Ung thư dạ dày là bệnh lý nguy hiểm thuộc hệ tiêu hóa, nó gây tỷ lệ tử vong đứng thứ hai chỉ sau ung thư phổi và ung thư gan. Nếu phát hiện bệnh từ sớm, khả năng chữa khỏi lên đến 90% nhưng đa phần các bệnh nhân lại phát hiện khi ung thư đã di căn khắp cơ thể. Vậy biểu hiện của bệnh ung thư dạ dày là gì để nhận biết bệnh từ sớm, đọc thêm thông tin ở bài viết dưới đây nhé!
Ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày là bệnh lý xảy ra do sự phát triển đột biến, bất thường, không thể kiểm soát được hình thành nên các khối u ác tính. Khi bệnh diễn biến nặng hơn, khối u có thể lan ra các vùng xung quanh, di căn đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư dạ dày:
- Các tổn thương tiền ung thư
Niêm mạc dạ dày bị teo; tế bào tại niêm mạc dạ dày thay đổi hình thái giống như tế bào ở ruột và đại tràng (hiện tượng chuyển sản ruột); hoặc các tế bào này bị biến đổi cấu trúc, khiến cơ thể không thể kiểm soát được (nghịch sản).
- Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP)
Loại vị khuẩn này xâm nhập vào cơ thể và trú ngụ tại lớp màng trong dạ dày. Chúng gây các vết viêm loét, phá hủy niêm mạc dạ dày, gây ra các tổn thương tiền ung thư.
- Thừa cân, béo phì
Người có cân nặng vượt quá mức bình thường có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao, phổ biến nhất là ung thư phần tâm vị.
- Di truyền
Theo nghiên cứu, tỷ lệ di truyền từ mẹ sang con với gen viêm teo dạ dày là 48%. Ngoài ra, sự đột biến di truyền của E – cadherin gen (CDH1), hoặc mang các hội chứng di truyền như đa polyp tuyến, bệnh ung thư đại trực tràng không đa polyp cũng có liên quan đến .
- Nhóm máu
Thực tế, người bệnh có nhóm máu O, B, AB sẽ ít khả năng bị ung thư dạ dày hơn người thuộc nhóm máu A.
- Đã từng phẫu thuật dạ dày
Những người đã từng mắc các bệnh dạ dày hay gặp tai nạn phải trải qua phẫu thuật tại cơ quan tiêu hóa này có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư. Đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 15 tới 20 năm sau phẫu thuật.
- Tuổi tác
Tuổi tác càng cao thì nguy cơ bị bệnh càng lớn vì hệ miễn dịch suy giảm cùng với sự thoái hóa toàn cơ thể. Nhiều bệnh nhân mắc ung thư dạ dày khi đã bước qua tuổi 50.
- Giới tính
Một thông tin khá bất ngờ là đàn ông có tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày cao gấp hai phụ nữ.
Tham khảo thêm: Vì sao ung thư cổ tử cung lại là nỗi lo lắng lớn của nữ giới
Các giai đoạn ung thư dạ dày
Thông thường, bệnh ung thư dạ dày được chia làm 5 giai đoạn:
- Giai đoạn 0 còn được gọi là giai đoạn đầu của bệnh (giai đoạn sớm). Ở thời điểm này, các tế bào ung thư mới chỉ xuất hiện ở lớp niêm mạc dạ dày.
- Giai đoạn 1: các tế bào ung thư đã thâm nhập vào lớp thứ 2 của dạ dày. Tuy nhiên ở giai đoạn này vẫn chưa có biểu hiện của bệnh ung thư dạ dày rõ ràng để nhận dạng bệnh từ sớm.
- Giai đoạn 2: Các tế bào ung thư đi qua lớp dưới cơ, xâm lấn xuyên qua lớp niêm mạc dạ dày
- Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư lan sang hạch bạch huyết và lan rộng ra nhiều cơ quan khác của cơ thể.
- Giai đoạn 4: Ung thư di căn khắp cơ thể, ung thư dạ dày giai đoạn cuối hầu như không còn cơ hội chữa trị.
Ở giai đoạn đầu của bệnh, các tế bào ung thư dạ dày mới nằm ở lớp niêm mạc dạ dày. Kích cỡ khối u trong giai đoạn này thường rất nhỏ, có thể từ vài mm đến khoảng vài cm. Chúng không gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa bình thường của dạ dày. Vì thế rất khó phát hiện bệnh từ sớm.
Triệu chứng ung thư dạ dày
Biểu hiện của bệnh ung thư dạ dày hầu như không xuất hiện rõ rệt ở những giai đoạn đầu. Hầu hết, khi được phát hiện, tế bào ung thư đã lan ra các bộ phận khác và khả năng chữa trị bệnh thành công cực kỳ thấp. Nếu bệnh nhân đã từng có tiền sử bị mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, họ nên quan tâm tới sức khỏe, kiểm tra bệnh định kỳ, phát hiện sớm những dấu hiệu xấu có thể chuyển hóa thành bệnh ung thư.
Bệnh vẫn có thể được phát hiện sớm nếu người bệnh chú ý theo dõi những thay đổi trong thể trạng, sức khỏe. Các dấu hiệu ung thư dạ dày được nhận biết qua:
- Sụt cân
Đây là một trong những biểu hiện cơ bản nhất khi một người mắc bệnh ung thư dạ dày. Tình trạng giảm sút cân nặng nhanh chóng sẽ diễn biến xấu dần khi bệnh phát triển qua từng giai đoạn. Có những bệnh nhân có thể giảm tới 15% khối lượng cơ thể chỉ trong ba tháng.
- Đau bụng
Khi mới bắt đầu bị bệnh, các cơn đau bụng sẽ chỉ xuất hiện từng đợt. Tuy nhiên, càng về lâu khi bệnh đã nặng, tần suất và mức độ cơ đâu tăng dần. Thậm chí khi chuyển sang các giai đoạn cuối, dù người bệnh có sử dụng thuốc thì cơn đau vẫn không thuyên giảm.
Tham khảo thêm: Sử dụng thuốc tổng hợp Vitamin các lọai nhiều có thực sự tốt cho sức khỏe?
- Chán ăn
Người mắc bệnh ung thư dạ dày hay gặp hiện tượng khó nuốt, cảm giác thức ăn luôn bị nghẹn lại tại vùng cổ họng cùng với triệu chứng chán ăn, không có cảm giác ngon miệng khi ăn bất kỳ thức gì.
- Đầy bụng, khó tiêu sau khi ăn
Người bệnh luôn có cảm các buồn nôn sau khi ăn, cảm giác thức ăn bị nghẹn lại cổ họng như bị bệnh đau dạ dày thông thường. Cùng với đó là thức ăn khó tiêu, gây đầy bụng.
- Nôn ra máu
Dấu hiệu xuất huyết dạ dày là hiện tượng nôn ra máu, người bệnh cần xem xét đi khám bệnh khi bắt gặp tình trạng này. Bởi đó có thể là triệu chứng ung thư dạ dày.
- Đi ngoài ra phân đen
Những người bị bệnh viêm loét dạ dày thường xuất hiện triệu chứng này. Đây cũng có thể là một dấu hiệu nhận biết rằng bệnh đang chuyển hóa thành ung thư dạ dày.
Nhìn chung, ung thư dạ dày có các biểu hiện khá mờ nhạt và gần như tương đồng với các bệnh dạ dày khác. Vì vậy dễ gây tâm lý chủ quan cho người bệnh. Nhiều người chỉ đi khám bệnh khi biểu hiện bệnh hết sức nghiêm trọng, không thể chịu đựng được nữa
Ung thư dạ dày có nguy hiểm không?
Bệnh ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất về hệ tiêu hóa, có tỷ lệ vong chỉ xếp sau ung thư phổi và ung thư gan. Ước tính năm 2018 có khoảng 17.530 ca mắc ung thư dạ dày mới tại Việt Nam. Trong đó tỷ lệ nam giới gần gấp đôi nữ giới với số ca bệnh nam là 11.161, ca bệnh nữ là 6.366 (theo thống kê của Globocan).
“Ung thư dạ dày có chữa được không?” là câu hỏi chung của nhiều người quan tâm đến căng bệnh này. Theo các bác sĩ, nếu phát hiện các tế bào ung thư dạ dày muộn, khi chúng đã di căn tới các bộ phận khác trong cơ thể thì khả năng sống sót của người bệnh là cực kỳ thấp. Trái ngược với đó, nếu người bệnh phát hiện ra vấn đề ở dạ dày từ sớm, ngày từ những giai đoạn đầu bệnh mới khởi phát thì cơ hội chữa bệnh thành công lên tới 90%.
Vì thế, việc khám sức khỏe định kỳ, chủ động đánh giá các yếu tố nguy cơ cũng như thực hiện lối sống lành mạnh có thể giúp chủ động phòng ngừa và kiểm soát ung thư dạ dày. Nhận ra bệnh từ sớm và điều trị kịp thời sẽ làm tăng hiệu quả chữa bệnh, cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân.
Tham khảo thêm: Trào ngược dạ dày nguy hiểm như thế nào? Tại sao không nên bỏ qua các triệu chứng bệnh
Những đối tượng có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao
Những người có các yếu tố dưới đây thường có tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn người bình thường:
- Sử dụng nhiều muối trong chế độ ăn: các loại thịt cá ướp muối, xông khói, rau muối, quen ăn mặn,…
- Sử dụng các thức ăn kém vệ sinh an toàn thực phẩm, thức ăn bị hỏng, nấm mốc
- Bị bệnh thiếu máu ác tính
- Có thói quen hút thuốc lá
- Uống nhiều bia rượu
- Bị polyp dạ dày
- Bị viêm dạ dày lâu năm
Xét nghiệm ung thư dạ dày
Vì những biểu hiện của bệnh ung thư dạ dày không rõ ràng. Do đó, cách tốt nhất để phát hiện sớm bị ung thư dạ dày là khám sàng lọc ung thư thực quản – dạ dày. Khám sàng lọc được thực hiện nếu bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng.
Các xét nghiệm mà người bệnh cần thực hiện bao gồm: nội soi dạ dày, sinh thiết tổn thương nghi ngờ, xét nghiệm chất điểm chỉ khối u,…
- Chẩn đoán ung thư dạ dày
Sử dụng một số xét nghiệm trong chuẩn đoán xác nhận và phân loại giai đoạn ung thư dạ dày, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh chuẩn xác.
Phương pháp Nội soi dạ dày và ruột cho phép bác sĩ quan sát các hình ảnh trực quan bề mặt bên trong cơ quan tiêu hóa. Đây là một phương pháp rất cần thiết để phát hiện ung thư dạ dày từ những ngày đầu tiên trên lớp niêm mạc phủ phía trên hay phía dưới của ống tiêu hóa.
- Sinh thiết
Phương pháp sinh thiết được thực hiện bằng cách bác sĩ sẽ lấy ra một mẫu mô nhỏ từ khu vực nhìn bất thường trong dạ dày khi nội soi dạ dày. Sau đó bác sĩ sẽ xem xét mô đó dưới kinh hiển vi. Khi rút ra kết luận chuẩn xác, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm tiếp theo để chuẩn đoán giai đoạn bị bệnh.
Dạ dày là bộ phận tiêu hóa thường dễ bị tổn thương do thực những bước quan trọng đầu tiên của biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng. Nó dễ mắc các bệnh viêm nhiễm, trào ngược dạ dày không chỉ bởi vi khuẩn tấn công mà còn do đặc tính thức ăn mà cơ thể tiêu thụ. Nếu dạ dày vì gây hại quá mức sẽ dẫn đến ung thư dạ dày. Bệnh gây nguy cơ tử vong cao khi phát hiện lúc đã quá muộn. Các khối ung thư đã di căn. Vì vậy hãy chú ý bảo vệ sức khỏe bản thân, thăm khám bác sĩ định kỳ để có sức khỏe tốt nhất!
—————–
Nông sản Dũng Hà – nơi cung cấp thực phẩm sạch cùng thuốc Nam chất lượng tốt, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, an toàn, hiệu quả cho người sử dụng.
Thông tin liên hệ
- Hotline: 1900 986865
- Website: https://nongsandungha.com/
Hoặc bạn có thể qua trực tiếp tại các cơ sở Nông Sản Dũng Hà:
- Chi nhánh 1: 11 Kim Đồng – Phường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
- Chi nhánh 2: A10 – Ngõ 100 Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
- Chi nhánh 3: Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh
Nguồn tham khảo: careplusvn, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec