11/23/2024 03:21:30 pm

Điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ như thế nào?

Đa phần trẻ nhỏ dưới 4 tuổi đều có ít nhất một lần bị viêm tai giữa. Bệnh xảy ra do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn đồng thời cũng một phần vì cấu tạo tai của bé chưa hoàn thiện. Vậy cần làm gì để chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Cấu trúc của tai

Tai là bộ phận có chức năng nghe nhờ nhiệm vụ truyền các rung động từ màng nhĩ để chuỗi xương con. Nhờ cấu tạo của đặc biệt ở tai mà con người có thể cảm nhận âm thanh. Cụ thể, cấu tạo của tai gồm ba bộ phận chính:

  • Tai ngoài: bao gồm vành tai và ống tai
  • Tai giữa: màng nhĩ, hòm nhĩ, cùng vòi nhĩ và xương con (có xương búa, xương đe, xương bàn đạp)
  • Tai trong: Nằm ở phía trong cùng, sâu trong hộp sọ. Tai trong chứa ốc tai, các ốn bán khuyên, tiền đình. Đây chính là nơi những xung động thần kinh được chuyển đổi từ các xung động âm thanh nhận được từ tai giữa, nó đóng vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng cơ thể.

viem-tai-giua-o-tre

Tham khảo thêm: Trẻ ra mồ hôi trộm có đáng lo? Làm gì để khắc phục

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Bệnh lý nhiễm trùng ở tai phổ biến nhất là viêm tai giữa. Bệnh hình thành do xuất hiện của tổn thương hoặc viêm nhiễm bởi vi khuẩn trú ngụ và phát triển trong tai hay những yếu tố tác động từ môi trường ngoài.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi song tỷ lệ trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi bị bệnh chiếm tỉ lệ cao nhất. Vì ở các em bé, cấu trúc tai chưa phát triển toàn diễn cũng như hệ miễn dịch yếu.

Có ít nhất 73% trẻ em dưới ba tuổi sẽ có ít nhất một lần mắc bệnh viêm tai giữa, trong đó gần 50% số trẻ bị viêm tại giữa từ ba lần trở lên trước 4 tuổi.

Các loại viêm tai giữa: Tuy vào tình trạng cũng như thời gian bị bệnh, bệnh viêm tai giữa ở trẻ được chia làm các trường hợp sau: 

  • Viêm tai giữa cấp tính: virus gây ra biến chứng rối loạn chức năng vòi nhĩ, xảy ra sau một đợt nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Viêm tai giữa mạn tính: tình trạng viêm kéo dài nhiều ngày, có hiện tượng bị chảy mủ nhiều ngày qua lỗ thủng màng nhĩ (thông thường bệnh kéo dài trên 12 tuần)
  • Viêm tai giữa ứ dịch: niêm mạc của tai giữa bị viêm và tiết ra dịch. Tuy nhiên dịch này không chảy ra ngoài mà đọng lại ở màng tai. Dịch này có thể tồn tại ở ba dạng: thanh dịch (dịch lỏng, loãng), dịch nhầy và keo dính.

Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em

Biểu hiện của viêm tai giữa ở trẻ nhỏ có những đặc trưng sau:

  • Sốt cao, có thể lên tới 39 độ C.
  • Trẻ hay có thói quen dụi hoặc kéo, ngoáy tai khiến tai bị ù, đau tai.
  • Trẻ ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc, trằn trọc khó ngủ.
  • Chán ăn, biếng ăn.
  • Nôn ói
  • Tiêu chảy
  • Có dịch và mủ chảy ra từ ống tai ngoài.
  • Phản ứng với âm thanh kém.
  • Với trẻ lớn, bé có than phiền về triệu chứng đau đầu, đau tai hoặc suy giảm thính lực.

benh-viem-tai-giua-o-tre

Tham khảo thêm: 5 bài thuốc chữa chảy máu cam ngay tại nhà

Nguyên nhân viêm tai giữa ở trẻ em

Vi khuẩn, virus trong tai giữa gây ra nhiễm trùng tai. Tình trạng nhiễm trùng cũng có thể xảy ra khi trẻ bị cảm lạnh, cúm, dị ứng làm tắc nghẽn cửa mũi sau (còn gọi là viêm VA), vùng họng và vòi nhĩ.

  • Vòi nhĩ (tên gọi khác vòi Eustachian).

Bộ phần này là một ống vòi tai có kích thước cực kỳ hẹp, nối liền tai giữa và vòm họng. Vai trò của vòi nhĩ là điều chỉnh áp suất không khí, làm mới không khí trong tai, thoát chất tiết thường ngày từ tai giữa. Khi vòi nhĩ sưng là chất lỏng không thể lưu thông, tắc nghẽn lại trong lòng tai giữa gây nhiễm trùng. 

  • VA (Adenoids)

Đây là mô lympho nhỏ, nằm ở vị trí phía sau mũi, giữ chức năng như một hệ miễn dịch. Vì VA nằm ngay ở chỗ mở của các vòi nhĩ, nên khi VA bị viêm sưng, phồng to sẽ gây cản trở dòng lưu chuyển dịch, gây tắc nghẽn. Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến ở trẻ em.

Nguyên nhân lớn nhất khiến trẻ bị viêm tai giữa nhiều hơn người lớn là do cấu trúc tai chưa hoàn thiện, chức năng của vòi nhĩ còn khuyết thiếu hoặc do hệ miễn dịch cơ thể yếu.

Các rối loạn chức năng vòi nhĩ có thể gây ra viêm tai giữa ứ dịch với hiện tượng tắc vòi hay sự mở vòi bất thường. Vòi nhĩ có thể bị tắc cả về mặt cơ học và về mặt chức năng. Tắc vòi chức năng là do vòi nhĩ xẹp kéo dài, vì vòi nhĩ quá mềm, hay vì cơ chế mở vòi bất thường hoặc do cả hai lý do trên. Ở trẻ em, hiện tượng tắc vòi nhĩ dễ xảy ra hơn vì sụn vòi mềm hơn, đồng thời lòng vòi nhĩ cũng nhỏ hẹp hơn khiến hoạt động mở vòi trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, có vẻ như giữa đáy sọ mặt trẻ em và người lớn có sự khác biệt, căng màn hầu của trẻ nhỏ hoạt động kém hiệu quả hơn.

Viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến ở trẻ, phương pháp điều trị cũng không quá phức tạp. Bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày là câu trả lời cho “Viêm tai giữa ở trẻ em có tự khỏi không?”. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp bị bệnh đều cần điều trị bằng thuốc. Dù chữa bệnh đơn giản nhưng cha mẹ cần chú ý đến các diễn biến, triệu chứng bệnh của trẻ. Nếu trẻ chuyển biến bệnh nặng, khó kiểm soát cần đưa bé đi khám bác sĩ. Tránh để xảy ra các biến chứng như:

  • Bệnh viêm tai giữa cấp tính chuyển sang mãn tính, khiến tai bị đau, dịch chảy ra liên tục gây tác động xấu đến sức khỏe của trẻ.
  • Thủng màng nhĩ.
  • Khớp giữa các xương con bị xơ cứng.
  • Ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của những trẻ chưa sử dụng ngôn ngữ thành thạo.
  • Biến chứng bệnh nặng hơn là: viêm màng não, liệt dây thần kinh mặt, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch,…
  • Trẻ cũng có nguy cơ tử vong nếu nhiễm bệnh nặng, thể trạng yếu ớt

chua-viem-tai-giua-o-tre

Tham khảo thêm: Tiểu đường thai kỳ; bệnh lý nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

1. Giữ gìn vệ sinh tai mũi họng

Tai – mũi – họng là ba bộ phận có liên quan mật thiết với nhau do có liên thông và kết nối giữa những cơ quan này. Vì thế, khi bị viêm tai giữa, trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ tại cả ba bộ phận này.

Vệ sinh tai: nếu tai trẻ có bị chảy dịch, chảy mủ, bố mẹ cần làm sạch hết những dịch này. Sử dụng bông tăm sạch, lau nhẹ nhàng quanh vành và ống tai, không thọc bông ngoáy vào quá sâu làm tai thêm bị tổn thương. Không để giấy lau đến tránh vụn giấy vương lại trong tai. Tuyệt đối không dùng bông bịt kín tai bé nhằm ngăn chặn nước mủ chảy ra. Phải để dịch mủ thoát ra ngoài, nếu nó bị ứ đọng trong tai thì sẽ gây bệnh càng nặng.

Vệ sinh mũi: sử dụng nước muối sinh lý để rửa sạch mũi hằng ngày. Trong điều kiện thời tiết lạnh giá, nên sử dụng nước muối ấm để trẻ không bị cảm lạnh.

Vệ sinh họng: vệ sinh miệng trẻ đều đặn mỗi ngày. Với trẻ lớn hơn có thể hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối.

2. Cho trẻ ăn uống hợp lý

Những trẻ bị viêm tai giữa thường chán ăn, mệt mỏi. Do vậy thức ăn cho trẻ cần có hương vị thơm ngon cùng đầy đủ chất dinh dưỡng.

Tăng cường vitamin tự nhiên cho trẻ bằng các loại trái cây tươi. Đồng thời khuyến khích trẻ uống nhiều nước.

3. Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ

Chỉ cho trẻ sử dụng các loại thuốc được bác sĩ kê đơn, không tự ý dùng thuốc ngoài.

Với trẻ bị sốt, chườm khăn ấm để hạ nhiệt độ cơ thể. Đồng thời để trẻ mặc quần áo mỏng, thoải mái, phòng ngủ thoáng mát.

4. Đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có các biểu hiện bệnh nặng

Ngay khi trẻ có các biểu hiện bệnh nặng, bố mẹ không nên cố giữ bé tại nhà để tự chăm sóc. Hãy để các cơ sở y tế uy tín chữa bệnh cho trẻ. Các triệu chứng bệnh nặng bao gồm:

  • Trẻ liên tục quấy khóc, kêu đau và tần xuất đau tăng dần.
  • Bị sốt cao liên tục, có sử dụng thuốc hạ sốt nhưng không có tác dụng.
  • Trẻ khó chịu, bỏ bữa liên tục.
  • Trẻ bị nôn hoặc tiêu chảy.

tre-bi-viem-tai-giua

Tham khảo thêm: Sử dụng thuốc tổng hợp Vitamin các lọai nhiều có thực sự tốt cho sức khỏe?

Phòng ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Trẻ nhỏ rất hay bị mắc chứng viêm tai giữa vào thời điểm bất kỳ trong năm, khiến trẻ mệt mỏi cũng như gây khó khăn cho bố mẹ trong việc chăm sóc bé. Vì vậy, các biện phòng ngừa viêm tai giữa được nhiều bố mẹ quan tâm. Thực hiện các biện pháp sau để giảm nguy cơ bị bệnh:

  • Nhắc nhở và thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng.
  • Sử dụng dụng cụ ăn uống: bát, thìa, bình sữa riêng, có khử trùng.
  • Dạy trẻ cần che miệng khi ho, hắt hơi.
  • Nuôi trẻ bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu khi sau khi sinh, hạn chế cho trẻ ngậm bình sữa, núm vú giả để trẻ đỡ bị sặc, trớ.
  • Tiêm phòng đầy đủ các vaccine phòng cúm mùa, phế cầu, các loại vaccine khác hỗ trợ phòng ngừa bệnh viêm tai giữa.
  • Giữa ấm cơ thể trong suốt mùa lạnh, không để gió lùa trực tiếp vào cổ, mũi, miệng trẻ khi ngủ.
  • Xây dựng chế độ ăn cho con đầy đủ dinh dưỡng.
  • Khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn.
  • Không để trẻ phải tiếp xúc với khói thuốc lá

Cha mẹ cũng cần lưu ý rằng, bệnh viêm tai giữa có thể lây qua đường tai mũi họng. Vì vậy trong các thời điểm bệnh bùng phát nhiều, nên tránh để trẻ tiếp xúc với các bé bị bệnh khác.

—————–

Nông sản Dũng Hà – nơi cung cấp thực phẩm sạch cùng thuốc Nam chất lượng tốt, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, an toàn, hiệu quả cho người sử dụng.

Hãy tới đây để mua những thực phẩm an toàn, chát lượng làm nên bữa ăn giàu giá trị dinh dưỡng, đa dạng mỗi này cho bé khỏe mạnh nhé!

Thông tin liên hệ

Hoặc bạn có thể qua trực tiếp tại các cơ sở Nông Sản Dũng Hà:

  • Chi nhánh 1: 11 Kim Đồng – Phường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
  • Chi nhánh 2: A10 – Ngõ 100 Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
  • Chi nhánh 3: Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.