Cà độc dược – cái tên khiến nhiều người nghĩ đến ngay đây là một loại cây có độc tính, gây chết người. Tuy nhiên, cây cà độc dược nếu được sử dụng đúng mục đích và đúng cách sẽ mang lại hiệu quả chữa bệnh bất ngờ. Để hiểu rõ hơn về tác dụng chữa bệnh của cà độc dược thì đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Cà độc dược là cây gì?
Cây cà độc dược có tên khoa học là: Datura metel L, hay còn được gọi bằng tên khác như Mạn đà la, có nguồn gốc từ Peru và Mexico.
Cà độc dược là một loại cây cỏ nhỏ, mọc quanh năm với chiều cao lên đến 1-2m. Thân cây tương đối nhẵn, với 2 màu chủ yếu là xanh hoặc tím. Trên thân cây mọc ra nhiều cành non cùng rất nhiều lông tơ ngắn. Lá cây có hình trứng với phần đầu nhọn và đáy hẹp. Kích thước 2 bên lá không đồng đều, mép lá lượn sóng hoặc chẻ với số lượng 3-4 răng cưa. Hoa của cây cà độc dược có dạng hình phễu mọc từ nách lá, quả hình cầu chứa gai mềm khi nhỏ có màu xanh, lúc già chuyển dần sang màu nâu.
Ở nước ta, có 3 loại cà độc dược:
- Hoa trắng, thân và cành màu xanh.
- Hoa đốm tím với thân, cành màu xanh.
- Loại thứ 3 được lai giữa hai loại trên.
Tác dụng của cây cà độc dược
Chữa bệnh viêm xoang
Người bị viêm xoang có thể áp dụng phương pháp sau để có thể giảm triệu chứng viêm xoang và nghẹt mũi:
Bạn dùng lá tươi và rễ cây ngộ độc dược phơi khô, bỏ vào nồi đất đun với nước trên lửa nhỏ cho đến khi sôi có khói bốc lên. Sử dụng một chiếc ống hút hít hơi khói trong vòng 2-3 phút, không hít quá lâu để tránh bị ngộ độc.
Chữa bệnh đau nhức xương khớp
Chuẩn bị 300gr các loại hoa, rễ và lá của cây cà độc dược rửa sạch, phơi khô và rang trên chảo nóng cho đến khi trở vàng. Tiến hành ngâm với 1 lít rượu trắng trong khoảng 2 tuần là có thể lấy ra xoa bóp cho vùng xương bị đau nhức. Phương pháp này giúp bạn chữa đau xương hiệu quả.
Chữa trị đau thần kinh tọa
Chuẩn bị một vài lá cây cà độc dược rửa sạch, ráo nước và hơ trên bếp lửa đến khi lá quắt lại và mềm ra. Đắp trực tiếp lá vừa hơ nóng lên vùng thần kinh tọa bị đau, đắp cho đến khi lá hết nóng thì thay lá khác. Cứ tiếp tục như vậy đến khi cảm thấy đỡ đau thì ngừng. Cố gắng kiên trì trong một thời gian dài sẽ giúp người bệnh tránh xa được các cơn đau thần kinh tọa.
Chữa hen suyễn và ho
Lá cà độc dược được đem thái nhỏ và phơi khô. Sau đó cho vào giấy cuộn lại rồi hút như hút thuốc. Mỗi ngày chỉ sử dụng tối đa 1gr, dừng ngay khi xuất hiện triệu chứng ngộ độc.
Hỗ trợ điều trị nôn mửa
Chuẩn bị lá cây cà độc dược rửa sạch, để ráo sau đó đem ngâm với rượu. Sau đó mỗi ngày dùng khoảng 10-15 giọt.
Điều trị mụn nhọt và sưng đau
Lá cây cà độc dược được đem ngâm rượu, sau đó dùng lá đắp lên mụn nhọt giúp giảm đau và sưng. Thực hiện hàng ngày cho tới khi tình trạng bệnh khỏi hẳn.
Một số lưu ý khi sử dụng cà độc dược chữa bệnh
Mặc dù cà độc dược có tác dụng chữa bệnh nhưng vì có hàm lượng độc tính cao nên khi sử dụng không đúng cách sẽ gây hại tới tính mạng. Do đó người sử dụng cần lưu ý những điều sau:
- Không sử dụng cho người có thể trạng yếu.
- Trong quá trình sử dụng mà gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, khó thở phải lập tức đến bệnh viện để giải độc.
- Có thể giải độc ở nhà bằng cách pha 2 muỗng đường với 10gr cam thảo và 200ml nước nóng để uống. Sau đó đưa người bệnh đến bệnh viện để kiểm tra.
- Không tự ý sử dụng nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Những người nên tránh sử dụng cà độc dược
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
- Bệnh nhân mắc bệnh suy tim.
- Người thường xuyên bị táo bón.
- Bệnh nhân mắc hội chứng Down.
- Người bị sốt, viêm loét dạ dày và trào ngược thực quản.
- Người có triệu chứng cao huyết áp, rối loạn thần trí.
- Người mắc chứng đi tiểu khó, viêm đại tràng kết loét và tăng nhãn áp góc hẹp.
Triệu chứng ngộ độc cà độc dược
Thành phần có trong cây cà độc dược gồm: hyoscyamine, atropine, và scopolamine… Nên khi bị ngộ độc bạn sẽ cảm thấy hơi khô miệng, giảm tiết mồ hôi và nhịp tim chậm. Nếu nặng hơn sẽ gây giãn đồng tử, da đỏ, ảo giác hoặc hôn mê,…
Người sử dụng hít hơi từ cây cà độc dược được chế biến sẽ có biểu hiện ngộ độc nhanh hơn ở người ăn nhầm lá hoặc quả.
Cách giải ngộ độc cà độc dược
Khi phát hiện những biểu hiện ngộ độc thì cần phải nhanh chóng loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Người bị ngộ độc cần được nôn và rửa dạ dày. Khi chưa thể đưa bệnh nhân đến trạm y tế, hãy dùng nước chè gây nôn trước.
Hy vọng với những thông tin trên, các bạn đã có cho mình một cái nhìn tổng quát về cách sử dụng đúng, triệu chứng ngộ độc và cách giải độc để tránh những đáng tiếc không xảy ra. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết!