Đau gót chân là một trong những căn bệnh phổ biến thường gặp ở phụ nữ và người già. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình vận động quá nhiều hoặc các chấn thương dẫn đến tình trạng các dây thần kinh bị chèn ép, do bệnh béo phì, các bệnh về viêm khớp và cơ xương,… hoặc mang giày cao gót trong thời gian dài. Thông qua bài viết dưới đây, banthuocnam sẽ hướng dẫn cho bạn cách chữa đau gót chân bằng các phương pháp dân gian hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết đau gót chân
Ở một số người, cơn đau gót chân có thể xuất hiện đột ngột mà không hề có dấu hiệu báo trước nào. Cụ thể, một số người cho biết gót chân bỗng nhiên thấy đau, không thể đi được sau khi mang giày vào. Thậm chí khi đã bỏ giày ra, gót chân vẫn cảm thấy đau nhức, nhất là khi người bệnh cố đưa bàn chân cao lên hoặc đưa duỗi mũi chân tới trước.
Thực tế, dấu hiệu đau gót chân của mỗi người không giống nhau. Tùy theo nguyên nhân bệnh mà vị trí, mức độ và thời điểm đau có một chút khác biệt, ví dụ:
- Vị trí: Cơn đau có thể xuất hiện ở sau gót chân, dưới gót chân hoặc từ trong xương gót chân đau ra.
- Mức độ: Cơn đau có thể tăng lên khi thay đổi động tác từ nằm hay ngồi lâu sang động tác đứng.
- Thời điểm: Có thể đau nhiều vào buổi sáng khi mới ngủ dậy, lúc vừa bước chân xuống giường. Tuy nhiên sau khi đi lại vận động một lúc thì triệu chứng đau sẽ giảm dần.
Nguyên nhân dẫn đến đau gót chân
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau gót chân, bao gồm cả bệnh lý. Sau đây là một số bệnh lý phổ biến gây ra tình trạng này:
Viêm cân gan chân
Viêm cân gan chân (Plantar fasciitis) là tình trạng viêm của cân gan chân (dải cơ gân dưới lòng bàn chân chạy từ các ngón chân tới gót chân). Những người dễ bị tình trạng này bao gồm những người có bề mặt lòng bàn chân bất thường (quá phẳng, tức bàn chân bẹt hoặc quá cao), người béo phì, người phải đi bộ hoặc đứng lâu thường xuyên,… Cơn đau gót chân do bệnh lý này thường xuất hiện khi người bệnh thức dậy vào buổi sáng hoặc sau khi họ ngồi trong một thời gian dài.
XEM THÊM: Loãng xương là gì? Phương pháp hỗ trợ điều trị loãng xương hiệu quả
Gai xương gót
Đây là tình trạng phổ biến thứ nhì gây ra tình trạng đau gót chân. Nói một cách đơn giản, gai xương gót là hậu quả của viêm gan chân kéo dài, từ đó dẫn đến vùng gót chân của người bệnh mọc gai.
Hội chứng đường hầm cổ chân
Đường hầm cổ chân là một khoảng hẹp nằm ở mặt trong của cổ chân, cạnh xương mắt cá chân. Hội chứng đường hầm cổ chân là tình trạng dây thần kinh chày sau bị chèn ép do gãy xương, khối u, hạch hoặc gai gót chân.
Bệnh lý này khiến người bệnh bị đau, tê, bỏng rát hay có cảm như bị điện giật phía bên trong mắt cá chân hoặc dưới lòng bàn chân. Không những vậy, các triệu chứng còn có thể lan đến gót chân, vòm chân, ngón chân và thậm chí cả bắp chân.
XEM THÊM: Tình trạng thoái hóa cột sống ở dân văn phòng tăng cao
Viêm gân hoặc đứt gân gót chân
Gân gót chân Achilles là một gân cơ nằm ở phần mặt sau cẳng chân, bám vào xương gót chân. Khi bị viêm gân Achilles, ngoài triệu chứng đau gót chân, phần gân còn có cảm giác dày lên, sưng và khiến chân bị trì nặng khi vận động, bên cạnh đó, chồi xương cũng có thể xuất hiện (trong trường hợp viêm tại điểm bám gân).
Trong trường hợp đang vận động mà nghe tiếng “phụt” ở mặt sau cẳng chân hoặc gót chân thì rất có thể gân gót chân Achilles của bạn đã bị xé rách (đứt gân Achilles).
Viêm bao hoạt dịch
Viêm bao hoạt dịch gót chân xảy ra khi túi hoạt dịch xung quanh gót chân bị viêm do vi khuẩn. Khi đó, người bệnh cảm thấy sưng tấy quanh mặt sau của khu vực gót chân, đau cơ bắp chân khi chạy hoặc đi bộ, da sau gót chân bị đỏ hoặc nóng…
Viêm tủy xương
Viêm tủy xương là một bệnh nhiễm trùng ở xương, một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng. Các dấu hiệu cho thấy người bệnh bị đau gót chân do viêm tủy xương gồm sốt, khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn. Đồng thời, phần gót chân cũng trở nên mềm, đỏ và ấm.
Viêm khớp phản ứng
Đau gót chân có thể là biểu hiện bệnh viêm khớp phản ứng. Đây là một dạng viêm khớp gây đau đớn do quá trình đáp ứng quá mẫn của hệ miễn dịch đối với tình trạng nhiễm khuẩn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các tổn thương trầm trọng liên quan hệ thống vận động.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng rối loạn viêm mãn tính của cơ thể. Ở một số người, tình trạng này có thể làm hỏng nhiều hệ cơ quan, bao gồm da, mắt, phổi, tim và mạch máu. Khi bị viêm khớp dạng thấp ở bàn chân, người bệnh không chỉ đau gót chân mà còn có dấu hiệu mệt mỏi, sốt và chán ăn.
Gãy xương
Đây là chấn thương liên quan đến hoạt động thể chất với cường độ cao lặp đi lặp lại như tập thể dục gắng sức, chơi thể thao hoặc làm việc chân tay nặng nhọc. Khi nghi ngờ bị gãy xương, bạn nên đến bác sĩ ngay chứ không nên tự điều trị tại nhà.
Chữa đau gót chân bằng phương pháp dân gian hiệu quả
Chữa đau gót chân bằng ngâm muối Epsom
So với các loại muối thông thường, muối Epsom có công dụng chữa đau gót chân khá hiệu quả, nhờ vào khả năng khử trùng, giảm đau và tiêu sưng.
Bạn chỉ cần hòa tan 3 thìa muối Epson với nước ấm, tiến hành ngâm chân trong vòng 20 phút. Sau đó massage trong vòng 5 phút rồi lau khô chân. Chỉ khoảng 1 tuần sau bạn sẽ thấy công hiệu.
Chữa đau gót chân bằng tỏi
Theo các nghiên cứu, củ tỏi có chứa nhiều thành phần Glycogen, Phytoxin có công dụng khử trùng và kháng viêm hiệu quả.
Tiến hành cắt tỏi thành lát nhỏ, ngâm tỏi với rượu trắng trong 10 ngày. Khi tỏi chuyển sang màu vàng thì có thể chắc ra uống sáng và tối, mỗi lần 1 ly nhỏ.
Sử dụng rễ cà tím để chữa đau gót chân
Sử dụng rễ cà tím để chữa đau gót chân bằng cách: rửa sạch rễ cà tím và phơi chúng từ 2-3 ngày. Sau khi rễ cà tím khô, bạn chỉ cần mang đi nấu sôi trong vòng 20 phút và đổ nước đó ra ngâm chân trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Cứ thực hiện như vậy mỗi ngày hai lần, trong vòng một tháng bạn sẽ thấy không còn đau như lúc ban đầu nữa.
Chữa đau gót chân từ đậu phụ
Nghe có vẻ thấy vô lý nhưng đậu phụ là một trong những phương pháp chữa đau gót chân vô cùng hiệu quả. Bạn chỉ cần nấu sôi đậu phụ trong nước cho đậu phụ thật nóng. Đổ đậu phụ ra một cái thau và đặt phần gót chân đau vào phần đậu phụ để ngâm cho đến khi miếng đậu phụ không còn nóng nữa thì ngưng. Chỉ cần thực hiện mỗi ngày 3-5 lần sẽ khỏi.
Sử dụng gừng để chữa đau gót chân
Gừng có tác dụng làm giảm đau gót chân hiệu quả. Bạn chỉ cần giã nhuyễn gừng, trộn với rượu trắng. Sau 2-3 ngày tiến hành lấy hỗn hợp massage gót chân. Ngoài ra bạn có thể lấy một miếng vải trắng, đắp xác gừng với rượu lên phần gót chân và bó lại. Đến khi cảm thấy không còn nóng nữa thì tháo ra. Thực hiện mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ, sẽ giúp bạn loại bỏ được những cơn đau gót chân khó chịu.
Chữa đau gót chân bằng xương rồng gai
Bạn dùng một nhánh xương rồng gai, nhỏ bỏ hết gai. Tách nhánh xương rồng ra làm đôi. Dùng nhánh xương rồng đã tách đắp trực tiếp và cố định lên phần gót chân bị đau mỗi buổi tối trước khi ngủ. Chỉ cần sau 1 tuần, các cơn đau dai dẳng sẽ không còn đeo bám bạn nữa.
Chữa đau gót chân bằng đương quy
Bạn cần chuẩn bị xuyên khung (15g), nhũ hương (15g), chi tử (15g), đương quy (20g), một dược (15g). Tiến hành sấy khô/ phơi khô rồi giã nhuyễn thành bột. Dùng một miếng vải bó hỗn hợp bột trên và bỏ vào đế giày dép mà bạn đi hàng ngày.
Chữa đau gót chân bằng cây thảo ô
Đem các dược liệu thảo ô, tế tân, phòng phong phơi khô và tán nhuyễn thành bột. Lấy bột thuốc rắc lên đế giày dép để chữa đau gót chân. Thảo ô rất độc nên bạn lưu ý không được uống nó.
Chữa đau gót chân bằng củ nghệ
Trong nghệ có chất curcumin là hoạt chất quý giúp cho việc điều trị ung thư, chống viêm và bảo vệ nhiều bộ phận của cơ thể. Vì vậy củ nghệ được sử dụng để làm giảm tình trạng đau gót chân.
Nghệ đem phơi khô và tán thành bột. Lấy khoảng 2 thìa cà phê nghệ và 2 muỗng mật ong. Sau đó cho thêm một ít nước trộn đều và uống vào buổi sáng và tối. Sử dụng khoảng 1 tháng để thấy hiệu quả.
Ngoài các phương pháp chữa đau gót chân bằng các bài thuốc dân gian trên, bạn cũng có thể sử dụng bột cây thấu cốt thảo, rễ cây đậu tương, giấm táo, rễ cà pháo, cà tím,… để chữa đau gót chân. Một chế độ ăn hợp lý giàu chất canxi cũng hỗ trợ giảm đau gót chân hiệu quả.
Kết luận
Những chia sẻ trong bài viết trên hy vọng có thể giúp ích được cho bạn chữa đau gót chân hiệu quả. Hãy áp dụng chúng ngay nếu bạn đang bị các cơn đau từ gót chân làm cản trở cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nhé.