Trào ngược dạ dày là căn bệnh gây ra nhiều mệt mỏi vì những triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua kèm mùi thức ăn về lâu dài xuất hiện ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Bệnh có xu hướng tăng đáng kể do lối sống, thói quen sinh hoạt không khoa học của nhiều người đặc biệt ở độ tuổi trẻ. Bên cạnh cách điều trị bằng thuốc, phẫu thuật thì cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà cũng đang được quan tâm bởi tính an toàn và hiệu quả của nó mang lại. Dưới đây banthuocnam gửi tới các bạn những cách chữa trào ngược dạ dày đơn giản tại nhà.
Một số điều cần biết về trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày hay còn gọi là trào ngược acid dạ dày, là căn bệnh về tiêu hóa xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên thực quản gây tổn thương các cơ quan thực quản, thanh quản, miệng,…
Triệu chứng trào ngược dạ dày
Một số triệu chứng trào ngược dạ dày mà người bệnh thường gặp như:
- Ợ chua, ợ nóng, ợ hơi: đây là triệu chứng phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày, triệu chứng này xuất hiện sau khi ăn no, đầy bụng, khó tiêu và người bệnh sẽ cảm nhận được vị chua trong miệng.
- Triệu chứng buồn nôn: sau khi ăn triệu chứng này xuất hiện tạo cảm giác nghẹn thức ăn
- Khó nuốt, ăn không ngon: acid dạ dày trào lên gây sưng thực quản dẫn đến khó nuốt thức ăn, cảm giác đắng miệng từ đó khiến người bệnh ăn không ngon, chán ăn, sụt cân,…
- Viêm họng, ho, khàn giọng: khi acid dạ dày ợ lên gây tiết nhiều nước bọt, sưng thanh quản, ho, khàn tiếng,…
- Đau tức vùng ngực: triệu chứng này do sự kích thích các sợi dây thần kinh đi qua vùng ngực khiến người bệnh có cảm giác đau tức ngực.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày
Nguyên nhân trào ngược dạ dày xuất phát từ 2 yếu tố: sự bất thường ở cơ thắt dưới thực quản và sự bất thường ở cơ hoành, cụ thể:
- Thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học: ăn quá no, ăn những thực phẩm nhiều chất béo không lành mạnh (đồ ăn nhanh, nước có gas,…), sử dụng các chất kích thích (cafein, rượu, thuốc lá,…)
- Mắc bệnh lý liên quan đến dạ dày: người bệnh đang mắc các bệnh liên quan đến dạ dày như: viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp hang môn vị dạ dày,… thì có khả năng cao bị trào ngược dạ dày.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây: thuốc huyết áp, thuốc tiểu đường,…
- Thừa cân ,béo phì: gây áp lực lớn lên vùng bụng
- Phụ nữ mang thai dễ mắc trào ngược dạ dày.
Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Dạ dày là cơ quan bộ phận tiếp nhận và tiêu hóa lượng thức ăn cơ thể nạp vào. Dịch dạ dày cơ thể tiết ra bao gồm acid hydrochloric HCl có vai trò trong quá trình tiêu hóa protein trong thức ăn. Và khi dịch dạ dày được ợ lên, chúng bắt đầu ăn mòn gây tổn thương niêm mạc, xuất hiện tình trạng phù nề, viêm nhiễm, thậm chí là ung thư.
Các biến chứng trào ngược dạ dày người bệnh có thể mắc phải khi tình trạng bệnh trào ngược dạ dày không được điều trị kịp thời:
- Loét thực quản: acid dạ dày được ợ lên tiến hành ăn mòn, gây viêm loét thực quản
- Hẹp thực quản: biến chứng này là do khi những vết viêm loét được liền lại tạo ra sẹo gây ra hiện tượng hẹp thực quản cản trở quá trình vận chuyển thức ăn.
- Thực quản Barrett: biến chứng này do sự tổn thương liên tục đến lớp lót của thực quản. Đây là nguyên nhân chính gây ra ung thư thực quản.
- Các biến chứng bên ngoài thực quản: viêm họng, viêm tai giữa, viêm thanh quản, hen suyễn, xơ phổi,…
Các bài thuốc dân gian, đơn giản mà hiệu quả chữa trào ngược dạ dày
Bên cạnh sử dụng các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày khác như: thuốc Tây, phẫu thuật. Nhiều bệnh nhân đã tìm đến cách chữa bằng các bài thuốc dân gian tại nhà cũng bởi không tốn kém quá nhiều chi phí, nguyên liệu tự nhiên dễ tìm, các bước đơn giản cũng như không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Dưới đây là những bài thuốc chữa trào ngược dạ dày tại nhà hữu hiệu nhất được chúng tôi tổng hợp lại, các bạn cùng tham khảo nhé!
1. Chữa trào ngược dạ dày từ nha đam
Nha đam chứa thành phần gồm các hoạt chất arabinose, glycoprotein, acemannan với công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, ngăn ngừa sự tấn công của các vi khuẩn có hại. Ngoài ra nha đam hỗ trợ giảm lượng acid bài tiết trong dạ dày và phục hồi niêm mạc bị tổn thương.
Hướng dẫn thực hiện:
Nha đam được gọt sạch vỏ và tiến hành xay nhuyễn với nước lọc. Sau đó lọc qua rây, chắt lấy nước để sử dụng 2 lần/ ngày.
2. Chữa trào ngược dạ dày từ nghệ và mật ong
Nghệ từ lâu đã được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh dạ dày. Cũng bởi trong nghệ giàu curcummin – hoạt chất này hoạt động như kháng sinh tự nhiên, chống oxy hóa, kháng khuẩn, trung hòa acid trong dạ dày hiệu quả. Từ đó nghệ kết hợp với mật ong dùng để điều trị trào ngược dạ dày mà không gây tác dụng phụ cho người bệnh khi sử dụng lâu dài.
Hướng dẫn thực hiện:
Thực hiện pha lẫn tinh bột nghệ, mật ong và 100ml nước ấm. Sử dụng vào mỗi buổi sáng để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày.
3. Chữa trào ngược dạ dày từ gừng
Trong gừng chứa nhiều thành phần có tác dụng giảm đau, kháng viêm, đẩy nhanh quá trình phục hồi lớp niêm mạc bị tổn thương. Hơn nữa, gừng có tính ấm, vị cay hỗ trợ cải thiện triệu chứng ợ chua, ợ nóng, rối loạn tiêu hóa.
Hướng dẫn thực hiện:
Gừng tươi được chuẩn bị sẵn, đem cạo vỏ, thái lát và đun sôi khoảng 10 phút để tinh chất của gừng được hòa tan đều trong nước. Cuối cùng gạn lấy phần nước và sử dụng ngay khi còn ấm. Có thể dùng nghệ để làm tăng hương vị cho món ăn hàng ngày.
4. Chữa trào ngược dạ dày từ baking soda
Baking soda với công dụng cân bằng độ pH trong cơ thể từ đó hỗ trợ giảm lượng acid được bài tiết, tiêu viêm, đẩy lùi tình trạng đầy bụng, khó tiêu, đau tức ngực. Ngoài ra, baking soda giúp giãn nở mạch máu, khí huyết lưu thông, hỗ trợ tái tạo vùng niêm mạc bị tổn thương.
Hướng dẫn thực hiện:
Cách sử dụng baking soda chữa trào ngược dạ dày rất đơn giản. Hàng ngày bạn pha bột với nước để sử dụng 1 lần trong ngày, kiên trì sau một thời gian các triệu chứng khó chịu sẽ được đẩy lùi hoàn toàn.
5. Chữa trào ngược dạ dày từ trà hoa cúc
Hoa cúc chứa thành phần gồm nhiều hoạt chất có tác dụng giảm triệu chứng ợ hơi, ợ chua, giảm đau cũng như giúp tinh thần được thoải mái, an thần và ngủ ngon hơn.
Hướng dẫn thực hiện:
Hoa cúc khô được hãm trong ấm trà khoảng 10 phút là có thể sử dụng. Người bệnh có thể dùng trà hoa cúc thay cho trà hàng ngày để giúp cải thiện tình trạng bệnh trào ngược dạ dày.
6. Chữa trào ngược dạ dày từ hạt thì là
Hạt thì là được ví như một thảo dược quý. Vì hạt thì không chỉ hỗ trợ trị đầy hơi, ngăn ngừa viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày mà còn có công dụng ổn định huyết áo, tăng cường chức năng gan, cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa rụng tóc và giúp chắc khỏe xương.
Hướng dẫn thực hiện:
Người bệnh có thể sử dụng trực tiếp hạt thì là bằng cách nhai thật kỹ khoảng 2 thìa cà phê hạt trước bữa ăn. Hoặc có thể xay nhuyễn với 500ml nước sau đó đun sôi khoảng 5 phút, chắt lấy nước chia làm 3 lần sử dụng/ ngày.
7. Chữa trào ngược dạ dày từ lá mơ
Theo Đông y, lá mơ có vị đắng, tính mát, hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, trừ phong hoạt huyết, trừ thấp tiêu thũng. Do đó, lá mơ được sử dụng để giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, trị đau dạ dày và đặc biệt chữa trào ngược dạ dày.
Hướng dẫn thực hiện:
Lá mơ được rửa sạch, ngâm nước muối loãng để loại bỏ những bụi bẩn, tạp chất. Sau đó đem xay lá mơ cùng với nước lọc, lọc qua rây lấy nước cốt để sử dụng hàng ngày.
8. Chữa trào ngược dạ dày từ lá tía tô
Lá tía tô chứa thành phần gồm nhiều tinh dầu, hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan,… có tính kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn cao. Từ đó lá mơ được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ giảm dị ứng, chữa Gout, điều trị dạ dày, trào ngược dạ dày, nổi mề đay, mẩn ngứa,…
Hướng dẫn thực hiện:
Lá tía tô được chuẩn bị sẵn đem đi rửa sạch và ngâm với nước muối loãng. Tiếp đến xay nhuyễn với nước lọc, lọc qua rây chắt lấy nước cốt chia làm 2 lần sử dụng trong ngày. Hoặc có thể đun cách thủy lá tía tô, hãm lá trong nước sôi để sử dụng hàng ngày.
9. Chữa trào ngược dạ dày từ tỏi
Tỏi có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu của trào ngược dạ dày.
Hướng dẫn thực hiện:
Người bệnh có thể sử dụng tỏi trong các món ăn hàng ngày. Hoặc có thể thực hiện xay nhuyễn 15gr tỏi, tiếp đến ngâm cùng 100ml mật ong sau 3 tuần là có thể sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng các bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày
- Nguyên liệu tự nhiên không mang đến hiệu quả nhanh chóng, người bệnh cần kiên trì thực hiện để đạt được hiệu quả như mong muốn.
- Đối với cơ địa của một số người có thể bị mẫn cảm với thảo dược nào đó nên ngay sau khi có những triệu chứng bất thường cần ngưng sử dụng ngay.
- Với một số người bệnh đang trong quá trình điều trị các bệnh lý khác nên thăm hỏi ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng.
- Đồng thời kết hợp thay đổi những thói quen sinh hoạt, lối ăn uống không khoa học để quá trình điều trị trào ngược dạ dày được hiệu quả: không nên ăn quá nhiều trong một bữa, giảm cân đối với người bị béo phì, hạn chế sử dụng chất kích thích, kê cao gối khi ngủ, không nằm ngay sau ăn, không ngủ nghiêng bên phải,…
Các bài thuốc chữa trào ngược dạ dày tại nhà được chia sẻ ở trên được áp dụng đối với những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ, khi bệnh tình trở nặng cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về bệnh trào ngược dạ dày. Hãy chủ động thực hiện để có được một sức khỏe thật tốt nhé!