05/09/2024 07:43:01 am

Nâng cao sức khỏe cùng 9 bài thuốc ngâm rượu nổi tiếng

Từ xa xưa trong dân gian Việt Nam đã nổi tiếng với nhiều bài thuốc ngâm rượu qúy cùng các vị thuốc Đông Y. Mỗi loại rượu ngâm sẽ mang những công dụng khác nhau cùng những lưu ý riêng. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 9 bài thuốc ngâm rượu nổi tiếng. Hãy cùng tham khảo nhé!

Những bài thuốc ngâm rượu nổi tiếng không thể không biết

1. Bài thuốc ngâm rượu ba kích tím

Ba kích tím có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền, ba kích có vị cay xen lẫn ngọt, tính ấm. Bộ phận của ba kích được sử dụng là thuốc là rễ ba kích. Rễ ba kích to, bụ, nhiều cùi, có màu tím sẽ có tác dụng tốt hơn những loại ba kích khác.

Vị thuốc này có chứa chất đường,vitamin C ít nhựa. Công dụng của ba kích nói chung sẽ là bổ thận, trợ dương, hỗ trợ xương khớp. Cụ thể được sử dụng trong các trường hợp: liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm; chứng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ và các bệnh phong thấp, nhức mỏi xương,… 

Cách sử dụng ba kích tím

Ba kích có thể sử dụng trong nấu ăn, hầm cùng với thịt gà, thịt dê để bồi bổ sức khỏe. Đa phần mọi người sẽ sử dụng ba kích ngâm cùng với rượu gạo nếp. Rượu ngâm từ một tháng trở lên là đã có thể sử dụng. Rượu ngâm lâu sẽ có màu sắc chuyển dần từ xanh sang tím, mùi hương hấp dẫn.

Khi dùng ba kích tím ngâm rượu cần lưu ý cách ngâm đúng, loại bỏ phần lõi độc bên trong trước khi ngâm. Có như vậy bài thuốc ngâm rượu này mới tốt. 

Đối tượng không nên sử dụng rượu ngâm ba kích

Đây là những người nóng trong, tiêu hóa kém, âm hư như:

  • Những người tinh trùng yếu
  • Người mắc bệnh tim mạch
  • Suy gan, thận
  • Mắc bệnh tiêu hóa
  • Có bệnh về mắt
  • Huyết áp thấp
  • Phụ nữ mang thai
  • Người sắp làm phẫu thuật

ba-kich-ngam-ruou

Tham khảo thêm: Bệnh gan nhiễm mỡ là gì? Làm gì khi gan nhiễm mỡ

2. Hà thủ ô làm bài thuốc ngâm rượu

Công dụng của Hà thủ ô

Hà thủ ô là loại thuốc đông y có nhiều công dụng quý như:

  • Tăng cường chức năng gan, giải độc gan, làm mát gan.
  • An thần, chống suy nhược thần kinh.
  • Bảo vệ hệ tuần hoàn: chống xơ vữa động mạch, tăng cường hệ miễn dịch, giảm cholesterol, mỡ máu
  • Giữa mái tóc đen, bóng mượt, ngăn ngừa tóc bạc.
  • Chữa nhức mỏi gối.
  • Hỗ trợ hiệu quả tiêu hóa.
  • Ngăn ngừa lão hóa da

Ngâm rượu hà thủ ô

Hà thu ô đỏ được đánh giá có tác dụng cao hơn hà thủ ô trắng. Cách ngâm rượu hà thủ ô khá đa dạng, có nhiều cách ngâm khác nhau. Dưới đây là 4 công thức làm bài thuốc ngâm rượu hà thủ ô thường phổ biến nhất.

Hà thu ô ngâm cùng đỗ đen (tỉ lệ 3:1). Trước khi ngâm hà thủ ô trong rượu nên ngâm trong nước vo gạo trong khoảng 24h để loại bỏ tính chát và nóng. Sau đó phơi để hà thủ ô khô trở lại. Với đó, đỗ đen cần rang trước với lửa nhỏ cho thơm. Vị rượu sẽ thanh ngọt, thơm hơn.

Rượu hà thủ ô đường phèn. Tỉ lệ khuyên dùng là 1,5kg hà thủ ô với 0,5 kg đường ngâm trong 7 – 8 lít rượu nếp 40 độ.

Thay thế đường phèn bằng mật ong để làm bài thuốc ngâm rượu cùng hà thủ ô.

Cuối cùng là cách ngâm đơn giản nhất chính là chỉ ngâm hà thủ ô cùng rượu trắng.

Lưu ý khi dùng rượu hà thủ ô

  • Chỉ nên sử dụng rượu với lượng nhỏ từ 30 – 40 ml tương đương 2 chén mỗi ngày.
  • Trong thời gian sử dụng rượu không nên ăn củ cải, hành, tỏi, đồ ăn cay nóng
  • Người huyết áp thấp không nên uống rượu hà thủ ô ngâm.
  • Phụ nữ mang thai và trẻ em tuyệt đối không sử dụng rượu.

ha-thu-o

3. Rượu ngâm táo mèo

Công dụng rượu táo mèo

Rượu táo mèo là loại rượu chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua. Táo mèo còn được gọi là quả sơn tra. Quả táo tươi có vị chua, hơi chát. Chúng mọc nhiều ở vùng núi Tây Bắc: Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, Hòa Bình, Lào Cai,…

Táo mèo chứa nhiều vitamin C. Những lợi ích của táo mèo là:

  • Điều trị rối loạn tiêu hoá: đầy hơi, giảm kích thích ruột, tiêu chảy, kiết lỵ
  • Điều hòa huyết áp: chống huyết áp cao
  • Tốt cho tim mạch: làm ổn định nhịp tim, cường tim, giãn mạch vành, ngăn ngừa đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
  • Bảo vệ tế bào gan.

Rượu táo mèo ngâm

Khi ngâm rượu nên lựa chọn táo mèo rừng, dạng quả hơi dẹt, màu vàng óng, quả không dập nát. Chọn táo xanh sẽ cho vị chua và chát nhẹ, táo chín sẽ chuyển sang vị ngọt nhẹ. Cũng có thể ngâm rượu từ quả sơn tra khô.

Dùng rượu nếp ngâm khoảng 40 độ cho rượu thơm ngon, bảo quản lâu ngày hơn.

Thêm đường phèn vào ngâm rượu để điều tiết vị chua ở táo

Lưu ý khi sử dụng bài thuốc ngâm rượu táo mèo

  • Bảo quản rượu ngâm táo mèo ở nơi thoáng mát, đậy kỹ nắp bình sau khi sử dụng để tránh cồn bị bay hơi.
  • Những người gầy ốm, chức năng tiêu hóa kém không nên sử dụng rượu táo mèo
  • Do táo mèo có tính axit nên những người đau dạ dày nên hạn chế sử dụng hoặc chỉ uống rượu, giấm táo mèo khi đã ăn no. 

tao-meo-ngam-ruou

Tham khảo thêm: 5 lợi ích tuyệt vời của trà thanh nhiệt thảo dược

4. Rượu cây mật gấu

Công dụng cây mật gấu

Cây mật gấu là loại thuốc Nam thân gỗ nhỏ, nhiều nhánh, chiều cao tối đa lên đến 10m, bán kính thân 20cm. Vỏ cây thuốc màu nâu xám. Toàn bộ cây mật gấu đều có thể sử dụng làm thuốc hoặc rau ăn hằng ngày. Trong đó 2 bộ phận được sử dụng nhiều nhất là thân, rễ. 

Cây mật gấu có tên gọi là cây lá đắng. Trong bài thuốc ngâm rượu, vị thuốc Đông y có tác dụng:

  • Giảm lượng cholesterol xấu trong máu
  • Cung cấp nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng ngăn cản các gốc tự do gây ra bệnh ung thư vú, ung thư dạ dày,…
  • Phòng chống các bệnh liên quan đến tim mạch
  • Giảm stress, căng thẳng tâm lý.
  • Chữa bệnh cao huyết áp
  • Kháng viêm.

Bài thuốc ngâm rượu với cây mật gấu

Sử dụng thân và rễ cây mật gấu khô để ngâm rượu. Cây mật gấu được chia làm 2 loại là mật gấu Nam và mật gấu Bắc. Trong đó mật gấu Bắc được đánh giá tốt hơn.

Rửa sạch thân và dễ cây trước khi ngâm. Với miếng thuốc to nên chẻ ngắn lại, vừa giúp tiết kiện diện tích ngâm vừa làm rượu ngấm đều hơn.

Chỉ ngâm cây mật gấu cùng rượu trắng mà không kết hợp cùng bất kỳ thảo dược nào khác. Tránh sử dụng bình ngâm bằng nhựa.

Lưu ý: Khi mua thân và rễ cây mật gấu khô nên chú ý lựa chọn cẩn thận do cây thuốc khô dễ bị làm giả bởi các cây gỗ thông thường. Hãy lựa chọn cơ sở cung cấp hàng chất lượng.

cay-mat-gau-ngam-ruou

5. Chuối hột ngâm rượu

Chuối hột rừng có tác dụng gì?

Chuối là trái cây quen thuộc của vùng nhiệt đới, cung cấp nhiều dưỡng chất cùng vitamin cho cơ thể. Chuối hột có vị giống như chuối thông thường. Nó được phân biệt bởi hình dáng ngắn, mập mạp, cạnh sắc hơn. Quả chuối cầm chắc, bên trong có nhiều hạt to, tròn và cứng. 

Chuối hột rừng loại nhỏ được dùng phổ biến trong ngâm rượu với các công năng:

  • Chữa các bệnh sỏi thận, liên quan đến đường tiết niệu
  • Điều trị bệnh đau dạ dày
  • Cải thiện tình trạng táo bón, khó tiêu lâu ngày.
  • Rượu chuối hột cũng tốt cho các bệnh về xương khớp, thoái hóa đốt sống, nhức mỏi vai gáy.

Cách ngâm rượu chuối hột rừng:

  • Sử dụng bình sứ hoặc thủy tinh khi ngâm rượu để rượu không bị biến tính.
  • Dùng chuối hột khô nguyên quả hoặc cắt lát đã rửa sạch bụi bẩn để ngâm rượu.
  • Ngâm rượu trắng và chuối theo tỉ lệ 1 phần chuối : 4 phần rượu.
  • Rượu ngâm chuối hột rừng được ủ từ 3 đến 4 tháng trước khi sử dụng.

Lưu ý: pha loãng rượu chuối hột trước khi uống. Với tỷ lệ pha như trên, nếu sử dụng trực tiếp rượu sẽ tương đối đặc. Vừa khó uống vừa tiềm ẩn nguy cơ đau dạ dày.

chuoi-hot-ngam-ruou

Tham khảo thêm: Khám phá danh mục các loại cây dược liệu quý tại Việt Nam

6. Rượu trái nhàu

Quả nhàu có tác dụng gì?

Nhàu là một trái cây khá xa lạ với nhiều người. Trong những năm gần đây, nó được được biết nhiều hơn với rất nhiều công dụng. Cây nhàu thuộc họ cà phê, thân gỗ nhỏ, mọc đứng. Chúng được trồng và phát triển tại các tính miền Trung và miềm Nam. Nhiều bộ phận của nhàu như rẽ, lá, quả đều được tận dụng làm thuốc chữa bệnh. Phổ biến hơn là quả nhàu.

Quả nhàu non có màu xanh nhạt, to bằng nắm tay. Quả sần sùi, khi chín chuyển dần sang màu vàng, ăn được nhưng mùi hơi hắc. Trong quả nhàu chứ nhiều chất ngăn ngừa ung thư, nhiều nhất là chất Iridois chống đột biến tế bào, ngăn hình thành các khối u. Chúng hiệu quả với phòng ung thư vú và ung thư gan.

Bên cạnh đó, nhàu cũng hữu ích trong chữa các bệnh về xương khớp, giảm đau mỏi cơ. Sử dụng quả nhàu làm hạ huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng tiêu hóa. Với làm đẹp, vị thuốc này sẽ đẩy lùi quá trình lão hóa, an thần, tăng năng lượng tích cực từ đó cải thiện vẻ đẹp làn da.

Trái nhàu ngâm rượu

Đây là cách sử dụng trái nhàu khá được ưa chuộng. Nó vừa giúp sử dụng lâu dài lại tiện lợi khi sử dụng. Cách ngâm rượu nhàu khá đơn giản. Tương tự như ngâm rượu chuối hột hay táo mèo. Bài thuốc ngâm rượu từ trái nhàu có thể uống trong bữa ăn hoặc xoa bóp trực tiếp lên vùng da đau nhức để cải thiện tình trạng bệnh.

nhau-ngam-ruou

7. Thuốc ngâm rượu nhân sâm

Công dụng của nhân sâm

Không cần giới thiệu nhiều vì ai cũng ít nhất 1 lần được nghe qua về thần dược bổ dưỡng này. Chúng nổi tiếng với chức năng tăng cường sinh lực, phòng chống bệnh tật, duy trì sức khỏe. Có tới gần 30 loại saponin khác nhau – hoạt chất chống oxy hóa, phòng ung thư. Tác dụng của nhân sâm có lẽ được nhiều người nắm rõ. Nhưng cũng cần chú ý rằng, sử dụng nhiều nhân sâm không đồng nghĩa với việc chăm sóc sức khỏe tốt. Nếu sử dụng không đúng cách, dược liệu này sẽ gây ngộ độc, nguy hiểm đến sức khỏe của người dùng.

Cách chọn sâm ngâm rượu

Sâm được dùng để ngâm rượu nên là loại củ to, thời gian trồng càng dài càng tốt. Khi mua nhân sâm tươi, màu sắc sâm còn sáng, củ sâm chắc, không bị héo, gãy nhánh nhiều. Sử dụng sâm tươi càng sớm càng tốt để không làm mất đi dưỡng chất.

Những người nên cẩn trọng khi sử dụng nhân sâm:

  • Người bị đau bụng, tiêu chảy tuyệt đối không dùng nhân sâm kẻo nguy hiểm đến tính mạng.
  • Những người cao huyết áp cũng không nên sử dụng vì khả năng kiểm soát huyết áp ở nhân sâm là làm tăng huyết áp sau đó mới hạ. Điều ngày sẽ gây bất ổn cho người bệnh
  • Người mất ngủ, hay nôn mửa hay phụ nữ trước ngày sinh cũng không nên dùng.

nhan-sam-ngam-ruou

Tham khảo thêm: 6 loại lá tắm chữa viêm da cơ địa cực kỳ hiệu quả

8. Ngâm rượu thuốc đinh lăng

Tác dụng củ đinh lăng

Chắc hẳn đây không phải là loại cây xa lạ gì với người dân Việt Nam. Đinh lăng được xem như nhân sâm cho người nghèo. Cây thuốc dễ trồng trong vườn nhà, nếu biết chăm sóc tốt thì rất chóng thu củ đinh lăng. Toàn cây đinh lăng đều sử dụng được. Lá dùng tươi như một loại rau sống. Thân, lá khô để làm trà. Củ đinh lăng ngâm rượu, sắc thuốc,… Đinh lăng được sử dụng nhiều như vậy là do nó hỗ trợ an thần, cải thiện giấc ngủ, giải độc và trị đau xương khớp

Sử dụng đinh lăng chữa mỏi cơ, nhức khớp, làm lành vết thương rất đơn giản. Bạn chỉ cần dùng lá đinh lăng rửa sạch, giã nát để đắp lên vùng bệnh. Ngoài ra để cải thiện từ bên trong, bạn nên kết hợp cùng củ đinh lăng ngâm rượu. Ngày uống 1,2 chén nhỏ sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện.

Nên ngâm củ đinh lăng tươi hay khô

Củ đinh lăng khô khi ngâm rượu sẽ đem lại hương vị ngon và mùi thơm trong khi củ tươi lại mang lại cảm giác hăng nhất định. Ngược lại thì củ tươi sẽ giữ được trọn vẹn các chất vốn có, tính thẩm mĩ cao hơn. Với củ tươi to, người ta còn có thể chạm khắc thành những hoa văn mong muốn.

Củ đinh lăng tươi sẽ làm giảm độ rượu, khó bảo quản do chứa nhiều nước. Củ đinh lăng khô dễ bảo quản và không làm giảm độ rượu. 

Nhìn chung việc nên sử dụng củ đinh lăng tươi hay khô để ngâm rượu ngon phù thuộc vào quan điểm và kỹ thuật ngâm rượu của từng người. Nếu xử lý đúng cách thì củ nào cũng tốt.

ruou-dinh-lang

9. Rượu tỏi

Những lợi ích mà tỏi mang lại

Tỏi là gia vị quen thuộc trong nhiều gia đình Việt Nam. Gia vị này mang nhiều vitamin, enzyme và khoáng chất. Tỏi giúp:

  • Chống đông máu, cải thiện tuần hoàn máu.
  • Kháng viêm, tiêu diệt vi rút, vi khuẩn và ký sinh trùng.
  • Giải độc kim loại nặng: chì, thủy ngân
  • Ngăn ngừa gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng.
  • Tỏi ngâm rượu còn cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp.

Uống rượu ngâm tỏi

Tỏi được bóc sạch vỏ, để nguyên tép rồi ngâm cùng với rượu. Tinh dầu từ tỏi tiết ra là rượu có hương nồng đặc trưng. Đây có thể là yếu tố gây khó chịu cho nhiều người vì khó tẩy sạch mùi sau khi uống, làm giao tiếp kém tự tin và tạo ấn tượng xấu với đối phương. Vì thế, sau khi sử dụng rượu tỏi hãy chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng kem đánh răng, kẹp cao su, tinh dầu bạc hà, trà xanh hay với một lát chanh nhé!

ngam-ruou-toi

Tham khảo thêm: Những điều cần biết về bệnh viêm đại tràng

Cách làm bài thuốc ngâm rượu ngon

Bài thuốc ngâm rượu thông thường được làm hết sức đơn giản bằng cách kết hợp nguyên liệu cùng rượu. Đây là những điều cơ bản nhất nên biết khi làm bài thuốc ngâm rượu tại nhà:

  • Nguyên liệu ngâm: dù là nguyên liệu khô hay tươi đều cần vệ sinh thật sạch sẽ, chất lượng tốt và sơ chế kỹ. Ngâm rượu khi nguyên liệu đã khô ráo nước để không làm hỏng cả bình ngâm
  • Bình ngâm rượu sẽ là chất liệu sành, xứ hoặc thủy tinh. Chúng sẽ bảo quản rượu lâu hơn mà không làm rượu bị biến tính
  • Chỉ sử dụng 1 -2 chén rượu thuốc ngâm mỗi ngày, không được lạm dụng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
  • Rượu thuốc càng ngâm lâu càng ngon, càng chứa nhiều dưỡng chất. Với lần ngâm rượu đầu sẽ chứa rất nhiều chất, nên pha loãng ra để sử dụng. Tận dụng ngâm rượu lại với các nguyên liệu mới ngâm qua một lần. Chúng sẽ rút ngắn thời gian ngâm, tận dụng hết dưỡng chất cũng như tiết kiệm chi phí.

Tham khảo thêm: Cách bảo quản thuốc Đông y không bị ẩm mốc

Nơi bán thuốc bắc ngâm rượu chất lượng

Sử dụng rượu thuốc luôn tồn tại 2 mặt lợi và hại. Muốn rượu ngon phải tìm được nơi bán uy tín, chất lượng. Vậy mua thuốc ngâm rượu ở đâu

Khi tìm nơi bán thuốc ngâm rượu ở Hà Nội, bạn hãy tìm đến các cơ sở kinh doanh của Nông sản Dũng Hà. Đây là nơi có nhiều năm kinh nghiệm trong cung cấp thực phẩm sạch bao gồm: rau củ sạch, thực phẩm tươi sống, và có cả các vị thuốc ngâm rượu. Chất lượng cùng giá cả sản phẩm ở đây đã chiếm được lòng tin của nhiều khách hàng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng sản phẩm, bạn hoàn toàn có thể liên hệ ngay cho Dũng Hà để nhận được phản hồi thỏa đáng.

Mua thuốc Bắc ngâm rượu ở Hồ Chí Minh cũng là điều dễ dàng bởi Nông sản Dũng Hà cũng đã có mặt tại Hồ Chí Minh. Hãy liên hệ tới đây ngay để được hỗ trợ nha!

Thông tin liên hệ

  • Hotline: 1900 986865
  • Website: https://nongsandungha.com/

Hoặc bạn có thể qua trực tiếp tại các cơ sở Nông Sản Dũng Hà:

  • Chi nhánh 1: 11 Kim Đồng – Phường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
  • Chi nhánh 2: A10 – Ngõ 100 Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
  • Chi nhánh 3: Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh

Nguồn: các bài thuốc ngâm rượu trên tham khảo từ nhiều cơ sơ y tế uy tín khác nhau như: Bệnh viện Vinmec, Sở y tế Nam Định, Đông y Việt Nam,…