05/20/2024 03:57:57 am

7+ Tác Dụng Chữa Bệnh Thần Kỳ Của Cam Thảo

Từ lâu, cam thảo đã trở thành một vị thuốc quen thuộc được sử dụng rộng rãi trong cả Đông Y và Tây Y. Với những công dụng tuyệt vời, cam thảo dần được dùng như một loại gia vị trong nhiều hộ gia đình. Người ta thường chế biến cam thảo thành một loại thức uống thay trà hàng ngày để bồi bổ sức khỏe. Hãy cùng banthuocnam tìm hiểu nhiều hơn về tác dụng của cam thảo trong chữa bệnh ngay bài viết dưới đây nhé!

Một số đặc điểm về cam thảo

Cam thảo có tên khoa học là Glycyrrhiza uralensis, họ đậu có nguồn gốc từ Châu Á. Bộ phần thường được sử dụng là rễ cây, chúng có vị ngọt, tính bình. Loại thảo dược này sử dụng làm thuốc trong y học và làm hương liệu trong sản xuất (kẹo, một số loại thực phẩm và đồ uống).

Ở nước ta có 3 loại cam thảo sinh sống ở những vùng khác nhau và mỗi loại có đặc điểm để nhận dạng riêng:

  • Cây cam thảo nam (cây cam thảo đất): Xuất hiện nhiều ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc hoặc vùng đồng bằng miền Nam. Với chiều cao từ 0,4-0,7m. Rễ cam thảo nam khá lớn và thường mọc thành chùm, nếu cây già thì thân sẽ hóa gỗ ở phần gốc. Lá có đặc tính mọc đơn lẻ đối xứng hoặc thành vòng 3 lá.
  • Cây cam thảo bắc: Có nguồn gốc từ Trung Quốc và sau khi du nhập về Việt Nam chúng mọc hoang ở nhiều nơi như Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Hoa hình cánh bướm, màu tím nhẹ và thời điểm ra hoa vào mùa hè hoặc đầu thu.
  • Cam thảo dây: Phần lá mọc như lông chim, mọc thành từng chùm màu hồng ngọc. Quả của loại cây này khá nhỏ, bên trong có hạt hình cầu màu cam đỏ. Xuất hiện nhiều ở vùng đồng bằng miền Nam hoặc 1 số tỉnh miền Bắc như Lạng Sơn, Hưng Yên, Thanh Hóa,…

Tác dụng thần kỳ của cam thảo trong chữa bệnh

Chữa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, dạ dày

Theo các chuyên gia sức khỏe, cam thảo có khả năng chữa trị viêm loét dạ dày, ợ nóng, đau bụng, viêm dạ dày mãn tính. Thành phần dược chất trong cam thảo thúc đẩy quá trình hoạt động tăng tiết dịch nhầy ở dạ dày. Hợp chất flavonoid giúp ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày ở con người.

Chữa các bệnh liên quan đến hệ hô hấp

Cam thảo có khả năng làm loãng dịch nhầy có trong đường hô hấp, trừ long đờm. Từ đó mà có thể chữa các bệnh như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, hạ sốt và giảm đau đầu.

Chống nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus

Thông qua quá trình kích hoạt các Interferon giúp cơ thể chống lại virus nhiễm bệnh và tăng hệ miễn dịch hiệu quả.

Giảm triệu chứng mãn kinh

Các hoạt chất kích thích hormone Estrogen được tìm thấy trong cam thảo có khả năng giảm thiểu các triệu chứng tiền mãn kinh. Bên cạnh đó, cam thảo giúp giảm triệu chứng đau bụng kinh trong kỳ kinh nguyệt của nữ giới.

Điều trị các bệnh về da

Thành phần trong cam thảo có đặc tính kháng viêm từ đó được dùng để điều trị các bệnh về da như: chàm, chảy máu, lở loét, vảy nến, da bị đốm nám, viêm da.

Tốt cho tim mạch

Cam thảo có khả năng ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol gây ra bệnh tim mạch. Đồng thời tăng lưu lượng acid mật giúp cân bằng nồng độ cholesterol ở mức thích hợp cho cơ thể.

Tăng cường chức năng của tuyến thượng thận

Hợp chất Acid Glycyrrhizic trong cam thảo có khả năng làm chậm quá trình phân hủy hormone Cortisol, giúp giảm các triệu chứng trầm cảm, mệt mỏi và thường xuyên căng thẳng thần kinh.

Chữa Lupus ban đỏ hệ thống

Cam thảo được kết hợp với các vị thuốc khác trong bài thuốc chữa các triệu chứng trong bệnh Lupus ban đỏ hệ thống. Bài thuốc giúp cơ thể điều hòa khí huyết và giảm thiểu tình trạng bứt rứt và chán ăn.

Điều hòa lượng Kali trong máu

Việc hấp thu nồng độ Acid Glycyrrhizic trong cam thảo sẽ giúp điều hòa lượng kali có trong máu ở mức thích hợp cho cơ thể.

Ngoài ra, cam thảo còn được biết đến với nhiều tác dụng khác như: giảm thiểu rối loạn chức năng gan, lao phổi, sốt rét, ngộ độc thực phẩm, áp xe, phục hồi sau phẫu thuật,…

Một số lưu ý khi sử dụng cam thảo

  • Trong cam thảo có chứa 5 – 20% Glycyrrhizin là chất ngọt gấp khoảng 50 lần Saccarozo. Khi sử dụng quá nhiều loại thảo dược này có thể gây ra một số độc tố, giảm hàm lượng Kali trong máu từ đó dẫn đến tăng huyết áp.
  • Không nên kết hợp cam thảo chung với nhân trần vì có thể gây ra phản tác dụng và sinh ra nhiều loại bệnh khác. Lý do bởi nhân trần và cam thảo đều mang tính hàn. Đồng thời cam thảo có tính giữ nước còn nhân trần lại giúp thận đào thải bớt nước. Do đó mà khi kết hợp 2 loại thảo dược này sẽ gây hại cho cơ thể.
  • Đối với phụ nữ sau sinh không nên sử dụng cam thảo vì nó gây ra tắc sữa hoặc mất sữa. Nhân trần có tính lợi tiểu sẽ gây mất nước và chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi. Do đó mà các chị em đang mang thai và sau sinh không nên sử dụng 2 loại thảo dược này.

Với những chia sẻ về tác dụng của cam thảo, banthuocnam hy vọng có thể giúp ích được cho bạn trong việc nhận thức được khả năng chữa bệnh của cam thảo. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết!