ nhẹ nhàng,
6. Hướng dẫn cách sử dụng bí đao chữa mỡ máu cao
Theo Đông y, bí đao có vị ngọt, tính mát có khả năng hòa tan các chất béo trong cơ thể vì vậy mà bí đao được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc và giảm cân hiệu quả. Theo nghiên cứu, bí đao có chứa chứa nhiều khoáng chất thiết yếu, vitamin B1,… hỗ trợ thúc đẩy trao đổi chất trong cơ thể con người, kiểm soát quá trình chuyển hóa đường thành mỡ, ngăn chặn sự tích tụ mỡ trong cơ thể. Bí đao được bác sĩ khuyên dùng trong chế độ ăn của những người mắc các vấn đề sức khỏe như: xơ vữa động mạch, huyết áp cao, tiểu đường,…
Có thể tham khảo cách sử dụng bí đao trị mỡ máu cao đơn giản mà hiệu quả dưới đây:
6.1. Nước uống từ ruột bí đao
Ruột bí đao có tác dụng hạn chế chuyển hóa đường thành mỡ, ngăn cản tình trạng tích tụ mỡ thừa từ đó giảm mỡ máu hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện:
- Lấy phần ruột bí đao phơi khô để sử dụng
- Mỗi lần sử dụng 15gr ruột bí đao khô đun sôi với 1 lít nước lọc
- Sử dụng mỗi ngày thay nước lọc, kiên trì 2 tháng để thấy được hiệu quả
6.2. Nước ép bí đao
Nước ép bí đao thanh mát, dễ uống là một thức uống tốt cho người bị mỡ máu cao. Ngoài ra nước ép bí đao còn hỗ trợ giải nhiệt, chống mụn nhọt, mẩn ngứa, rôm sảy hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện:
- Sử dụng 500gr bí đao được nạo vỏ, bỏ ruột và rửa sạch với nước
- Cắt thành từng miếng nhỏ và cho vào máy ép lấy nước
- Thêm chút muối để uống kèm, chia thành nhiều lần uống trong ngày
6.3. Trà bí đao và lá sen
Lá sen theo Đông y có tác dụng an thần, tiêu mỡ, giảm béo. Khi kết hợp cùng bí đao đã tạo nên một loại thức uống tốt cho sức khỏe, hỗ trợ trị mỡ máu cao.
Hướng dẫn thực hiện:
- Sử dụng 200g bí đao nạo vỏ, bỏ hạt rửa sạch rồi thái thành từng miếng nhỏ. Lá sen rửa sạch và thái nhỏ.
- Đun các nguyên liệu đã chuẩn bị với 1 lít nước trong 1 tiếng.
- Sau khi đun xong, lấy nước để sử dụng có thể thay nước giải khát hàng ngày
6.4. Canh bí đao và nấm hương
Nấm hương là một thực phẩm giúp bổ huyết, tốt cho sức khỏe được khuyên dùng cho người bệnh trị mỡ máu.
Hướng dẫn thực hiện:
- Sử dụng 200gr bí đao cắt miếng vừa ăn, 50gr nấm hương thái sợi
- Xào qua bí đao, nấm hương với dầu ăn
- Đến khi bí săn lại thì thêm nước vào và đun sôi, nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn.
7. Lưu ý khi sử dụng bí đao giảm mỡ máu
- Không nên sử dụng bí đao sống
- Những người mắc các bệnh về tiêu hóa không nên dùng bí đao
- Đối tượng cần hạn chế dùng nhiều bí đao: phụ nữ sau sinh, trẻ nhỏ
- Không được sử dụng giấm cùng bí đao, điều đó sẽ làm mất các chất dinh dưỡng trong bí đao
Vậy là, banthuocnam đã giới thiệu tới các bạn về dấu hiệu mỡ máu cao, nguyên nhân mỡ máu cao cũng như cách phòng ngừa và sử dụng bí đao hỗ trợ điều trị mỡ máu cao. Hy vọng bài viết giúp các bạn hiểu rõ hơn về mỡ máu cao từ đó tìm được cách nâng cao sức khỏe của mình.