04/27/2024 01:47:48 pm

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng các bài thuốc Đông y liệu có hiệu quả?

Thoát vị đĩa đệm là một tình trạng khá phổ biến ở những người độ tuổi trung niên, lao động nặng, thừa cân và ngồi nhiều. Căn bệnh này trực tiếp gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày, mang tới cho người bệnh những cơn đau khó chịu. Hiện nay trong y học đã xuất hiện nhiều phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm tuy nhiên vẫn có nhiều người bệnh tìm đến các bài thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm. Vậy hãy cùng tìm hiểu liệu các bài thuốc Đông y có thực sự hiệu quả không ngay bài viết dưới đây.

Vì sao lại lựa chọn Đông y để chữa thoát vị đĩa đệm?

Đối với Tây y, trong quá trình điều trị người bệnh chủ yếu sử dụng các loại thuốc có tác dụng chính là giảm đau, chống viêm và hiệu quả đạt được là tương đối nhanh chóng. Khi tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm trở nặng hơn, cơn đau dữ dội kéo dài liên tục yêu cầu chữa bằng phẫu thuật. Tuy nhiên sau khi phẫu thuật, người bệnh vẫn cần sử dụng thêm một số loại thuốc có tác dụng hỗ trợ hồi phục và thời gian sử dụng sẽ kéo dài khá lâu. Vấn đề đáng nói ở đây là khi sử dụng quá nhiều thuốc trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm người bệnh có thể xuất hiện những tác dụng phụ không mong muốn.

Khi hấp thụ thuốc Tây, cơ thể sinh ra các phản ứng gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của thận, gan và dạ dày. Sau khi dùng thuốc Tây trong một thời gian dài cơ thể thường xuyên cảm thấy: mệt mỏi, nóng trong, dễ nổi cáu, khó chịu, mụn nhọt, chán ăn,…

Đối với Đông y, bệnh thoát vị đĩa đệm do thận hư, khí trệ huyết ứ, phong thấp,… Vì thế, các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm đều lựa chọn sử dụng những loại thảo dược có tác dụng kiện tỳ, ích tràng, kháng viêm, tăng chức năng gan, thận,… từ đó hỗ trợ giảm áp lực dồn lên dây thần kinh, làm các cơn đau được suy giảm mà không gây tác dụng phụ cho người bệnh khi sử dụng lâu dài.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y là phương pháp vô cùng an toàn không chỉ trị dứt những cơn đau mà còn giúp ổn định các dây chằng phục hồi chức năng và tái tạo lại phần sụn bên trong đĩa đệm từ đó tăng thêm độ dẻo dai.

chua-thoat-vi-dia-dem-bang-dong-y

Các bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

1. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc từ ngải cứu

Theo các nghiên cứu, ngải cứu chứa nhiều tinh dầu và thành phần các hoạt chất có lợi: cineol, polyphenol có khả năng chống oxy hóa, giảm đau, giảm viêm.

Ngải cứu có tính ấm có tác dụng trừ hàn, diệt khuẩn, ôn kinh và kích thích lưu thông khí huyết. Vì vậy ngải cứu được ứng dụng nhiều để làm thuốc hỗ trợ điều trị xương khớp, rong kinh, thổ huyết, lạnh bụng, phong thấp và thoát vị đĩa đệm.

Cách 1: Sử dụng 1 nắm lá ngải cứu rửa sạch, để ráo. Tiếp đó đem rang nóng với muối và chườm vào khu vực đau nhức khoảng 20 phút đồng thời xoa bóp nhẹ để tinh chất trong ngải cứu được thấm đều xuống da. Mỗi ngày thực hiện phương pháp 3-4 lần để thấy được hiệu quả.

chua-thoat-vi-dia-dem-bang-dong-y

Cách 2: Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu rửa sạch, để ráo. Thực hiện xay nhuyễn lá ngải cứu sau đó lọc qua rây để lấy nước cốt pha với mật ong. Mỗi ngày sử dụng bài thuốc này 2 lần vào sáng và tối, áp dụng trong 15 ngày.

Cách 3: Dùng chày giã nát ngải cứu sau đó đem xào chung với một ít rượu. Ngay khi vừa tắt bếp, bọc hỗn hợp vào túi vải và thực hiện chườm vào vị trí đốt sống bị thoát vị đĩa đệm.

2. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc từ lá mật gấu

Trong thành phần của lá mật gấu có chứa Ursolic acid hay β-sitosterol là hoạt chất có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, tiêu diệt gốc tự do gây phá hủy sụn khớp đồng thời hỗ trợ giảm đau, giảm viêm tại đốt sống bị thoát vị đĩa đệm.

Cách 1: Sử dụng 4-5 lá mật gấu rửa sạch với nước, để ráo. Sau đó xay nhuyễn lá với 1 ly nước, lọc qua rây lấy nước cốt pha cùng 1 lon bia uống sau bữa ăn. Áp dụng bài thuốc trong 10 ngày các triệu chứng đau, khó chịu ở người bệnh sẽ được thuyên giảm.

Cách 2: Chuẩn bị 8-12 gr lá mật gấu tươi sắc với 3 bát nước trong 15 phút. Bỏ bã và chủ sử dụng nước chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Sau một thời gian sử dụng tình trạng đau mỏi vai gáy, đau thắt lưng giảm hẳn đồng thời hỗ trợ điều trị các bệnh lý như tiểu đường, mỡ máu cao.

chua-thoat-vi-dia-dem-bang-dong-y

3. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc từ cây đinh lăng

Đinh lăng là một thảo dược quý với nhiều tác dụng: tăng sức đề kháng, an thần, cải thiện giấc ngủ, giải độc, chống dị ứng, bồi bổ khí huyết và đả thông kinh mạch. Đồng thời, đinh lăng chứa nhiều acid amin, vitamin B, tanin, saponin hỗ trợ giảm đau dành cho người bị thoát vị đĩa đệm.

Cách 1: Sử dụng 1 nắm lá đinh lăng rửa sạch, để ráo và đem giã nát. Thực hiện sao dược liệu trên chảo nóng sau đó bọc vào túi vải và thực hiện chườm lên đốt sống bị thoát vị đĩa đệm chừng 20-30 phút.

Cách 2: Dùng 30gr thân và rễ đinh lăng thái lát mỏng, đem sắc với 1 lít nước. Sau đó bỏ bã, chắt lấy nước uống thành nhiều lần trong ngày. Liên tục sử dụng bài thuốc trong 2 tuần để tình trạng thoát vị đĩa đệm được cải thiện.

chua-thoat-vi-dia-dem-bang-dong-y

4. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc từ cỏ xước

Trong thành phần của cỏ xước chứa nhiều vitamin C, saponin, caroten, glucid, protide có khả năng giảm đau hiệu quả, tăng cường sức đề kháng, phục hồi và tái tạo các mô bị tổn thương, nâng cao sức khỏe của hệ cơ xương khớp. 

Cách 1: Chuẩn bị các thảo dược với lượng sau: 300gr rễ cây cỏ xước, 20gr ý dĩ, 20gr đỗ trọng, 16gr lá lốt. Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị sau đó đem sắc với 4 bát nước, tới khi mực nước còn khoảng nửa so với ban đầu thì dừng lại. Gạn lấy nước chia thành 3 lần uống trong ngày, sử dụng kiên trì trong 1 tháng.

Cách 2: Chuẩn bị 20gr cỏ xước, 20gr bạch liên, 20gr dền gai, 20gr chùm gửi, 20gr cỏ ngươi và 20gr lá lốt. Tất cả nguyên liệu được rửa sạch sau đó đem sắc với 4 bát nước và chia làm nhiều lần uống trong ngày.

4. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc từ cây trinh nữ

Cây trinh nữ chứa các hoạt chất có tác dụng an thần, giãn gân cốt và các dây thần kinh từ đó hỗ trợ người bệnh điều trị các bệnh về xương khớp. suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm phế quản, tiêu hóa,…

Cách thực hiện: Sử dụng 120gr rễ cây trinh nữ thái nhỏ sau đó đem sao trên chảo nóng cùng chút rượu trắng. Cuối cùng sắc hỗn hợp thuốc với 4 bát nước đến khi nước cạn còn khoảng nửa so với ban đầu thì dừng lại. Gạn lấy nước chia làm 2 lần uống trong ngày.

5. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc từ lá lốt

Theo Đông y, lá lốt có tính ấm giúp giữ ấm xương khớp, kích thích lưu thông máu, giảm đau, kháng viêm từ đó khu vực bị thoát vị đĩa đệm sẽ được phục hồi nhanh chóng mà không gây tác dụng phụ nào hại cho sức khỏe.

Cách 1: Lá lốt được thái nhỏ, đem sao nóng với muối. Khi hỗn hợp còn nóng bọc vào túi vải sau đó chườm tại khu vực bị đau chừng 20 phút để tinh chất trong lá lốt được thấm sâu vào da.

Cách 2: Đun nước lá lốt và thực hiện ngâm chân trước khi đi ngủ. Phương pháp này giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau, cải thiện giấc ngủ.

Cách 3: Sử dụng 40gr lá lốt xay nhuyễn, lọc bỏ bã lấy nước cốt. Sau đó đem đun sôi cùng 300ml sữa tươi chia thành 2 lần uống trong ngày và kiên trì 1 tháng để thấy được hiệu quả.

chua-thoat-vi-dia-dem-bang-dong-y

Lưu ý khi sử dụng Đông y chữa thoát vị đĩa đệm

Các bài thuốc Đông y đều là những phương pháp chữa bệnh tự nhiên nên hiệu quả mang đến không thể nhanh chóng như thuốc Tây. Vì vậy mà người bị thoát vị đĩa đệm nên sử dụng khi các triệu chứng ở mức nhẹ, và cần lưu ý thêm những việc làm sau đây để tăng hiệu quả chữa thoát vị đĩa đệm:

  • Đối với các trường hợp bị thừa cân, béo phì nên giảm cân để giảm áp lực cho cột sống
  • Hạn chế bưng bê các vật nặng, lao động quá sức sẽ khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm trở nên nặng hơn
  • Thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng để các triệu chứng bệnh không bùng phát dữ dội
  • Khi ngồi làm việc cần giữ lưng thẳng và không nên ngồi quá lâu nên đi lại sau 1-2 tiếng ngồi
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khỏe cho xương khớp
  • Cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng dành cho người bị thoát vị đĩa đệm. Các bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY

Cuối cùng, những bài thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm được sử dụng trong các trường hợp có triệu chứng nhẹ. Khi tình trạng bệnh trở nặng thì các bạn cần tìm tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh việc điều trị chữa thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần xây dựng lối sống sinh hoạt khoa học, chế độ ăn dinh dưỡng bổ sung chất cần thiết.